Các Loài Ong Mật Có ở Việt Nam - Đặc điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán
Có thể bạn quan tâm
Ong mật có tên tiếng anh là Honey Bee, danh pháp khoa học là Apis và là loại côn trùng biết bay, có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong. Ngoại trừ vùng Nam cực (Antarctica), ong mật xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới.
Theo như nghiên cứu, trên thế giới có tổng cộng 9 loài ong mật, trong đó, thật may mắn vì có đến 5 loại xuất hiện ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu các loài ong mật này nhé.
Mục lục ẩn 1. Các loài ong mật có ở Việt Nam 1.1 Ong khoái 1.2 Ong nội địa 1.3 Ong ruồi 1.4 Ong châu Âu 1.5 Ong không ngòi đốt 2. Cấu tạo của ong mật 2.1 Phần đầu 2.2 Phần ngực 2.3 Phần bụng 3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong mật 3.1 Vị trí đặt thùng nuôi ong 3.2 Cách làm thùng nuôi 3.3 Cách chăm sóc ong mật 4. Giá bán ong mật giống Một số câu hỏi thường gặp1. Các loài ong mật có ở Việt Nam
1.1 Ong khoái
Ong khoái có tên khoa học là Apis Dorsata, là loại ong có kích thước to nhất trong số các loài ong cho mật với ong thợ có chiều dài trung bình lên tới 17-20mm.
Ở Việt Nam, ong khoái xuất hiện ở hầu hết các nơi, ngoại trừ khu vực đồng bằng sông Hồng và nhiều nhất là ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừng tràm ngập nước.
Để tránh kẻ thù phát hiện, ong khoái thường làm tổ trên các cành cây cao, kín đáo và khó phát hiện. Đôi khi chúng cũng làm tổ ở dưới các vách đá. Và ong khoái là giống ong không thuần hóa được, chúng không sống trong các tổ nhân tạo. Bởi vậy việc khai thác ong khoái vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Do kích thước ong lớn nên tổ ong khoái cũng thường rất to. Mỗi bánh tổ sẽ thường có chiều dài khoảng 0,5 – 2m và chiều rộng là 0,5 – 0,7m.
Được biết đến là loại ong mật hung dữ nhất và có khả năng bảo vệ tổ rất tốt, ong mật thường tấn công kẻ thù theo bầy đàn. Hầu hết mỗi tổ của loài ong này sẽ được bảo vệ xung quanh khoảng 80% các chú ong thợ, do đó khi phát hiện ra kẻ thù, chúng sẽ đồng loạt bay ra tấn công và rượt đuổi.
Ong khoái rất nhạy cảm với mùi mồ hôi, bởi vậy khi đã bị chúng xác định là kẻ thù thì rất khó chạy thoát được và nọc độc của chúng cũng rất mạnh.
Một điểm đặc thù nữa là dù tổ ong khoái rất lớn nhưng không phải tất cả đều có mật. Đa số diện tích tổ là nơi ong khoai sinh sản, mật ong chỉ có ở góc của tổ “cục mật” mà thôi.
1.2 Ong nội địa
Ong nội địa hay còn được gọi là ong châu Á, có tên khoa học là Apis cerana. Loài ong này đã xuất hiện và được nuôi từ hàng nghìn năm ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ong nội địa thường được nuôi trong các đõ, hốc tường,… bởi đặc điểm xây tổ của loài ong này là chúng thường chọn những nơi kín đáo như hốc cây, hốc đá,…
Điểm đặc biệt của loài ong này là chúng có thể sống sót ở mức nhiệt thấp tới -0,1 độ C. Đây là nhiệt độ gây chết cho nhiều loài ong khác. Do vậy, đây là giống ong quan trọng, đảm bảo sự thụ phấn cho nhiều cây cối trên núi, đặc biệt là cây ăn quả và các loại rau có hoa sớm.
Trước đây, người ta thường nuôi ong nội địa trong các thùng ong cổ truyền thì hiện nay để tăng năng suất mật ong, chúng đã chuyển sang nuôi ở trong các thùng có cầu di động.
1.3 Ong ruồi
Ong ruồi có tên khoa học là Apis florea. Và ở Việt Nam, loài ong này được chia ra 2 giống là: ong ruồi bụng đen và ong ruồi bụng đỏ.
- Ong ruồi bụng đen
Ong ruồi bụng đen có kích thước khoảng 6,5mm – 10mm, được đánh giá là loài ong mật nhỏ nhất hiện nay. Đặc điểm để nhận biết loài ong này ở phần lưng bụng của chúng có màu đen.
Đây là loại ong tương đối hiếm và thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ong ruồi bụng đen ít được người nuôi quan tâm bởi khả năng dự trữ mật của chúng không cao nên giá trị kinh tế thấp.
- Ong ruồi bụng đỏ
Ong ruồi bụng đỏ xuất hiện nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Nam.
Bởi lẽ được gọi là ong ruồi do kích thước của chúng nhỏ hơn so với các loài ong mật khác, tuy nhiên so với ong ruồi bụng đen thì ong ruồi bụng đỏ to hơn chút.
Khác với ong khoái và ong nội địa, ong ruồi bụng đỏ thường xây tổ lộ ra bên ngoài, do đó chúng dễ bị tấn công. Và khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng dễ dàng bị thổi bay.
Một điểm đặc biệt ở loài ong này đó là chúng sẽ chuyển sáp từ tổ cũ sang tổ mới khi bắt đầu rời tổ để di cư đi nơi khác. Đây là điều mà các loài ong mật khác không có.
1.4 Ong châu Âu
Ong châu Âu hay còn được biết đến với cái tên ong mật phương Tây, có tên khoa học là Apis Mellifera.
Trong số các loại ong mật có ở Việt Nam, ong châu Âu là giống cho năng suất mật cao hơn cả, do đó chúng được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi để tăng nguồn lợi nhuận.
Ong châu Âu có kích thước to hơn ong nội địa, chúng khá hiền và thường làm tổ trong hang hốc. Loài ong này hiện đã được thuần hóa và thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường ở nước ta.
1.5 Ong không ngòi đốt
Ong không ngòi đốt hay còn được gọi là ong dú và có kích thước nhỏ hơn so với các loại ong mật khác được kể ở trên.
Cái tên ong không ngòi đốt xuất phát từ đặc điểm giống ong này bị thoái hóa ngòi đốt và không thể tấn công kẻ thù bằng ngòi chích như các loài ong khác. Chúng sẽ tấn công bằng cách chui vào tai, mũi của kẻ thù. Đây được coi là điểm đặc biệt của ong không ngòi đốt.
Loài ong này thường làm tổ trong bọng cây, hốc đá,… và chúng có mặt ở cả ba miền của nước ta. Được biết dù sản lượng mật của ong không ngòi đốt rất ít nhưng lại cực kỳ quý. Và mật ong của chúng có nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm hơn so với các loại mật ong khác.
2. Cấu tạo của ong mật
Giống với đa số những loại côn trùng khác, ong mật cũng được cấu tạo với 3 phần chính là: đầu, ngực và bụng.
2.1 Phần đầu
Đầu của ong mật được cấu tạo từ nhiều bộ phận hợp thành, đó là: Miệng, vòi, râu và hai mắt.
Điểm đặc biệt của ong mật so với các loại công trùng khác là trên đầu chúng có 2 mắt kép và giữa 2 mắt này là 3 mắt đơn nằm theo hình tam giác. Mỗi mắt kép lại được tạo thành bởi nhiều mắt đơn gộp lại.
Mắt kép giúp ong mật quan sát các động tĩnh xung quanh, xác định hướng bay, tìm hoa và phân biệt màu sắc mỗi loài hoa. Trong khi đó, mỗi mắt đơn như một thấu kính trong suốt với các tầng tế bào thị giác và các dây thần kinh thị giác. Chúng được xem như giúp mắt kép thực hiện chức năng tốt hơn.
Miệng của ong mật có tác dụng giúp chúng nghiền phấn hóa, cắn các vật cứng khi muốn mở rộng cửa tổ,…
Vòi ong bình thường sẽ được co lại dưới đầu và chỉ được thò ra khi muốn hút mật hoa. Bên cạnh đó, mỗi giống ong lại có chiều dài vòi khác nhau.
Trong phần đầu, hai râu của ong mật được đánh giá là nhạy bén nhất và nó có tác dụng dùng để phân biệt mùi vị ở trong và ngoài tổ.
2.2 Phần ngực
Phần ngực của ong mật là nơi chứa các bộ phận có tác dụng vận động là cánh và chân.
Ong mật có hai cánh trước dày và to hơn hai cánh sau và khi bay, các cánh này sẽ được dính lại với nhau bởi hệ thống móc cánh. Điều này giúp ong bay được nhanh và xa hơn.
Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống gân ở cánh cũng giúp ong mật có thể vận chuyển và mang vật nặng, thậm chí bằng trọng lượng của cơ thể chúng.
Ngoài cánh, ở phần ngực của ong mật còn có ba đôi chân đặc biệt với mỗi chân có năm khớp, cộng thêm những khúc nhỏ tạo thành bàn chân. Bên cạnh chức năng chính là vận động, mỗi đôi chân lại có vai trò riêng như:
- Chân trước có lông dùng để lau sạch mắt kép cũng như làm sạch râu khi bị phấn hoa và các vật khác bám vào.
- Chân giữa có rất nhiều lông tơ được ong mật dùng để làm sạch đầu và ngực.
- Chân sau của ong thợ có giỏ phấn dùng để mang phấn hoa về tổ, trong khi đó chân sau của ong chúa và ong đực không có giỏ phấn.
2.3 Phần bụng
Ngoài việc bảo vệ các cơ quan nội tạng, phần bụng của ong mật là nơi chứa ngòi đốt, đây được coi là vũ khí bảo vệ giúp chúng bảo vệ tổ và tấn công kẻ thù của mình.
Ngòi đốt này có hai phần là cố định và di động. Phần cố định là nơi chứa túi nọc, còn phần di động sẽ có hai kim đốt có thể dịch chuyển trước sau.
Nhiệm vụ bảo vệ tổ và tấn công kẻ thù là của ong thợ, do đó, khi ong thợ đốt người hay động vật, ngòi đốt của chúng sẽ bị rút ra khỏi cơ thể và cắm sâu vào da thịt của kẻ thù. Bởi vậy không bao lâu sau khi đốt, ong thợ sẽ chết.
Trong khi đó, ong đực không có ngòi đốt còn ngòi đốt của ong chúa chỉ dùng để tấn công các loài ong chúa khác.
3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong mật
Có thể nói, nuôi ong lấy mật đang là một nghề không chỉ giúp người dân thu được nhiều lợi nhuận với số vốn bỏ ra ít và không cần nhiều nhân công, mà còn là cách giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo, đổi đời.
Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách nuôi ong nội địa, ong châu Âu, đó là đặt thùng nuôi có cầu di động.
3.1 Vị trí đặt thùng nuôi ong
Trong kỹ thuật nuôi ong mật, vị trí đặt thùng là bước quan trọng nhất quyết định tổ ong bạn nuôi có phát triển, nhiều mật hay không, chất lượng mật có tốt không,… bởi thùng nuôi ong được ví như nhà của ong.
Trước hết, người nuôi nên đặt thùng nuôi ong ở nơi có địa hình thoáng mát, yên tĩnh, đặc biệt nên đặt dưới các tán cây lớn. Đây là vị trí lý tưởng để đặt thùng nuôi.
Tiếp đó, cần tránh đặt thùng nuôi ở những vị trí gần đường giao thông, nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất đường, bánh kẹo, hoa quả,… bởi khi đó, ong sẽ dễ bị chết nhiều do bay vào các nhà kho, khu sản xuất.
Dựa theo tập tính sống ngoài tự nhiên của ong, chúng thường làm tổ ở gần nguồn nước hơn nguồn mật, vì thế khi tìm vị trí đặt thùng nuôi, người nuôi cũng nên chú ý đến đặc điểm này để phát triển tổ ong được tốt hơn.
Cuối cùng là hãy đặt hướng của cửa tổ quay về hướng đông nam hoặc nam, điều này giúp tổ ong tránh được mưa nắng và gió rét.
3.2 Cách làm thùng nuôi
Hiện nay, thùng nuôi ong phổ biến là loại thùng có khung cầu di động. Loại thùng này cho năng suất mật cao và tiện lợi cho người nuôi rất nhiều.
Thùng nuôi thông thường sẽ có kích thước trong khoảng 7 x 43 x 25 cm, với hai cửa sổ đóng mở để thuận tiện cho việc di chuyển tổ. Đồng thời cần chú ý cửa tổ cần to giúp ong dễ dàng bay ra vào.
Kê thùng nuôi cách mặt đất khoảng 25 – 40cm để tránh chúng bị bẩn bởi cát đá, cũng như tránh tình trạng cóc nhái ăn ong,…
Người ta thường chọn các loại gỗ tốt, cứng hoặc nhựa để làm thùng nuôi ong. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý rằng nguyên liệu này có khả năng cách nhiệt kém, do đó, để tổ ong phát triển tốt, hạn chế các bệnh ở ong hay tình trạng ong bốc bay thì cần có biện pháp che chắn thật tốt.
Chủ nuôi cần phải che chắn cả phía trên nắp thùng cũng như các phía xung quanh thân để hạn chế tối đa việc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thùng nuôi.
Bên cạnh đó, hãy tránh đặt thùng nuôi ong ở trên nền xi măng, bê tông bị nắng chiếu trực tiếp, bởi dù bạn có che chắn tốt đến đâu, khả năng hút nhiệt và bức xạ của các loại nền này cũng sẽ dễ khiến ong bị chết do nhiệt độ cao.
Một điều nữa cần chú ý, đó là nên đặt thùng nuôi ong thành các cụm nhỏ, mỗi cụm từ 3 – 4 thùng, mỗi thùng cách nhau khoảng 2m và cửa tổ quay về các hướng khác nhau để ong mật xác định được tổ của mình mà không bị bay nhầm sang tổ khác dẫn đến đánh nhau.
3.3 Cách chăm sóc ong mật
Chủ nuôi cần phải đảm bảo nhiệt độ trong thùng ong luôn được duy trì ở mức 33 – 35 độ C.
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cần đặt thêm máng nước cho thùng nuôi để tránh ong bị khát. Đồng thời cho ong ăn đầy đủ đến khi có mật vít nắp và cần phải cho ăn bổ sung nếu tình trạng thiếu phấn kéo dài.
Người ta thường cho ong ăn bổ sung siro đường hay còn gọi là nước đường, Sugar boards – đường nhão hay phấn hoa nguyên chất được lấy từ tổ ong trước đó.
Khi trời bắt đầu vào đông, người nuôi cần dùng thêm rơm rạ hoặc lá chuối khô,… để bên trên xà cầu hoặc bên ngoài ván ngăn để làm vật chống rét cho tổ ong.
Trong suốt quá trình nuôi ong mật, cần thường xuyên kiểm tra và duy trì những con ong chúa tốt cho mỗi đàn. Việc thay ong chúa thường diễn ra định kỳ 6 – 9 tháng/lần, do vậy, nên tiến hành tạo ong chúa mới vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên.
4. Giá bán ong mật giống
Để tăng sản lượng và chất lượng của mật ong, ngoài việc cần quan tâm đến kỹ thuật nuôi cũng như cách chăm sóc ong, thì việc mua và lựa chọn ong mật giống là hết sức quan trọng.
Hiện nay, ở Việt Nam có hai giống ong mật được nuôi để lấy mật nhiều nhất đó là ong nội địa và ong châu Âu.
- Ong nội địa là giống ong trong nước nên sống và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết nước ta, dễ nuôi và ít bệnh, tuy nhiên sản lượng mật được tạo ra không nhiều.
- Ong châu Âu là giống ong ngoại được nhập về nước ta từ lâu với khả năng tạo mật cao, cho sản lượng nhiều. Nhưng dù có thích nghi khá tốt với môi trường và khí hậu ở Việt Nam thì giống ong này vẫn có sức đề kháng thấp hơn ong nội địa và dễ bệnh.
Theo nghiên cứu, ong châu Âu giống vẫn là loài được nhiều chủ nuôi lựa chọn mua khi có nhu cầu phát triển nghề nuôi ong mật bởi sản lượng mật cao. Điều này giúp người nuôi kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.
Trên thị trường, giá bán ong nội địa giống với một cầu đầy đủ sẽ dao động khoảng 200.000 VND/cầu, trong khi đó, giá cho ong châu Âu giống sẽ khoảng 220.000 VND/cầu.
Tuy nhiên giá bán ong mật giống sẽ có sự chênh lệch, thay đổi tùy vào từng mùa, địa chỉ bán cũng như nhu cầu mua của các chủ nuôi.
Một số câu hỏi thường gặp
- Có bao nhiêu loài ong mật có ở Việt Nam?
Ở Việt Nam có 5 loài ong mật phổ biến là: Ong khoái, Ong nội địa, Ong ruồi, Ong châu Âu và Ong không ngòi đốt.
- Cấu tạo của ong mật ra sao?
Ong mật cũng như các loại côn trùng khác, được cấu tạo bởi 3 phần chính là: Phần đầu, phần ngực và phần bụng. Mỗi phần sẽ bao gồm các bộ phận và chức năng riêng.
- Phải nuôi và chăm sóc ong mật như thế nào để sản lượng mật cao và tốt?
Ong mật thường được nuôi trong các thùng nuôi ong có cầu di động. Thùng nuôi cần cách mặt đất khoảng 25 – 40cm, được đặt ở địa hình thoáng mát, yên tĩnh, gần nguồn nước, tránh nắng chiếu trực tiếp và cách xa trang trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất bánh kẹo, hóa chất,…
Mùa hè nắng nóng cao nên cho thêm máng nước trong thùng nuôi ong và cho ong ăn bổ sung nước đường, đường nhão, phấn hoa nguyên chất vào mùa đông hoặc khi tình trạng thiếu phấn kéo dài.
- Giá bán ong mật trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Với ong nội địa giống, giá bán sẽ dao động tầm 200.000 VND/cầu đầy đủ, còn ong châu Âu giống có giá khoảng 220.000 VND/cầu.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về các loài ong mật có ở Việt Nam, cũng như biết được cách nuôi và chăm sóc ong mật sao cho hợp lý để thu được sản lượng mật cao, giá trị nhé.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Các Loài Ong Mật ở Việt Nam
-
Các Loài Ong Mật ở Việt Nam | Tìm Hiểu Thêm | Bees4life
-
5 Loài Ong Mật Chính Ở Việt Nam - EatuHoney
-
Tìm Hiểu 6 Loài Ong Mật Có Mặt Tại Việt Nam Hiện Nay - Honeco
-
Phân Biệt Các Loại Ong Cho Mật - Kinh Nghiệm 20 Năm ở Rừng
-
Ong Mật: Các Loại Ong Phổ Biến Cần Biết | Farmvina Nông Nghiệp
-
CÁC LOÀI ONG Ở VIỆT NAM - BEHONEX
-
Phân Loại Ong Mật - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Ở Việt Nam Có Mấy Loại Ong Mật
-
Ong Mật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loài Ong Vò Vẽ Và Ong Mật | Kiểm Soát Côn Trùng Rentokil
-
Ong Ý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Ong Vò Vẽ, Ong Mật Và Ong Vàng - Gạo Cưng
-
Vị Thuốc Ong Mật | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương