Các Loài Ong ở Việt Nam: Cách Phân Biệt Và Sơ Cứu Khi Bị Ong đốt
Có thể bạn quan tâm
Ong là loài côn trùng quen thuộc với cuộc sống con người. Chúng không những cấp mật cho người mà còn giữ vai trò trong việc thụ phấn cho cây. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loài ong ở Việt Nam và trên thế giới nhé!
Tìm hiểu chung về các loài ong
Để hiểu thêm về loài côn trùng này, bạn hãy cùng Soc-pet tìm hiểu một số thông tin về loài ong ở Việt Nam như nguồn gốc, vị trí phân bố, thức ăn và đặc điểm của chúng nhé!
Nguồn gốc của loài ong
Ong được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á và Trung – Nam Mỹ. Tương tự những loài ong ở nơi khác, các loài ong ở Việt Nam thích nghi được nhiều kiểu môi trường và khí hậu khác nhau. Chúng sống bầy đàn, phân giai cấp, thường xây tổ và sống chung với số lượng lớn. Có những đàn ong có số cá thể lên đến hàng nghìn con.
Thức ăn của ong
Thức ăn của ong chủ yếu là mật hoa cùng một số loài côn trùng như sâu, nhện, bướm, dế,… Một số loài thích ăn thực phẩm lỏng như nhựa cây, mật hoa, nước bọt ấu trùng. Cũng có một số loài lại thích ăn ấu trùng của các loài ong khác để bổ sung dinh dưỡng cho mình.
Đặc điểm của loài ong
Các loài ong ở Việt Nam và trên thế giới rất đa dạng, lên tới khoảng 20.000 loài khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung chúng đều có những đặc điểm như sau:
- Cơ thể được chia là 3 phần gồm: đầu, bụng, ngực. Thân của chúng có nhiều lông, phần bụng có chứa một bao tử để chứa mật hoa.
- Ong có tính xã hội cao. Mỗi cá thể ong trong đàn đều được phân công nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Mỗi đàn ong đều gồm: ong chúa, ong thợ và ong đực.
- Tổ ong được làm bằng sáp và nhựa cây, hình thành ở những nơi được che kín như bọng cây hay hốc đá.
Tổng hợp các loài ong ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 loài ong khác nhau. Có một số loài lành tính, không chứa nọc độc. Một số khác lại mang trong mình một lượng nọc độc lớn, có thể gây nguy hiểm chết người chỉ sau một cú đốt.
Các loài ong độc, nguy hiểm chết người
Ong đốt là tai nạn có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở những vùng nông thôn và đồi núi. Tuy nhiên, nếu bị đốt bởi những loài ong dưới đây, bạn có thể gặp nguy hiểm về tính mạng.
Ong vò vẽ
Ong vò vẽ thường xuất hiện ở những vùng nông thôn, trung du và đồi núi tại Việt Nam. Chúng có bụng tròn, cơ thể có màu đen đan xen mào vào giữa các khoang bụng.
Ong vò vẽ được mệnh danh là loài ong “sát thủ” bởi độ nguy hiểm của chúng. Nọc của loài ong này có những chất gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề. Người bị ong vò vẽ đốt có thể bị ảnh hưởng gan, thận, thậm chí là suy hô hấp.
Ngoài ra so với các loài ong ở Việt Nam khác, ong vò vẽ có khả năng chích và đốt nhiều lần mà không mất ngòi. Đây cũng là điểm khiến ong vò vẽ càng trở nên nguy hiểm.
Ong bắp cày
Nhắc tới các loài ong độc thì không thể không nhắc đến ong bắp cày. Đây là loài ong có số lượng đông đảo nhất. Chúng phân bổ rộng khắp tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cơ thể ong bắp cày phổ biến với các màu nâu, đen, vàng, hoặc đan xen giữa các màu sắc này với các dải sọc khác nhau.
Đặc điểm của loài ong này là nọc có chứa Acetylcholine cùng một số chất dịch có khả năng phân hủy các mô ở người. Chính vì vậy, khi chẳng may bị ong bắp cày đốt, bạn có thể bị tê liệt thần kinh. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Ong đất
Ong đất là một trong những loài ong mật có độc tại Việt Nam. Kích thước của ong đất khá nhỏ bé với chiều dài chỉ khoảng 5mm. Cơ thể chúng có màu vàng nâu hoặc nâu xám với các dải màu đen tuyền đẹp mắt.
Khi bị ong đất đốt, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy và đau buốt ở vị trí bị chích, sốc nhiệt, co rút và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ong mặt quỷ
Ong mặt quỷ thường phân bổ ở các nước Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Vì vậy, đây là một trong là một trong các loài ong ở Việt Nam vô cùng phổ biến.
Loài ong này có đầu vàng với hai chiếc râu phân đốt màu nâu đen, khuôn ngực màu đen và màu nâu sẫm, bụng được xen kẽ với các giải màu khác nhau. Ong mặt quỷ thuộc top các loài ong độc nhất. Nọc của chúng không chỉ gây tổn thương cho da mà còn làm nguy hại đến tính mạng con người nếu bị chích số lượng lớn.
Ong mồ hôi
Loài ong này được tìm thấy lần đầu tiên ở Trung và Nam Mỹ. Khác với các loài ong khác ở Việt Nam, ong mồ hôi có đôi mắt ghép. Nhờ vậy, chúng có thể dễ dàng hoạt động và tìm kiếm thức ăn vào ban đêm hơn.
Ong mồ hôi sống theo bầy đàn và có nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Nếu bị chúng đốt, bạn sẽ có các dấu hiệu như đau đớn, nóng rát và rơi vào hôn mê sâu.
Các loại ong mật, không có độc
Bên cạnh các loài ong ở Việt Nam có nọc cực độc thì cũng có nhiều loài ong mật lành tính, không gây nguy hiểm cho con người.
Ong nghệ
Nhắc đến các loài ong nghệ thì không thể không kể đến ong nghệ. Loài ong này có kích thước nhỏ, lông dày, cơ thể có màu đen và vàng xen kẽ nhau. Chúng được đánh giá là rất hiền và không bao giờ chủ động tấn công con người. Vết đốt của ong nghệ cũng không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Nó chỉ khiến bạn bị đau rát và sưng tấy ở khu vực bị chích.
Ong khoái
Ong khoái là một trong các loài ong ở Việt Nam có kích thước khổng lồ, chiều dài cơ thể có thể lên đến 20mm. Ong khoái có màu cơ thể màu xanh, lông tơ mềm màu vàng bao phủ ở phần lưng.
Loài ong này còn được đánh giá là cho nhiều mật nhất. Mỗi tổ của chúng có thể cho tới 35 – 40 lít mật. Ong khoái khá hung dữ, chúng thường tấn công theo bầy đàn nếu gặp nguy hiểm. Mặc dù nọc của chúng không chứa độc nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi gặp phải loài ong này.
Ong vàng
Ong vàng là một trong các loài ong thường gặp ở Việt Nam. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, ít lông, cơ thể được đan xen giữa các dài màu đen và màu vàng. Loài ong này giúp thụ phấn cho cây, hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân.
Ong vàng không chủ động tấn công con người mà chỉ tự vệ khi bị đe dọa. Chúng không có nọc độc nên các vết chích của ong vàng chỉ gây đau, ngứa và khó chịu.
Ong bầu
Ong bầu là một trong các loài ong mật được phân bổ rộng rãi trên trái đất. Cơ thể của chúng khá mũm mĩm và được phân thành nhiều đốt, bao phủ bên ngoài thân là một lớp màu đen tuyền.
Nọc của ong bầu không chứa độc. Nhưng nếu bị chúng đốt, bạn sẽ cảm đau nhức, khó chịu và sưng nhẹ ở vị trí bị đốt.
Ong ruồi
Vị trí cuối cùng trong danh sách các loài ong ở Việt Nam mà bài viết muốn gửi tới bạn chính là ong ruồi. Chúng có kích thước nhỏ, đầu tô và có cơ thể thon dài.
Ong mật thường di chuyển chậm chạp và xây tổ rất bé. Tổ của chúng nằm trong các bụi cỏ hoặc dưới các cành cây to.
Ong ruồi thuộc một trong các loài ong mật ít độc. Tuy nhiên, vì số lượng cá thể mỗi đàn khá ít nên chúng không phù hợp để nuôi lấy mật.
Cách chữa ong đốt hiệu quả
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp bị ong đốt. Chính vì vậy, việc hiểu rõ một số kỹ năng và biện pháp xử lý khi bị ong đốt là vô cùng cần thiết.
Các bước sơ cứu khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, bạn cần bình tĩnh di chuyển khỏi khu vực địa bàn của ong. Sau đó tiến hành sơ cứu bằng cách: sử dụng nhíp rút hết các ngòi chích của ong ra khỏi vết chích trên cơ thể, rồi vệ sinh khu vực bị đốt bằng nước ấm hoặc xà phòng.
Tiếp theo, chườm đá hoặc đắp khăn lạnh lên vết chích để giảm sưng, Cuối cùng, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Không được bóp, nặn ngòi ong ra khỏi cơ thể bởi vòi ong chứa túi độc. Việc bóp, nặn vòi ong có thể khiến túi độc bị vỡ và làm chất độc thấm sâu hơn vào trong cơ thể.
Chữa ong đốt cách nào thì hiệu quả?
Tùy theo hoàn cảnh, trường hợp bạn bị loài ong nào chích mà bạn có những biện pháp sơ cứu và chữa trị khác nhau.
- Sử dụng đá hoặc kem đánh răng: Nếu bạn bị ong chích ở khu vực dân cư, bạn hãy sử dụng đá lạnh hoặc bôi kem đánh răng vào vết chích để giảm sưng tấy.
- Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp làm lành vết thương và làm dịu cơn đau nhanh chóng.
- Lá chuối: Nếu bạn bị ong đốt ở trong rừng, hãy đi đến các bờ suốt, tìm lá chuối rừng để nhai rồi đắp lên vị trí ong cắn. Việc này sẽ giúp cơn đau của bạn giảm đi nhanh chóng.
Ong làm tổ trong nhà là điềm tốt hay xấu?
Theo phong thủy, ong là con vật mang nhiều dương khí. Đặc điểm sống theo bầy đàn của chúng cũng được xem là biểu tượng của sự sum họp, thuận hòa, tài lộc và may mắn.
Chính vì vậy, nếu ong xây tổ trong nhà bạn thì chứng tỏ phong thủy trong nhà đang dần tốt lên. Không khí gia đình dần hòa thuận và gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong thời gian tới.
Mơ thấy ong đánh con gì?
Mỗi loài vật đều mang một con số may mắn riêng và các loài ong ở Việt Nam cũng vậy. Nếu trong lúc ngủ bạn mơ thấy chúng thì bạn có thể đánh những con số sau:
- Mơ thấy một con ong riêng lẻ: Ong vàng thì đánh số 88, 87. Ong đen thì đánh số 90, 09. Còn ong mật thì đánh số 12, 52.
- Mơ thấy bị ong đốt: Đánh số 76, 43.
- Mơ thấy một đàn ong bay vào trong nhà: Đánh số 39, 93.
- Mơ thấy ong đang hút mật: Đánh số 78, 96
Lời kết
Trên đây là thông tin về các loài ong ở Việt Nam mà Soc-pet đã tổng hợp và muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ phân biệt được các loài ong có độc và ong mật. Đồng thời biết cách sơ cứu và chữa trị khi bị ong đốt hữu hiệu nhất. Ngoài ra, bạn đừng quên truy cập Soc-pet.com để tìm đọc nhiều bài viết thú vị về các loài động vật khác nhé!
Từ khóa » Các Loài Ong độc ở Việt Nam
-
Các Loài Ong độc ở Việt Nam
-
Nhận Biết Các Loài Ong Và Cách Sơ Cứu Khi Ong đốt
-
Điểm Danh Các Loài Ong độc Tại Việt Nam - Top Lời Giải
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Ong Vò Vẽ, Ong Mật Và Ong Vàng - Gạo Cưng
-
Khám Phá Các Loại Ong độc, Nguy Hiểm Nhất Trái đất Hiện Nay
-
Các Loài Ong Thường Gặp Phổ Biến ở Việt Nam
-
Top 10 Loài Ong độc Nhất Thế Giới Hiện Nay 2022
-
Nhận Biết Loài Ong 'tử Thần' Gây Chết Người Trong 10 Phút
-
Điểm Danh 10 Loại Ong Thường Gặp Nhất Tại Việt Nam Và Thế Giới
-
Các Loại Ong Thường Gặp ở Việt Nam Và Trên Thế Giới - Nên Đọc
-
Ong đốt - Khi Nào Là Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Biểu Hiện Nhiễm độc Và Nhận Dạng Loại Ong Nguy Hiểm
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Ong Vò Vẽ, Ong Mật Và Ong Vàng