Các Loại Kết Cấu đất Thường Gặp Nhà Vườn Cần Biết

Nội dung bài viết

  • Kết cấu đất là gì?
  • Các loại kết cấu đất thường gặp
  • Vai trò

Kết cấu đất là gì?

Các hạt đơn lẽ của đất (các hạt cơ giới đất, kích thước rất nhỏ) dính lại với nhau nhờ một lý do nào đó để trở thành hạt đất có kích thước lớn hơn, ta gọi là các hạt kết đất (còn gọi là đoàn lạp).

Như vậy, hạt kết đất là do 2 hay nhiều hạt đất đơn lẻ dính lại với nhau. Ta gọi trạng thái đất có chứa các hạt kết đất là đất có kết cấu.

Các loại kết cấu đất thường gặp

Nếu các hạt cơ giới đất không gắn kết với nhau như đất cát, đất bạc màu hoặc kết dính với nhau như đất sét thì đất đó không có kết cấu. Chúng ta có thể căn cứ vào hình dạng, kích thước để phân biệt các hạt kết đất bằng các tên gọi như: viên, hạt, cục, tảng, khối lăng trụ, cột, phiến. Trong đó, các hạt kết dạng viên, dạng hạt là những hạt kết tạo ra đất kết cấu tốt.

-Hạt kết hạt: đường kính 5 – 10mm, hạt kết thể hiện rõ. Chúng có hình dáng tròn không theo một quy tắc nào cả, tạo ra lỗ hổng lớn, có thể dễ dàng bóp ra thành những hạt bé và thường bám vào rễ cây cỏ hay cây họ đậu.

-Hạt kết viên: đường kính 0,5 – 5mm; hạt kết thể hiện rất rõ. Có thể gặp dạng này ở đất đen, đất feralit hay tầng đất canh tác đất phù sa sông Hồng. Hạt có kích thước như hạt ngô, dung tay bóp dễ dàng tạo ra các hạt bé hơn. Các hạt kết khá bền trong nước, có thể kết lại với nhau thành hạt lớn hơn.

các loại kết cấu đất thường gặp

Mỗi loại đất thường có hình thái kết cấu đặc trưng. Ví dụ: đất phèn thường có kết cấu đất hình trụ, đất mặn thường có kết cấu hình tấm, đất sét kết cấu hình tảng, đất có thành phần cơ giới thịt nặng kết cấu hình cục; đất đỏ bazan, đất đỏ đá vôi, đất đồi núi thường có kết cấu viên hoặc hạt. Đối với cây trồng, các hạt kết có kích thước từ 0,25 – 10mm và bền trong nước mới là hạt kết tốt, trong đó các hạt từ 1 – 3mm là bền và nhiều mùn, đạm và lân hơn cả. Phân giun đất là một dạng hạt kết rất tốt.

Vai trò

Với chế độ nước trong đất

Nếu đất có kết cấu, đặc biệt là kết cấu viên và kết cấu hạt sẽ gia tăng được khả năng giữ và thoát nước, duy trì độ ẩm phù hợp đồng thời điều hòa được nhiệt độ trong đất (mùa đông ấm, mùa hè mát) thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Ngược lại, đất không có kết cấu rời rạc như đất cát thì mùa mưa hay khi tưới nước không giữ được nước khiến cây dễ bị hạn; đất sét không có kết cấu, bí chặt thì khi mưa hoặc tưới nước dễ chảy tràn lan trên bề mặt làm cho đất bị xói mòn và mất chất dinh dưỡng.

Với chế độ không khí và chế độ thức ăn cho cây/sinh vật đất

Đất có kết cấu thì hầu như lúc nào chế độ không khí và nước cũng được điều hòa, nước không chiếm chổ của không khí trong đất nên 2 loại vi khuẩn yếm khí và háo khí cùng tồn tại và hoạt động, hai quá trình phân giải và tích lũy hữu cơ cùng xẩy ra cân đối, do đó cây có đủ thức ăn và mùn vẫn hình thành và tích lũy.

Khi đất có kết cấu tốt, tơi xốp do các hạt kết viên bền vững tạo nên, thì các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất xẩy ra rất mạnh, rễ cây phát triển thuận lợi, chế độ nước, nhiệt và không khí được lưu thông cân bằng, vi sinh vật đất phát triển tốt,… Đất có kết cấu xấu, như đất cát có quá nhiều không khí trong đất nên quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra và mất đi rất nhanh. Còn đất bí chặt, kém thoáng khí gây nên tình trạng lên men yếm khí không thuận lợi cho cây trồng cũng như vi sinh vật đất.

Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt

Từ khóa » Các Cấp Hạt đất Là Gì