Ong Mật – Wikipedia Tiếng Việt

Ong mật
Thời điểm hóa thạch: Oligocene–Toàn Tân TiềnЄ Є O S D C P T J K Pg N Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Một con ong mật
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Họ (familia)Apidae
Phân họ (subfamilia)Apinae
Tông (tribus)ApiniLatreille, 1802
Chi (genus)ApisLinnaeus, 1758
Các loài
Danh sách
  • Subgenus Micrapis:
  • Apis andreniformis
  • Apis florea
  • Subgenus Megapis:
  • Apis dorsata
  • Subgenus Apis:
  • Apis cerana
  • Apis koschevnikovi
  • Apis mellifera
  • Apis nigrocincta

Ong mật hay chi ong mật (danh pháp khoa học: Apis) họ Ong mật (Apidae) trong bộ Cánh màng (Hymenoptera) bao gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong.[1] Con ong cho mật thuộc giống Apis (Apis mellifera, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis,...) hoặc các giống Maligona, Trigona,... đều thuộc họ o­ng (Apidae). Ong mật còn gọi là o­ng khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một đàn có ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực: thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ: là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ.[2] Đối với ong mật, các enzym trong ruột của ong mật có khả năng hóa giải chất độc của loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt ve trong tổ ong mật. Ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa. Ong có 5 mắt - 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong

Về thiên địch, ngoài mối đe dọa từ vi rút (là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của loài ong mật[3]) và nấm độc, ong mật Bắc Mỹ còn gặp bị ruồi ký sinh biến thành xác chết biết bay đó là ruồi cái Apocephalus borealis tiêm trứng vào bụng nạn nhân. Ấu trùng ruồi sau khi ăn sạch phần cơ quan ở vùng ngực của ong sẽ đục khoét cơ thể sinh vật này và chui ra ngoài.[4]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng, loài ong mật có tổ tiên ở châu Á, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng chúng xuất phát từ châu Phi. Với phương pháp phân tích gene để giải mã lịch sử tiến hóa của loài ong mật, loài ong mật (Apis mellifera) có dòng dõi cổ xưa là loài ong sống trong các hố hốc. Những con ong cổ đại này xuất thân từ châu Á khoảng 300.000 năm trước đây sau đó lan rộng sang châu Âu và châu Phi. Cây tiến hóa xây dựng từ trình tự các bộ gene không ủng hộ quan điểm cho rằng ong mật có nguồn gốc từ châu Phi. Số lượng ong mật đã và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Ong mật là loài côn trùng thụ phấn hàng đầu, ít nhất một phần ba số lượng thực phẩm con người sử dụng hàng ngày là sản phẩm cây trồng được thụ phấn bởi loài ong.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ong mật Apis tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  2. ^ Đẳng cấp trong xã hội ong mật Khang Huy, báo Thanh Niên, 25/09/2011 17:59
  3. ^ Phát hiện virus thảm sát loài ong Lưu trữ 2014-07-27 tại Wayback Machine Nguyễn Hường 14:04 31/12/2010 (GMT+7) (Theo National Geographic)
  4. ^ Ruồi ký sinh biến ong thành thây ma Hạo Nhiên, báo Thanh Niên, 11/01/2012 00:20
  5. ^ Ong mật có nguồn gốc từ châu Á

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Ong mật Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ong mật.
  • Ong mật tại Encyclopedia of Life
  • Ong mật tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Ong mật 154395 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
Hình tượng sơ khai Bài viết phân họ Ong mật này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4025825-7
  • LCCN: sh85061857
  • LNB: 000076753
  • NKC: ph402617
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q102857
  • Wikispecies: Apis
  • ADW: Apis
  • AFD: Apis;Apini
  • BioLib: 70378
  • BOLD: 1937
  • BugGuide: 3079
  • CoL: YNV
  • EoL: 104135
  • EPPO: 1APISG
  • Fauna Europaea: 164774
  • Fauna Europaea (new): a8cc3594-078a-4470-8f3e-c130f44eef75
  • GBIF: 1334757
  • iNaturalist: 47220
  • IRMNG: 1271578
  • ITIS: 154395
  • MNHN: apis
  • NBN: NHMSYS0000875422
  • NCBI: 7459
  • NZOR: 33c3b363-cfc7-4972-b7d0-0c5a7702effd
  • Paleobiology Database: 70716
  • Plazi: EB9627B8-268D-0D80-98F8-7029E96DF821
  • ZooBank: 4132E584-2769-4B53-B2B7-E26DD62ECC7E

Từ khóa » Các Loài Ong Mật ở Việt Nam