Các Loại Nhựa In 3D Phổ Biến: PLA, ABS, PETG, TPU, HIPS, PEEK…
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vật liệu nhựa in 3D khác nhau, do đó để sản phẩm sau khi in đạt chất lượng như mong muốn chúng ta cần phải biết chọn loại nhựa phù hợp với mục đích sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn các loại nhựa in 3D chất lượng cao, được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.
Nhựa in 3D là gì?
Nhựa in 3D được biết đến là vật liệu chuyên dùng của máy in 3D; trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm. Nhựa in 3D dạng sợi là dạng vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, trong các máy in 3D công nghệ FFF.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu, do đó để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp, người dùng cần phải quan tâm đến nhu cầu, cũng như phương pháp công nghệ áp dụng. Yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm chính là vật liệu in 3D.
Các loại nhựa in 3D phổ biến
Vật liệu in 3D có đến 25 loại phổ biến từ nhựa PLA cho đến các loại nhựa dẻo chuyên dùng để tạo ra các sản phẩm có tính đàn hồi như: băng tải, xích xe tăng, vỏ giày… Bên cạnh đó còn có nhựa kỹ thuật Acrylic, POM. Các dòng vật liệu thường được sử dụng cho mỹ thuật gồm có thép, giả gỗ, đồng, vật liệu thay đổi màu sắc khi ánh sáng chiếu vào, phản quang…
Một số loại nhựa in 3D phổ biến có thể kế đến như:
Nhựa PLA
PLA là loại nhựa được sử dụng rộng rãi nhất, bởi loại nhựa này dễ in, không độc hại cho sức khỏe người dùng, không có mùi. Loại nhựa này được làm từ bột bắp, dễ phân hủy sinh học nên thường được sử dụng cho những thiết bị của gia đình.
Sợi nhựa PLA được ứng dụng để in 3D một cách đơn giản và khi được làm nóng nó sẽ tạo ra mùi hương dễ chịu. Đây là vật liệu được đánh giá rất thích hợp khi tiếp xúc với thực phẩm.
Tuy nhiên, sợi nhựa PLA dễ bị nóng và có độ bền không bằng nhựa ABS. PLA là loại nhựa nhiều màu sắc, có thể tạo thành hình dạng của kim loại và gỗ, tương tự sợi nhựa ABS.
Nhựa ABS
ABS là loại nhựa phổ biến thứ 2 thường được sử dụng để tạo ra những chi tiết có thể chịu được nhiệt độ cao, chịu lực tốt, nó thường được in tại môi trường không có người, trong môi trường kín. Vật liệu này rất phổ biến trong những sản phẩm công nghiệp, dân dụng như: mũ bảo hiểm, đồ chơi lego… Nhược điểm của ABS đó chính là nặng mùi, chứa độc tố, khó in hơn vì nhiệt độ cao, dễ nứt.
Nhựa Peek
Đây là loại nhựa in 3D được ứng dụng trong việc thiết kế những bộ phận có hiệu suất cao. Khả năng chịu nhiệt, ứng suất, hóa chất của nhựa Peek cao, các bộ phận khi được sản xuất bằng nhựa Peek có thể tiếp xúc trực tiếp với gamma, bức xạ tia X.
Vật liệu này được đánh giá là khá khó chế tạo và có mức giá khá cao. Nó thường được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ, công nghiệp ô tô.
Nhựa PET
Khi nóng chảy, PET không tạo ra mùi khó chịu, tuy nhiên nó lại khá cứng. Đặc biệt, loại nhựa này không bắt buộc phải sử dụng bàn in nóng. Nó an toàn và có bề mặt bóng nên được ưu tiên lựa chọn trong các sản phẩm tiêu dùng. Nhựa PET thường được lưu trữ trong hộp chống ẩm hoặc túi chân không.
Nhựa PETG (PET, PETT)
PETG là loại nhựa rất phổ biến, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của nó ở các chai, lọ, sợi vải hay đồ chứa thực phẩm. Nhựa PET thô không dùng để in 3D trực tiếp, khi đã qua xử lý nó sẽ được gọi là PETG.
PETG được biết đến là một biến thể của vật liệu PET khi nó được kết hợp hoàn hảo với glycol để tạo ra những hiệu ứng cho in 3D. Ngoài ra, dòng nhựa này có thể in được tại nhiệt độ thấp hơn khi mà tăng tốc độ làm nóng. Nhờ vậy mà nó được tạo ra những bản in một cách nhanh chóng.
PETG có các thành phần có thể chịu được thời tiết, vì vậy nó thường được ứng dụng cho những thiết bị chuyên làm vườn. Bên cạnh đó, PETG còn được dùng để làm vật liệu in 3D cho các thùng chứa. Bạn hãy lưu trữ chúng thật cẩn thận trong hộp đựng chống ẩm, túi chân không khi sử dụng tại nhà.
Nhựa Metal/Plastic Filament
Thực chất nhựa Metal đang có mặt trên thị trường là nhựa dẻo được trộn cùng với kim loại với một tỉ lệ thấp. Nhựa in 3D này cho phép người dùng có thể in được các thành phần in 3D thuộc đặc tính quang học của kim loại in 3D. Nhựa in 3d tổng hợp có gồm thép, đồng, nhôm.
Nhựa HIPS
HIPS là một trong những loại vật liệu in 3D phổ biến mà chúng ta không thể không nhắc đến. Nhựa HIPS hoạt động rất hiệu quả khi dùng chung với nhựa ABS. Đây là loại nhựa có độ bền cao, rất thích hợp đối với việc vận chuyển container hoặc sử dụng để chống va đập.
Nhựa Conductive
Nhựa Conductive giúp người dùng sáng tạo được nhiều mẫu thiết kế mới khi sản xuất. Nó thường được ứng dụng để tạo cảm biến trong những thiết bị giao diện, ví dụ như: máy MIDI, miếng lót chơi game. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để dẫn điện cho các thiết bị điện tử, đồng thời tạo giao diện trong máy tính hoặc bo mạch Arduino và nhiều thành phần khác nhằm xây dựng nhiều dự án DIY phức tạp.
Nhựa Alumide
Nhựa Alumide là một trong những biến thể của nylon, nó đã được kết hợp hoàn hảo với hạt nhôm. Do đó, nó mang tính chất vật lý, có độ bền cao và khá giống với nhựa nilon. Điểm khác biệt của Alumide đó chính là độ dẻo, bền. Khi sử dụng Alumide để in các thành phần có kích thước chính xác, độ cứng cao nên rất phù hợp cho việc sử dụng trong một khoảng thời gian dài và các kỹ thuật hậu kỳ như sơn, đánh bóng.
Nhựa nylon
Nylon là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ in 3D. Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến cho nhiều ứng dụng khác nhau từ nghệ thuật cho đến kỹ thuật. Các bản in 3D thường có bề mặt nhám và có thể đánh bóng mịn.
Liên kết lớp của nilon so với các sợi FDM mạnh hơn rất nhiều, cho nên loại nhựa này được áp dụng để tạo ra các bộ phận có độ bề cơ học và độ dẻo tốt. Nylon có khả năng phân hủy trong không khí, do đó nếu bạn muốn dùng vật liệu nhựa in 3D này tại nhà thì cần phải lưu trữ trong túi hoặc hộp kín khí.
Nhựa TPE, TPU, TPC
Nhựa dẻo TPE có tính chất giống với cao su, rất dẻo và bền, chúng ta dễ dàng thấy nó tại thiết bị y tế, bộ phận của xe ô tô. TPE có nhiều tính chất vượt bậc mà ABS và PLA không có, tuy nhiên nó lại khó in. Nhựa TPU là một dạng của TPE nhưng nó được sử dụng nhiều hơn trong ngành công nghệ in 3D.
TPU có độ cứng cao, đặc hơn so với TPE, nhờ vậy mà người dùng có thể dễ dàng in. Hơn nữa khi nguội chúng cũng có độ dẻo và bền hơn. Trong khi đó TPC cũng là một dạng của TPE nhưng nó không được sử dụng rộng rãi như TPU. Tuy nhiên, loại nhựa này được ưu tiên hơn trong những sản phẩm chống tia UV, chịu nhiệt, có liên quan đến hóa chất.
Các dấu hiệu khi dùng vật liệu in 3D chất lượng kém
Nhựa in 3D bị giòn, đường kính không đồng nhất
Nhựa in 3D chất lượng kém khi sử dụng thường xảy ra tình trạng nứt, gãy nhựa, nhựa không ra đều, khả năng đùn nhựa không tốt làm tăng độ nhám. Ngoài ra còn xảy ra tình trạng kẹt nhựa, bởi đường kính không được cố định tại đầu đùn nhựa.
Khi đường kính không đạt tiêu chuẩn sẽ làm cho nhựa không được đẩy qua hoặc xảy ra tình trạng đẩy chậm khiến cho đầu đùn bị mềm, phồng, kẹt nhựa khi đã in được khoảng 10 phút.
Xuất hiện cặn bên trong sợi nhựa
Nếu chất lượng sản phẩm chưa được quản lý tốt hoặc dây chuyền sản xuất còn thủ công có thể làm cho tạp chất vào trong hạt nhựa, thậm chí cả máy ép đùn. Lúc này chúng có thể cùng nhựa đùn ra sản phẩm, nặng hơn là làm kẹt nhựa, nhựa khi cấp ra không được đều, hỏng sản phẩm.
Trên sản phẩm in 3D xuất hiện rỗ khí
Các rỗ khí xuất hiện trên sản phẩm in 3D khá nhỏ và chỉ có những người có chuyên môn trong về công nghệ khuôn mẫu hay về ép phun nhựa mới có thể nhận biết được. Các rỗ khí này sẽ làm cho sản phẩm có các khoảng trống, giảm độ bền, kết cấu bị yếu đi. Nếu có quá nhiều rỗ khí thì nhựa sẽ bị nứt hay gẫy, vấn đề này thường gặp ở nhựa in ABS.
Đầu đùn bị nghẹt, sợi nhựa không phát hiện được vật thể bất thường
Khi đã đùn nhựa xong chi tiết đầu, nhựa in nếu để lâu sẽ bị khô, thậm chí còn làm cho đoạn nhựa bị gãy hoặc quá nhiệt tại lớp nhựa. Do đó, để nhựa có thể chảy một cách dễ dàng cần phải có nhiệt độ cao hơn.
Sợi nhựa đột ngột bị đứt
Một dấu hiệu cuối cùng mà bạn có thể nhận biết được khi sử dụng vật liệu nhựa 3D chất lượng kém đó chính là sợi nhựa bị đứt một cách đột ngột.
Trong bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn “tất tần tật” thông tin về các loại nhựa in 3D chất lượng cao phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp các bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích!
Từ khóa » đặc Tính Nhựa Petg
-
Nhựa PETG Là Gì ? Lợi ích Và ứng Dụng Của Nhựa PETG
-
NHỰA PETG LÀ GÌ? DATASHEET CỦA VẬT LIỆU PETG - Digman
-
Nhựa In 3D PETG - Chịu Nhiệt Cao, Cơ Tính Dai Bền! - Shop IN 3D
-
Nhựa PETG, In 3D Với Thông Số Nào Là Tối ưu Nhất? - Shop IN 3D
-
Nhựa PETG Và Những Lưu ý Cần Biết Khi Sử Dụng In 3D
-
Bạn đã Biết đến Công Năng Tuyệt Vời Của PETG? - Tin Ngành Gỗ
-
Nhựa PETG Là Gì? - CÔNG TY TNHH 3D THINKING
-
Nhựa In 3D PETG 1.75mm - Độ Bền Cao, Dễ In Hơn Nhựa ABS
-
Nhựa Petg Là Gì? Đặc điểm Và Những ứng Dụng Quan Trọng
-
Hạt Nhựa PETG - Ép Phun, Thổi Chai, Cán Màng - Feliz Plastic
-
Cẩm Nang: Mọi điều Bạn Cần Biết Về PETG - RocheIndustry
-
PETG Vs PLA: Sự Khác Biệt Là Gì? - RocheIndustry
-
Cuộn Nhựa In 3d PETG 1,75mm 1kg (taotac) - PETG Filament
-
Nhựa PET Là Gì? Thông Số Kỹ Thuật Của PET