Top 10 Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - BURINE
Có thể bạn quan tâm
Bước vào độ tuổi ăn dặm, cơ thể của bé đã bắt đầu có thể dung nạp các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Hệ tiêu hóa và khả năng ăn, uống của bé cũng tốt hơn. Do đó, mẹ có thể chế biến món ăn từ các loại hạt cho bé ăn dặm để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng.
Các loại hạt cho bé ăn dặm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ
Lúa mì, đậu gà, yến mạch, hạnh nhân, óc chó,… là các loại hạt ăn dặm cho bé chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể sử dụng. Tuy nhiên, làm sao để chế biến các loại hạt cho bé ăn dặm đúng cách, giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao là điều mà rất nhiều mẹ thắc mắc. Hãy cùng Burine tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục ẩn Top 10 các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm tốt nhất, giàu dinh dưỡng, giúp bé thông minh Cách sử dụng các loại hạt cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi Những lưu ý khi sử dụng các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm đúng cách Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặmTop 10 các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm tốt nhất, giàu dinh dưỡng, giúp bé thông minh
Bổ sung các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm không chỉ làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của bé, giúp bé cảm thấy thích thú và không bị ngán mà còn giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Dưới đây là gợi ý 10 loại hạt hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp bé thông minh, được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn.
Hạt chia mang nhiều chất xơ
Hạt chia có kích thước nhỏ, màu đen, là hạt của cây Salvia Hispaniola, cùng họ với cây bạc hà, húng quế. Đây là loại hạt dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Cứ mỗi 28g hạt chia sẽ chứa 11g chất xơ, 4g chất đạm, 9g chất béo (trong đó có đến 5g là omega-3), 18% RDA canxi, 30% RDI mangan, 30% RDI magiê, 27% RDI photpho. Ngoài ra còn có kẽm, vitamin B3, kali, vitamin B1, vitamin B2,…
Hạt chia là loại hạt dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe
Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe của bé
– Hàm lượng chất xơ dồi dào của hạt chia sẽ giúp làm sạch đường ruột, loại bỏ chất bẩn trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón. Đặc biệt là các bé không chịu ăn rau thì sử dụng hạt chia là một sự lựa chọn tốt để bổ sung sự thiếu hụt chất xơ do chế độ ăn không đủ rau xanh.
– Các chất béo chưa bão hòa, omega-3 góp phần hỗ trợ quá trình phát triển tế bào thần kinh, giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra còn giúp tăng cường thị lực cho bé.
– Lượng lớn chất đạm và các axit amin thiết yếu trong hạt chia giúp bổ sung năng lượng cho bé.
– Bổ sung thêm canxi giúp bé phát triển chiều cao, cũng như giúp xương, răng chắc khỏe.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là chỉ nên chế biến hạt chia cho bé ăn dặm khi bé được 9 – 10 tháng tuổi trở lên với khoảng 5 – 10g mỗi ngày. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và cứng cáp hơn, có thể tiêu hóa và hấp thụ được những dưỡng chất có trong hạt chia.
Một số gợi ý về cách chế biến hạt chia thành món ăn dặm cho bé
– Hạt chia và nước ấm: Đây là cách chế biến hạt chia đơn giản nhất, mẹ chỉ cần ngâm hạt chia trong nước ấm khoảng 3 – 5 phút cho hạt chia nở ra là có thể cho bé uống.
– Hạt chia và nước trái cây: Mẹ cho 10g hạt chia vào nước trái cây, thỉnh thoảng dùng thìa khuấy đều để hạt chia không bị vón cục và chờ khoảng 10 phút cho chia nở hết là có thể cho bé uống.
– Bánh hạt chia: Mẹ xay mịn hạt chia rồi trộn chung với bột mì, trứng, sữa,… để làm bánh hoặc rắc trực tiếp hạt chia lên chiếc bánh.
– Cháo yến mạch hạt chia: Mẹ ngâm hạt chia với nước ấm cho hạt nở ra rồi cho qua rây để lọc lấy phần hạt. Yến mạch thì mẹ ngâm hoặc đun nóng với sữa cho mềm. Sau đó trộn hạt chia với yến mạch và cho bé dùng.
– Sinh tố bơ chuối hạt chia: Mẹ xay nhuyễn 1 nửa quả bơ, 1 quả chuối và 1 thìa cà phê hạt chia. Sau đó cho ra ly và cho bé thưởng thức.
Sinh tố bơ chuối hạt chia thơm ngon dành cho bé
Hạt lúa mì có hàm lượng carbohydrate cao
Lúa mì là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm vô cùng quen thuộc, còn được gọi là lúa miến hay tiểu mạch. Loại ngũ cốc này chứa thành phần dinh dưỡng phong phú. Phân tích thành phần của một hạt lúa mì, nước chiếm 12%, carbohydrate chiếm 70%, protein chiếm 12%, chất béo chiếm 2%, khoáng chất chiếm 1,8%, còn lại là chất xơ thô chiếm 2,2%. Ngoài ra, trong hạt lúa mì còn chứa thiamin, riboflavin, selen, mangan, photpho, axit phytic,…
Lúa mì là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm được sử dụng rất phổ biến
Trong quá trình xay xát, tinh chế lúa mì có thể làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của lúa mì, đa phần các chất dinh dưỡng đó được giữ lại trong cám và mầm.
Những lợi ích mà hạt lúa mì mang lại cho sức khỏe
– Trong thành phần của lúa mì có đến 70% là carbohydrate. Do đó, có thể nói lúa mì là kho dự trữ nguồn carbohydrate tự nhiên vô cùng dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất của bé.
– Hạt lúa mì rất dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều dưỡng chất, rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Vì vậy, mẹ nên chế biến các món ăn dặm từ lúa mì cho bé, giúp ngăn ngừa các bệnh như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn,…
– Chất xơ có trong hạt lúa mì giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện quá trình trao đổi chất.
Gợi ý một số món ăn dặm cho bé được chế biến từ lúa mì
– Cháo lúa mì: Món ăn dặm này phù hợp cho các bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Để chế biến, mẹ cần vo sạch 2 muỗng canh hạt lúa mì, sau đó cho vào nồi và thêm 700ml để nấu thành cháo. Cháo chín thì mẹ cho thêm một ít hạnh nhân rang vào cháo để tăng thêm hương vị và hàm lượng dinh dưỡng, rồi cho vào máy và xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp vào nỗi và nấu trong khoảng 10 phút là có thể cho bé dùng.
– Bột ăn dặm lúa mì sữa đậu phụ bí đỏ: Mẹ tán 15g đậu phụ rồi trộn với bột lúa mì, sau đó cho vào nồi và thêm 120 ml nước, nấu thành cháo. Khi cháo chín thì mẹ cho thêm 3 thìa cà phê bí đỏ xay nhuyễn vào, nấu thêm một lúc cho hỗn hợp chín đều thì tắt bếp.
Trong trường hợp mẹ không có quá nhiều thời gian để chế biến, cháo ăn dặm Burine sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất lúc này. Cháo sữa Burine là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng bởi sự thơm ngon và an toàn đối với sức khỏe của bé, mang đến một bữa ăn tiện lợi, đặc biệt là giúp các mẹ bận rộn có thể yên tâm cho bé ăn ngon mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Cháo ăn dặm Burine có thành phần là sữa nguyên chất và tinh bột lúa mì semolina nấu chín
Trong thành phần của cháo ăn dặm Burine có tới 90% là sữa nguyên chất, rất dễ tiêu hóa. Cháo sữa Burine mềm mịn dễ ăn, đặc biệt thích hợp cho các bé tập làm quen ăn dặm. Mẹ có thể sử dụng cháo sữa Burine để làm bữa chính, bữa ăn phụ hay bữa ăn tráng miệng cho bé từ 6 tháng tuổi.
>> Xem thêm thông tin về “Cháo sữa Burine có tốt không? Nên cho bé ăn vào lúc nào?”.
Yến mạch – một trong các loại hạt cho bé ăn dặm tốt nhất
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc vô cùng tốt cho sức khỏe của bé, được nhiều mẹ lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho các bé từ 6 tháng tuổi. Cụ thể, trong 78g yến mạch khô có chứa 51g carbohydrate, 13g protein, 5g chất béo, 8g chất xơ, 191% RDI mangan, 41% RDI photpho, 34% RDI magie, 24% RDI đồng, 20% RDI sắt, 20% RDI kẽm, 11% RDI folate, 39% RDI vitamin B1, 10% RDI vitamin B5,…
Yến mạch – “nữ hoàng” của các loại hạt cho bé ăn dặm
Những tác dụng tuyệt vời của yến mạch đối với sức khỏe
– Yến mạch một trong các loại hạt cho bé ăn dặm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của bé.
– Yến mạch không chứa gluten nên sẽ không gây ra các dị ứng cho bé.
– Yến mạch rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé, ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
– Trong thành phần của yến mạch có chứa một loại đường có tên là beta-glucans. Đây là chất giúp tăng cường khả năng sản sinh các tế bào của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ bé trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
– Các hợp chất avenanthramides trong thành phần của yến mạch có tác dụng giảm viêm, bao gồm cả nhiễm trùng và vết thương.
– Đối với một số trẻ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bẩm sinh, mẹ có thể chế biến yến mạch thành cách món ăn cho bé. Loại ngũ cốc này có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm tác động của bệnh tiểu đường.
– Ngoài ra, người ta cũng nghiên cứu được rằng việc bổ sung thêm yến mạch vào các bữa ăn dặm của bé có thể làm giảm nguy cơ bị hen suyễn.
Các món ăn dặm cho bé được chế biến từ yến mạch
Một số món ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng từ yến mạch mà mẹ có thể chế biến cho bé ăn là:
– Cháo yến mạch trộn sữa: Mẹ ngâm 30g yến mạch với 3 thìa canh nước trong khoảng 5 phút để yến mạch nở ra. Sau đó cho vào nồi và nấu chín với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Trong quá trình nấu, mẹ có thể thêm nước để cháo không bị khê. Khi cháo chín thì mẹ cho thêm 1 thìa canh sữa mẹ hoặc sữa công thức vào, nấu thêm 1 phút thì tắt bếp. Cuối cùng là múc cháo ra bát và đợi nguội là có thể cho bé dùng.
– Cháo yến mạch bí đỏ: Đầu tiên, mẹ lấy khoảng 30g bí đỏ, gọt vỏ, rửa sạch và thái thành miếng nhỏ. Mẹ đem bí đỏ đi hấp chín rồi cho vào máy để xay nhuyễn. Tiếp đến, mẹ ngâm yến mạch với nước khoảng 5 phút để yến mạch nở ra. Khi yến mạch đã nở thì cho vào nồi, thêm nước và nấu chín trong khoảng 10 phút. Sau đó, mẹ cho phần bí đỏ đã xay nhuyễn vào đều. Đợi cháo sôi lại thì tắt bếp. Cho cháo ra bát và để nguội là mẹ có thể cho bé thưởng thức.
Cháo yến mạch bí đỏ giàu dưỡng chất
– Bánh yến mạch: Ngoài cách chế biến yến mạch thành các món cháo ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp với các loại nguyên liệu khác để làm thành các món bánh thơm ngon cho bé, ví dụ như bánh yến mạch bí đỏ, bánh yến mạch hạt óc chó, bánh chuối yến mạch,…
– Sữa hạnh nhân yến mạch: Hạnh nhân thì mẹ luộc chín, yến mạch ngâm với nước khoảng 30 phút. Sau đó, mẹ trộn hai hỗn hợp này lại và cho vào máy để xay nhuyễn. Tiếp theo, mẹ chắt lấy nước của hỗn hợp rồi cho vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút. Để nguội là mẹ đã có món sữa hạnh nhân yến mạch thơm ngon cho bé thưởng thức.
Món cháo yến mạch thơm ngon, giúp bé tăng cân nhanh chóng
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn bột yến mạch khoảng 3 – 4 lần trong một tuần, liều lượng có thể tùy chỉnh theo thể trạng của bé nhưng không quá 100g cho mỗi lần sử dụng.
Gạo lứt – loại hạt ăn dặm không thể bỏ qua
Gạo lứt là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm chứa nhiều chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong thực đơn của bé từ 6 tháng tuổi. Trong 100g gạo lứt nấu chín có chứa: 77,24g tinh bột, 0,85g đường, 3,5g chất xơ, 2,92g chất béo, 7,94g protein, 10,37g nước, 23mg canxi, 1,47mg sắt, 3,743mg mangan, 143mg magiê, 333mg photpho, 7mg natri, 223mg kali, 2,02mg kẽm, 0,401mg vitamin B1, 0,093mg vitamin B2, 5,091mg vitamin B3, 1,493mg vitamin B5, 0,509mg vitamin B6, 20mcg vitamin B9.
Gạo lứt là một trong những loại hạt không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé
Gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe của bé?
– Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, dễ dàng hấp thu dưỡng chất, cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón.
– Giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tiêu diệt virus, vi khuẩn tấn công nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong gạo lứt.
– Bổ sung thêm nguồn năng lượng cho bé hoạt động, vui chơi cả ngày.
– Vitamin nhóm B hỗ trợ cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé.
Một số món ăn dặm cho bé được chế biến từ gạo lứt
– Cháo gạo lứt bí đỏ: Mẹ vo sạch gạo lứt và ngâm khoảng 30 phút. Bí đỏ thì mẹ gọt vỏ, rửa sạch rồi cách thành miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi hấp chín. Khi bí chín thì mẹ cho bí vào máy xay, đổ gạo và nước vào xay cùng. Tiếp đến, mẹ cho hỗn hợp vào nồi và nấu chín. Cháo sôi thì mẹ giảm lửa, nấu thêm khoảng vài phút thì tắt bếp. Cho cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
– Sữa gạo lứt: Mẹ vo sạch gạo lứt, để ráo nước, sau đó đổ gạo vào chảo và rang với lửa nhỏ. Đến khi gạo dậy mùi thơm, có màu bóng đẹp thì mẹ tắt bếp. Sau đó cho gạo vào máy để xay thành bột. Tiếp theo, mẹ đun một nồi nước sôi, rồi cho bột gạo lứt vào nấu cùng khoảng 10 phút. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào hỗn hợp. Khi nấu, mẹ nhớ khuấy đều để sữa không bị lắng cặn. Cuối cùng, mẹ rót sữa gạo lứt ra ly, để nguội là có thể cho bé uống.
Sữa gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim, hen suyễn, tiểu đường, tắc nghẽn mạch máu,… ở trẻ em
Mặc dù gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn các món ăn được chế biến từ gạo lứt quá thường xuyên vì có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng xen kẽ với gạo trắng.
Hạt diêm mạch dồi dào các dưỡng chất cần thiết
Hạt diêm mạch (hay còn có tên là hạt quinoa) thường được dùng cho bé ăn dặm từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên. Trong thành phần của hạt diêm mạch có chứa sắt, protein, axit béo, canxi, magiê, kẽm, omega-3, omega-6, vitamin B, vitamin D,…
Hạt diêm mạch là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm
Công dụng của hạt diêm mạch đối với sức khỏe của bé
– Hạt diêm mạch cũng là loại hạt giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
– Các nhóm vitamin B có trong hạt diêm mạch có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
– Canxi và vitamin D giúp xương của bé chắc khỏe.
– Magiê, sắt là những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, giúp bé tập trung hơn.
Các món ăn dặm cho bé được chế biến từ hạt diêm mạch
– Cháo hạt diêm mạch thịt bò khoai tây: Mẹ ngâm hạt diêm mạch với nước, sau đó rửa sạch và để ráo. Sau đó, mẹ rửa sạch thịt bò rồi xay nhuyễn. Khoai tây thì mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo, mẹ cho hạt diêm mạch vào nồi, thêm nước và nấu trong khoảng 20 phút. Khi cháo chín nhừ, mẹ cho thêm khoai tây và thịt bò vào, nấu khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng là múc cháo ra bát và cho bé ăn khi cháo còn ấm.
– Sữa diêm mạch hạt sen: Mẹ ngâm hạt diêm mạch trong khoảng 2 giờ. Hạt sen tươi thì mẹ tách đôi, bỏ tim sen. Sau đó, mẹ cho hạt diêm mạch đã ngâm vào nồi nấu tầm 20 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu cùng. Mẹ để lửa liu riu cho đến khi hạt nở chín mềm thì tắt bếp. Mẹ cho hỗn hợp vào máy và xay nhuyễn, lọc lấy sữa.
Hạt đậu gà chứa nhiều dưỡng chất tương tự rau và đạm
Loại hạt hữu cơ tiếp theo trong danh sách các loại hạt cho bé ăn dặm đó là hạt đậu gà. Hạt đậu gà hữu cơ chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết đối với cơ thể của bé. Cụ thể, trong 100g hạt đậu gà chứa các thành phần dinh dưỡng sau: 55,96g nước, 210kcal năng lượng, 25,48g carbohydrate, 8,23g chất đạm, 8,91g chất béo, 7,1g chất xơ, 1,1g vitamin C, 1,09g vitamin E, 0,056 mg vitamin B2, 0,123mg vitamin B6, 46mg canxi, 2,7mg sắt, 270mg kali,…
Hạt đậu gà là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm
Hạt đậu gà có tốt cho bé không?
Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong họ nhà đậu, hạt đậu gà là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm cực kỳ tốt cho sức khỏe của bé.
– Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của bé như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… nhờ hàm lượng chất xơ có trong hạt đậu gà.
– Hạt đậu gà rất giàu axit folic, hỗ trợ thúc đẩy phát sự phát triển của các tế bào hồng cầu, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
– Các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, canxi,… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao.
– Các chất chống oxy hóa trong đậu gà có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, tránh gây hại cho các tế bào của cơ thể.
Gợi ý một số món ăn dặm cho bé được chế biến từ hạt đậu gà
– Súp đậu gà bò nấm: Mẹ cần ngâm hạt đậu gà ngâm qua đêm, sau đó bóc vỏ rồi cho vào máy để xay, vắt đậu lấy phần nước. Nấm thì mẹ rửa sạch, thái nhỏ. Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Tiếp đến, mẹ cho thịt bò và nấm vào chảo và xào chín. Sau đó, cho nước đậu gà vào rồi khuấy đều. Đợi súp chín thì mẹ tắt bếp, cho ra bát, để nguội là có thể cho bé dùng.
– Đậu hũ non từ đậu gà: Đậu gà mẹ ngâm qua đêm, sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, mẹ cho đậu vào máy để xay nguyễn, lọc bã. Mẹ cho hỗn hợp nước đậu gà vừa lọc được vào nồi, đun với lửa nhỏ. Đến khi hỗn hợp sệt lại thì mẹ tắt bếp, đổ ra khuôn. Đợi nguội thì mẹ cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ để đậu hũ đông lại.
Đậu hũ non làm hạt từ đậu gà
– Cháo bí đỏ đậu gà: Tương tự như hai món trên, mẹ cũng cần ngâm đậu gà qua đêm. Mẹ nấu một nồi nước sôi, cho đậu gà đã ngâm vào nấu khoảng 20 phút. Sau đó cho ra rây để rây nhuyễn. Bí đỏ thì mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi đem đi hấp chín. Bí chín mềm thì mẹ cho ra rây để rây mịn. Tiếp theo, mẹ nấu một nồi cháo trắng. Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho đậu gà và bí đỏ rây mịn vào, trộn đều. Nấu thêm một lúc thì tắt bếp. Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo bí đỏ đậu gà thơm ngon cho bé rồi!
Hạt đậu lăng giàu protein và chất xơ
Đậu lăng là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm thuộc họ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g đậu lăng nấu chín có chứa: 69,64g nước, 116kcal năng lượng, 9,02g đạm, 0,38g chất béo, 7.9g chất xơ, 1,80g glucose, 19mg canxi, 3,33mg sắt, 36mg magiê, 180mg phopho, 369mg kali, 2mg natri, 1,27mg kẽm, 1,5mg vitamin C, 0,169mg thiamin, 0,178mg vitamin B6.
Đậu lăng là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng tuổi
Tác dụng của đậu lăng đối với sức khỏe của bé
– Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa hay hội chứng ruột kích thích ở bé.
– Hàm lượng protein cao giúp bé phát triển thể chất.
– Không gây ra các bệnh về tim mạch hay béo phì nhờ hàm lượng chất béo ít.
– Cung cấp thêm năng lượng cho bé hoạt động cả ngày.
Cách chế biến đậu lăng thành món ăn dặm cho bé
– Cháo đậu lăng đỏ thịt gà: Đầu tiên, mẹ cần ngâm đậu lăng đỏ qua đêm (khoảng 6 – 8 tiếng) rồi rửa sạch và để ráo nước. Thịt ức gà thì mẹ rửa sạch, cắt thành hạt lựu. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.Tiếp theo, mẹ cho cà rốt, thịt gà, đậu lăng đỏ vào nồi, thêm nước và hầm trong khoảng 30 phút cho cháo chín mềm thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào trong máy để xay nhuyễn. Sau đó, mẹ cho cháo đã xay mịn vào nồi và hâm lại khoảng 2 phút cho cháo nóng thì tắt bếp. Mẹ múc cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé ăn.
Cháo đậu lăng đỏ thịt gà cho bé ăn dặm
– Cháo đậu lăng bông cải xanh cà rốt: Đầu tiên, mẹ rửa sạch đậu lăng, cà rốt, bông cải xanh và để ráo. Sau đó, mẹ bào cà rốt thành sợi nhỏ, bông cải xanh thì cắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo, mẹ cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu thành cháo trong vòng 20 phút. Cháo chín thì mẹ tắt bếp, cho vào máy để xay nhuyễn. Cuối cùng, mẹ múc cháo ra bát, để nguội là có thể cho bé thưởng thức.
– Sữa đậu lăng hạt sen: Mẹ ngâm đậu lăng và hạt sen tươi trong nước khoảng 1 giờ. Sau đó, cho cả hai vào nồi, thêm nước và nấu chín mềm. Đợi đậu và hạt sen nguội thì mẹ cho vào máy xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua rây, bỏ bã. Như vậy là mẹ đã làm xong món sữa đậu lăng hạt sen cho bé. Vô cùng đơn giản đúng không nào?
Đậu Hà Lan giàu dinh dưỡng, giúp giảm chứng khó tiêu
Đậu Hà Lan thuộc loại cây thân thảo, dây leo, rất giàu chất xơ, chất đạm, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Trung bình cứ 100g đậu Hà Lan sẽ có 81kcal năng lượng, 14.3g carbohydrate (5.5g chất xơ và 4.7g đường), 5,2g chất đạm, 0,3g chất béo, 24mg canxi, 22mg magiê, 77mg photpho, 110mg kali, 42% DRI vitamin A, 17% DRI vitamin C, 30% DRI vitamin K, 19% DRI thiamin, 15% DRI folate,…
Lợi ích của đậu Hà Lan
– Chất xơ có trong đậu Hà Lan giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn không lành mạnh phát triển quá mức, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…
– Hàm lượng protein dồi dào giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, tăng sức đề kháng cho bé.
– Đậu Hà Lan có chứa canxi, sắt, giúp cho xương của bé chắc khỏe hơn.
– Chứa các hợp chất chống oxy hóa ,chống viêm, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Đậu Hà Lan là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé được chế biến từ đậu Hà Lan
– Cháo thịt nạc đậu Hà Lan: Mẹ ngâm gạo với nước trong khoảng 30 phút, sau đó cho vào máy để xay nhuyễn. Thịt heo thì mẹ rửa sạch, băm nhỏ. Đậu Hà Lan ngâm với nước rồi rửa sạch. Tiếp theo, mẹ cho đậu Hà Lan vào nồi, thêm nước xâm xấp mặt đậu. Đun cho đến khi đậu chín mềm thì mẹ tắt bếp, cho ra rây, dùng thìa nghiền mịn. Mẹ cho bột gạo, thịt heo, nước luộc đậu vào nồi, nấu thành cháo. Đợi cháo chín thì mẹ cho đậu Hà Lan nghiền mịn vào, khuấy đều. Sau đó, mẹ tắt bếp, cho thêm một thìa dầu ăn cho bé vào và trộn đều. Cuối cùng là múc ra bát và cho bé ăn khi cháo còn ấm.
– Súp đậu Hà Lan và ngô non: Đầu tiên, mẹ cần sơ chế các nguyên liệu, gồm có: đậu Hà Lan rửa sạch, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành hạt lựu, ngô non rửa sạch, tách lấy hạt. Sau đó, mẹ đun sôi nước, sau đó cho hạt ngô non, cà rốt, đậu Hà Lan vào hầm với lửa nhỏ khoảng 20 phút. Súp chín mềm thì mẹ tắt bếp, cho súp vào máy và xay nhuyễn. Tiếp đến, mẹ múc súp ra bát, thêm một thìa dầu ăn cho bé ăn dặm và cho bé dùng khi còn ấm.
Hạt hạnh nhân chứa vitamin B2 tốt cho trí não của bé
Hạnh nhân là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạnh nhân gồm: 527kcal năng lượng, 21,67g carbohydrate, 21,22g protein, 49,42g chất béo, 12,2g chất xơ, 50µg folates, 1,014mg riboflavin (vitamin B2), 0,211mg thiamin, 26mg vitamin E, 705mg natri, 264mg canxi, 268mg magiê, 484mg photpho,…
Hạt hạnh nhân là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm
Tác dụng của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe
– Riboflavin và L-carnitine có trong hạnh nhân giúp kích thích sự hoạt động của não bộ, cải thiện trí nhớ, tăng trí thông minh ở trẻ.
– Chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa bằng cách điều chỉnh nhu động ruột.
– Trong hạnh nhân có chứa photpho, giúp xương và răng của bé chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương trong tương lai.
– Nhờ có tính kiềm, cộng thêm các chất chống oxy hóa có trong thành phần, ăn hạnh nhân sẽ giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, tăng sức đề kháng.
Các món ăn dặm cho bé có thể chế biến từ hạnh nhân
– Sữa hạnh nhân: Mẹ ngâm hạnh nhân qua đêm (khoảng 6 – 8 giờ) rồi bóc lớp vỏ. Mẹ cho hạnh nhân và sữa vào máy để xay mịn. Sau đó, mẹ đổ hỗn hợp vào túi vải hoặc rây để lọc lấy nước. Tiếp theo, mẹ cho hỗn hợp vào nồi, đun với lửa vừa. Khi sữa vừa sôi thì mẹ tắt bếp, đợi nguội là có thể cho bé uống.
– Táo hạnh nhân: Mẹ rửa sạch táo, cắt thành lát mỏng rồi cho vào nồi, thêm nước và nấu mềm. Sau đó, mẹ cho hạnh nhân đã nghiền mịn vào đun sôi. Tắt bếp, để nguội là có thể cho bé dùng.
Hạt óc chó giúp bé thông minh
Hạt óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ có lợi trong giai đoạn ăn dặm của bé. Cụ thể, trong thành phần của hạt óc chó có chứa protein, carbohydrate, chất xơ, chất béo, omega-3, omega-6, vitamin C, vitamin B6, natri, kali, magiê, 2,9g sắt,…
Hạt óc chó là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm
Tác dụng của hạt óc chó
– Các axit béo không bão hòa có trong hạt óc chó có tác dụng cải thiện các tế bào đường ruột, nâng cao sức mạnh của hệ thống miễn dịch.
– Các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, tăng cường sức khỏe tim mạch.
– Omega-3 giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tư duy, giúp bé thông minh hơn.
– Chứa các vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe, vận động linh hoạt.
*** Có thể bạn đang quan tâm: Bổ sung trà trái cây cho bé trong thực đơn
Cách chế biến hạt óc chó cho bé ăn dặm thật ngon
– Cháo hạt óc chó gạo lứt cá hồi: Mẹ ngâm gạo lứt qua đêm để gạo nở mềm. Cá hồi thì mẹ hấp chín, sau đó xé nhỏ. Mẹ bắc một nồi nước lên bếp, cho hạt óc chó và gạo lứt vào, nấu thành cháo chín nhừ. Sau đó, mẹ cho cháo vào cối xay để xay nhuyễn. Cuối cùng là cho cháo ra bát, thêm cá hồi vào, trộn đều là có thể cho bé dùng.
– Cháo hạt óc chó bông cải xanh: Mẹ cho gạo và hạt óc chó vào nồi, thêm nước và nấu thành cháo chín nhừ. Bông cải xanh thì mẹ rửa sạch, cắt miếng nhỏ và đem đi hấp. Sau khi cháo đã chín, mẹ cho cháo, bông cải xanh vào máy xay nhuyễn. Cho cháo ra bát, thêm một thìa dầu ăn cho bé.
Cách sử dụng các loại hạt cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Tùy vào từng độ tuổi của bé mà mẹ lựa chọn cách chế biến cũng như các loại hạt cho bé ăn dặm phù hợp. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn các loại hạt khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Nếu cho bé ăn quá sớm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi
“Trẻ 6 tháng ăn được những loại hạt gì?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ hiện nay. Các loại hạt cho bé 6 tháng ăn dặm mà mẹ có thể chế biến có thể kể đến như đậu lăng đỏ, hạt chia, yến mạch,… Về cách chế biến, để bé dễ làm quen và thích nghi tốt hơn, mẹ nên cho bé ăn các loại hạt nghiền bột cho bé ăn dặm. Đối với các loại hạt cho bé ăn dặm có hàm lượng dinh dưỡng cao, mẹ chỉ nên kết hợp cùng gạo hoặc yến mạch với tỉ lệ thấp để tránh gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Đối với trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn các loại hạt được nghiền mịn hay xay nhuyễn
Giai đoạn 8 – 12 tháng
Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã khỏe hơn, có khả năng hấp thu chất béo có trong các loại hạt cho bé ăn dặm. Do đó, mẹ có thể cho bé sử dụng các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca,… Khi chế biến, mẹ cần nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn hạt để bé dễ ăn, không bị nghẹn, hóc.
Giai đoạn 1 – 2 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã quen việc ăn dặm, khả năng nhai cũng tốt hơn, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn thô hơn. Vì vậy, để bổ sung được nhiều dưỡng chất, cũng như làm đa dạng thực đơn cho bé đỡ ngán, mẹ có thể sử dụng các loại hạt cho bé ăn dặm để làm bánh, mỳ, cơm thập cẩm với hạt diêm mạch, hạt gạo lứt,…
Giai đoạn trên 3 tuổi
Từ 3 tuổi trở đi, bé đã hoàn thiện kỹ năng nhai và có thể ăn thức ăn như người lớn. Mẹ có thể cho bé ăn thêm các thức ăn như bánh mì, bánh quy, bún, phở,… hay ăn các loại hạt nguyên hạt như óc chó, hạnh nhân,…
Những lưu ý khi sử dụng các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm đúng cách
Để đảm bảo hiệu quả về sức khỏe, dinh dưỡng khi cho bé ăn các loại hạt hữu cơ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Chỉ nên cho bé ăn một lượng hạt vừa phải.
– Để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa, mẹ nên ngâm và xay nhuyễn các loại hạt cho bé ăn dặm trước khi chế biến.
– Khi bé được trên 3 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt nguyên hạt, tuy nhiên cần theo dõi quá trình ăn của bé, tránh bị hóc hay nghẹn.
– Mẹ nên kiểm tra xem bé có bị dị ứng với các loại hạt cho bé ăn dặm không. Nếu có cần ngưng cho bé ăn ngay.
Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm
Khi nào bé có thể bắt đầu ăn dặm?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm tốt nhất mà mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tập ăn dặm đó là sau 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện, có thể hấp thu nhiều loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó, việc cho bé ăn dặm cũng giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé.
Khi nào bé ăn dặm bằng các loại hạt?
Mẹ có thể bổ sung các loại hạt cho bé ăn dặm vào thực đơn hàng ngày khi bé trên 6 tháng tuổi.
Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là gì?
Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mà mẹ nên biết: từ loãng cho đến đặc, từ mịn đến thô, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn để bé có thể làm quen từ từ với việc ăn cháo. Đối với thức ăn của bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên nêm thêm các gia vị, thay vào đó hãy tận dụng vị ngọt tự nhiên có trong các loại rau, củ, quả, thịt, cá,…
Trên đây là top 10 các loại hạt cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng mà Burine muốn chia sẻ. Mẹ nên tìm hiểu để chọn được loại hạt phù hợp với độ tuổi của bé. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với Burine nhé!
Từ khóa » Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm
-
Tham Khảo 10 Loại Hạt ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay - Tinhte
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Top 10+ Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất Giàu Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết
-
Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Cho Bé | Vinmec
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Nên Cho ăn Loại Nào? - Fitobimbi
-
10 Loại Hạt Dinh Dưỡng Rất Tốt Dành Cho Bé Ăn Dặm - Nut Garden
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Bổ Dưỡng Và Mẹo Lựa Chọn Thông Thái
-
Top 5 Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm - Thực Phẩm Organic
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Hạt ăn Dặm Cho Trẻ - Nên Chọn Loại Nào - Blog Beemart
-
4 LOẠI HẠT DINH DƯỠNG HỮU CƯ TỐT CHO BÉ ĂN DẶM
-
Các Loại Hạt Hữu Cơ Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - Veggie
-
Top 10 Loại Hạt Giúp Trẻ Thông Minh Vượt Trội Mẹ Cần Biết - Nutrihome
-
15 Loại Hạt Dinh Dưỡng Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm