Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại Hiện Nay - Tân Thành Thịnh

Trước khi tìm hiểu về doanh nghiệp thương mại thì chúng ta cùng phân tích về 2 khái niệm về doanh nghiệp là gì và thương mại là gì nhé.

Doanh nghiệp thương mại

1.1  Doanh nghiệp là gì?

Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định và được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật để hợp thức hóa và được pháp hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và các loại hình kinh doanh khác nhau nhưng đều có mục đích chung là thực hiện quá trình kinh doanh một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi.

Vì thế doanh nghiệp hay còn được gọi là tổ chức kinh tế vi lợi vì rằng thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

1.2 Thương mại là gì?

Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường bằng các hành vị như mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ thương mại hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại để nhằm mục đích sinh lợi, mang lại lợi nhuận.

Hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giúp lưu thông, thúc đẩy sự phát triển hàng hóa trên thị trường, tạo lập thói quen người tiêu dùng, là cầu nối giữa sản xuất và người sử dụng…

Vậy mô hình doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp được thành lập chuyên về việc cung cấp các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận. Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại: mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Doanh nghiệp thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và phát triển.

1.3 Các loại hình doanh nghiệp thương mại chính

Có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại hiện nay là:

  • Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: Là các doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng trong đời sống và sản xuất cụ thể.
  • Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau trong cùng một thời điểm.
  • Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa: Các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại.
  • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
  • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường

a)  Đặc điểm doanh nghiệp thương mại

Đặc điểm giúp bạn nhận diện được mô hình doanh nghiệp thương mại ngày nay:

Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó.

Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên 01 dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.

Doanh nghiệp thương mại còn là mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

b)  Kế toán doanh nghiệp thương mại làm gì?

Mỗi mô hình dịch vụ sẽ có những nghiệp vụ riêng đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững để mang đến hiệu quả trong công việc và hạn chế được các rủi ro cho doanh nghiệp ngày nay. Và mô hình doanh nghiệp thương mại cũng không ngoại lệ. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các gói dịch vụ kế toán thuế tại TPHCM, Công ty Tân Thành Thịnh cung cấp uy tín và chuyên nghiệp

Sau đây là các công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại cần thực hiện là:

+ Công việc hàng ngày

  • Kiểm tra và hoạch toán hóa đơn mua hàng. Cập nhật kê khai trên phần mềm kế toán.
  • Theo dõi xuất nhập kho hàng hóa. Lập phiếu xuất nhập kho (nếu có)
  • Lập hóa đơn bán hàng cho khách hàng (nếu có)
  • Lập phiếu thu, chi, bảng kê với các hoạt động mua bán hàng hóa hằng ngày.
  • Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng.

+  Công việc hàng tháng, quý

  • Lập các báo cáo hàng hóa cho doanh nghiệp theo tháng và theo quý để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo thuế theo tháng và quý. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
  • Lập báo cáo tài chính và lập quyết toán thuế TNDN và TNCN cho doanh nghiệp.

+ Công việc cuối năm

  • Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm cho doanh nghiệp.
  • Rà soát, kiểm tra lại các sổ sách về hàng hóa sau đó hoàn thành các báo cáo cho doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ.
  • In đầy đủ các sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết.
  • Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để bảo quản và sử dụng khi cần.

c) Vai trò doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất.

Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành nghề kinh tế - đời sống hàng ngày.

Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.

Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân.

Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.

Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.

Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và công ty thương mại mà bạn có thể lựa chọn thành lập bao gồm: Công ty TNHH TM MTV, Công ty TNHH TM 2TV, Công ty Cổ Phần Thương Mại, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ - TMDV.

Từ khóa » đặc điểm Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Thương Mại