Các Loài Ong Thường Gặp Phổ Biến ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Các loài ong ở Việt Nam bao gồm những loại nào, loài nào phổ biến và thường gặp nhất? Có vài loài được xem là khá nguy hiểm, một số khác lại vô cùng lành tính và không đốt ở Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Ong vò vẽ
Ong vò vẽ là một loài ong thuộc giống Vespa, là một trong những loài ong lớn nhất có kích thước có thể đạt đến 5.5 cm. Trên thế giới có khoản 20 loài ong vò vẽ. Chúng được xếp vào loại có tính hung hãn và có nọc độc có thể gây nguy hiểm cho con người.
- Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ong vò vẽ ở các hốc tường, khoảng trống trên mái nhà, trong chuồng chim, dưới mái hiên, nhà kho hay Garage,….
- Ong vò vẽ làm tổ từ bột gỗ và nước bọt của chúng
- Tổ ong vò vẽ thường được xây dựng trong các địa điểm trú ẩn dễ đi ra ngoài.
2. Ong bắp cày
Ong bắp cày được phân bố rộng rãi và có số lượng đông đảo nhất tại Việt Nam. Cơ thể mỗi loài ong bắp cày sẽ có màu sắc khác nhau, chủ yếu vẫn là: màu nâu, vàng, đen hoặc có những màu kẻ sọc đan xen nhau
Đa số các loài ong bắp cày đều có nọc độc chứa Acetylcholine có thể làm phân hủy các mô cơ người. Bị ong bắp cày đốt, có thể bị sốc, tê liệt thần kinh và tử vong nếu kịp thời không chữa trị.
3. Ong mật
Ong mật là loài được con người nuôi để phục vụ kinh tế. Ong mật có nhiều màu sắc khác nhau: vàng, nâu, đen hay cam và cơ thể của ong mật phủ đầy lông màu sáng. Ong mật khá hiền lành trừ khi tổ của chúng bị quấy phá. Chúng có kích thước tương tự với ong vò vẽ nhưng có nhiều lông hơn.
Bạn sẽ dễ dàng thấy ong mật trong các hốc cây rỗng, ống khói, hốc tường hoặc mái nhà. Đàn ong mật sẽ bay và tụ tập thành cụm trên cành cây. Số ong trong một đàn ong mật thường khoảng 30.000 con.
4. Ong đất
Ong đất là một trong những loài ong có nọc độc tại Việt Nam. Khi bị chúng đốt sẽ gây ra tình trạng đau buốt, sốt, sốc nhiệt, sưng tấy, co rút, thậm chí có thể gây ra tình trạng dị ứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Cơ thể ong đất có kích thước khá nhỏ bé, dài 5mm, có màu vàng nâu hoặc nâu xám xen lẫn đen tuyền.
5. Ong nghệ
Con cái màu đen, con đực có màu vàng, lông màu vàng tươi như nghệ, đan xen màu cam hay trắng trên ngực, bụng đầy lông. Tổ của chúng có thể dễ dàng tìm thấy ở dưới đất hay trong các hốc, hang chuột bị bỏ hoang. Ong nghệ hầu như không gây nguy hiểm gì, trừ khi tổ của chúng bị quấy phá.
6. Ong đục gỗ
Ong đục gỗ có vòi đốt, con đực thì không có đặt điểm này, phần bụng của chúng khá bóng và mịn. Bạn có thể tìm thấy ong đục gỗ quanh tòa nhà, cũng như các tấm ván. Chúng có hình Oval và thường đục gỗ để đẻ trứng, vì thế mà chúng được đặt tên “Ong đục gỗ”.
Bạn sẽ thường tìm thấy tổ Ong đục gỗ ở mái hiên, la phông, viền cửa sổ, tầng nóc, ván lá sách và đồ đạc để ngoài trời. Thời gian chúng xuất hiện đa phần là vào cuối mùa xuân đến giữa tháng 10.
Thức ăn của ong đục gỗ đa phần là hoa chứa phấn hoa như: hoa thủy tiên, hoa păng xê. Chúng là những con ong đơn độc, do đó chúng không sống thành đàn và hiếm khi đốt người.
7. Ong sát thủ
Ong sát thủ được lai tạo giữa ong mật châu Phi và ong mật phương Tây. Ong sát thủ là một trong những loài ong có sức sát thương lớn rất lớn đối với con người. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng và các loài ong khác. Chúng có xu hướng di chuyển theo bày đàn.
8. Ong mặt quỷ
Ong mặt quỷ có xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á, thường xuất hiện nhiều ở miền nam Trung Quốc. Phần đầu của nó có màu vàng nâu, có hai chiếc râu phân đốt màu nâu đen. Ong mặt quỷ có khuôn ngực màu nâu sẫm, đen
Bụng của ong mặt quỷ có sự đan xen giữa dải màu nâu sẫm, dải màu vàng, nâu vàng, màu nâu đỏ. Ong mặt quỷ là một trong những loài ong độc nhất trên thế giới, nhưng lại ít xuất hiện tại Việt Nam.
9. Ong bầu
- Ong bầu cũng là loài ong thuộc họ ong mật, chúng có rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất.
- Ong bầu có cơ thể phân đốt, có màu đen tuyền, thân to và mũm mĩm.
- Giữa ngực ong bầu có sợi lông màu vàng nhạt.
- Trên cơ thể ong bầu có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt.
- Nọc của ong bầu không có độc, nhưng sẽ gây cảm giác đau, sưng nhẹ khi bị chích.
10. Loài ong vàng
- Ong vàng là một trong những loài ong được xem là hiền lành, không độc.
- Ong vàng có thân hình nhỏ, ít lông, có sự đan xen giữa dải sọc màu vàng và đen trên cơ thể.
- Ong vàng có tác dụng rất lớn cho người nông dân trong việc thụ phấn cho cây trồng.
- Ong vàng thường tự vệ khi gặp nguy hiểm, đe dọa bằng vòi chích cứ không chủ động tấn công.
- Vết chích của loại này không có độc nhưng gây ngứa, khó chịu cho đối tượng bị chích.
Thông tin tổng quát về loài ong
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao bên cạnh kiến và mối. Ong có nhiều loài rất đa dạng, có một số loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…
Ong có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và đều có sự phân công công việc rõ ràng. Ong chúa có tuổi thọ khoảng 5 năm và có nhiệm vụ lấp đầy tổ với trứng. Đảm nhận công việc bận rộn nhất trong những tháng hè – đây là lúc tổ ong cần đến sức mạnh tối đa, số trứng ong chúa đẻ mỗi ngày có thể lên tới 2500 quả.
Ong chúa có thể kiểm soát giới tính của trứng ong. Nếu ong chúa sử dụng ấu trùng được tích trữ để thụ tinh thì ấu trùng nở ra sẽ là cái. Nếu trứng không được thụ tinh, ấu trùng nở ra là đực. Nói cách khác, ong cái được thừa hưởng gen từ mẹ và bố, trong khi ong đực chỉ thừa hưởng gen từ mẹ.
Trên đây là 10 loài ong phổ biến tại Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất.
Từ khóa » Các Loài Ong độc ở Việt Nam
-
Các Loài Ong độc ở Việt Nam
-
Nhận Biết Các Loài Ong Và Cách Sơ Cứu Khi Ong đốt
-
Điểm Danh Các Loài Ong độc Tại Việt Nam - Top Lời Giải
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Ong Vò Vẽ, Ong Mật Và Ong Vàng - Gạo Cưng
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Cách Phân Biệt Và Sơ Cứu Khi Bị Ong đốt
-
Khám Phá Các Loại Ong độc, Nguy Hiểm Nhất Trái đất Hiện Nay
-
Top 10 Loài Ong độc Nhất Thế Giới Hiện Nay 2022
-
Nhận Biết Loài Ong 'tử Thần' Gây Chết Người Trong 10 Phút
-
Điểm Danh 10 Loại Ong Thường Gặp Nhất Tại Việt Nam Và Thế Giới
-
Các Loại Ong Thường Gặp ở Việt Nam Và Trên Thế Giới - Nên Đọc
-
Ong đốt - Khi Nào Là Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Biểu Hiện Nhiễm độc Và Nhận Dạng Loại Ong Nguy Hiểm
-
Các Loài Ong ở Việt Nam: Ong Vò Vẽ, Ong Mật Và Ong Vàng