Các Loại Pháo Mỹ Sử Dụng Trong Chiến Tranh Việt Nam - VnExpress
Theo một số báo cáo, Mỹ đã chi khoảng 111 tỷ USD cho cuộc chiến ở Việt Nam từ năm 1955 đến 1975. Washington điều động tới chiến trường hàng chục loại máy bay, trực thăng, phương tiện quân sự và đặc biệt là những khẩu pháo hỏa lực cực mạnh. Tuy nhiên, họ vẫn thất bại và hứng chịu tổn thất lớn trên phương diện chính trị, tạo ra cái gọi là "hội chứng Việt Nam", nhiều năm sau vẫn ám ảnh người Mỹ.
Lựu pháo M102
Tháng 6/1964, Mỹ triển khai lựu pháo M102 hỗ trợ quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh. Với đường đạn vòng cung, tầm bắn đến vài chục km, lựu pháo cho phép xạ thủ có thể tấn công những địa điểm nằm khuất sau vật cản. Nhờ đặc điểm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn.
Vì ít có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một hay vài phát đạn, lựu pháo thường được triển khai thành đội và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh.
Một khẩu pháo M102 tiêu chuẩn nặng khoảng 1.400 kg, dài 5,2 m, rộng 1,6 m, tốc độ bắn 3 viên/phút, sơ tốc đạn 494 m/s và được điều khiển bởi kíp chiến đấu gồm 8 người. Pháo M102 có khả năng xoay 360 độ trên trục. Nòng pháo có thể nâng cao từ 5 đến 75 độ.
Lựu pháo M114
Lựu pháo M114 là loại pháo nòng 155mm do Mỹ sản xuất, được sử dụng rộng rãi như loại pháo hạng trung của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Đây là loại pháo xe kéo tương đối cơ động, có thể tác chiến trên nhiều địa hình khó khăn như như rừng rậm hay bùn lầy. Pháo có nòng dài 2,4 m, tầm bắn tối đa 14,6 km, tốc độ bắn 4 lần/phút. Pháo thường được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa triển khai để tấn công yểm trợ trong các cuộc càn quét, bố trí tại cứ điểm gần khu vực tác chiến.
Lựu pháo M114 xuất hiện trong các chiến dịch lớn. Mặc dù có cỡ nòng và hỏa lực mạnh hơn loại pháo M-46 130mm của quân giải phóng Việt Nam nhưng M114 lại có tốc độ bắn chậm và tầm bắn hạn chế hơn vì thế thường thua trong các cuộc đấu pháo.
Lựu pháo M101
Lựu pháo M101 105mm là loại pháo mặt đất hạng nhẹ tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, được sản xuất năm 1941. Pháo có độ dài nòng 2,3 m, góc bắn từ -5 đến 66 độ, sơ tốc đạn 472 m/s, tầm bắn 11,2 km, tốc độ bắn từ 3 - 10 lần/phút, góc quay ngang 46 độ, tùy thuộc vào kỹ năng của khẩu đội.
Pháo sở hữu bộ càng có thể xếp mở cơ động, thiết bị chống giật thủy lực, khóa nòng trượt theo phương ngang và cơ chế nạp đạn riêng biệt. Lựu pháo M101 sử dụng loại đạn nổ.
Với độ chính xác cao và hỏa lực mạnh pháo chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh tiến công.
Quân đội Mỹ sử dụng loại pháo này trong suốt Chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Pháo tự hành M110
M110 203mm là loại pháo tự hành lớn nhất trong kho của quân đội Mỹ, chính thức biên chế cho các đơn vị Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1963.
M110 từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh vùng Vịnh. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ, định vị, bắn phá pháo binh đồng thời ngăn chặn hệ thống phòng không đối phương.
Theo thông số kỹ thuật từ nhà sản xuất, M110 nặng 28,3 tấn, dài 18,8 m, rộng 3,1 m, cao 3,1 m, có tầm bắn từ 16,8 km đến 25 km khi bắn đạn tiêu chuẩn, và lên đến 30 km khi bắn đạn có tên lửa hỗ trợ.
Tốc độ bắn điển hình của M110 là ba viên trên hai phút khi hoạt động hết công suất và một viên trên hai phút khi hoạt động bình thường. M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn. Tuy nhiên, nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của pháo do kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng.
Tổ điều khiển có thể tăng tốc độ bắn lên hai đến 4 phát một phút nếu nạp đạn bằng tay. Việc này đòi hỏi nhiều sức người nhưng lại có ưu điểm là không cần phải hạ nòng như dùng dầm tự động.
M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 người trên xe, gồm lái xe, hai pháo thủ, hai lính thực hiện việc nạp đạn, cùng 8 lính hỗ trợ đi kèm.
Tuy M110 sở hữu hỏa lực cực mạnh nhưng tốc độ bắn quá chậm. Nhược điểm này khiến chúng không được đánh giá cao bằng những khẩu pháo xe kéo nòng dài M46 130 mm hay D74 122 mm của quân giải phóng Việt Nam.
Pháo tự hành M107
M107, từng được quân lực Việt Nam Cộng hòa gọi là "Vua chiến trường", là loại pháo tự hành nòng dài, trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962. Pháo được triển khai trên chiến trường Việt Nam từ năm 1968.
M107 nặng 28,2 tấn, dài 11,3 m, rộng 3,14 m, cao 3,47 m, nòng pháo dài 9,15 m, sơ tốc đạn 914 m/s, tầm bắn 32,7 km, sở hữu máy nâng và nạp đạn bằng thiết bị thủy lực. Kíp điều khiển pháo gồm 13 người.
Pháo tự hành M107 sử dụng hai loạn đạn là đạn nổ mạnh M437 với bán kính sát thương trên 50 m và đạn hạt nhân 15 kiloton. Vì đạn pháo nặng và có kích thước lớn nên chỉ có thể dự trữ tối đa 2 viên trong xe. Khi tham gia chiến đấu, M107 cần đi cùng xe tải đạn.
Việc nạp đạn được tiến hành thủ công. Trong quá trình nạp, nòng pháo phải hạ xuống sau đó mới nâng lên trở lại để bắn, vì thế tốc độ khai hỏa rất chậm, chỉ từ một đến hai pháo mỗi phút.
Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của pháo M107 tại chiến trường Việt Nam không cao. Một số lượng khá lớn pháo tự hành M107 đã bị tiêu diệt suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong chiến dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam đã thu giữ hàng trăm khẩu pháo cùng hàng nghìn viên đạn, trong đó có 12 pháo tự hành M107.
Vũ Hoàng (tổng hợp)
- Các loại súng Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam
Từ khóa » đại Bác 130mm Ly
-
Pháo 130mm M46 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Bác Thế Kỷ XX – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá Lựu Pháo Dã Chiến Nòng Dài M-46 130 Mm - Báo Lao Động
-
Các Loại Pháo đáng Gờm Trong Chiến Tranh Việt Nam | Báo Dân Trí
-
Pháo M46 Trong Quân đội Việt Nam - Báo Nghệ An
-
Syria độ Lại Pháo M-46 Có Từ 60 Năm Trước Thành Vũ Khí Hiện đại Diệt IS
-
Súng Thần Công Nhà Nguyễn Mạnh Tới đâu? - PLO
-
Điểm Danh Những Loại Pháo Tự Hành Của Triều Tiên
-
Khí Tài Lữ đoàn Hải Quân đánh Bộ Việt Nam Mạnh Cỡ Nào?
-
Bảo Vệ Leningrad Và Trận đấu Pháo Lớn Nhất Trong Lịch Sử Chiến Tranh
-
Những Siêu đại Bác Khủng Khiếp Nhất Trong Lịch Sử Chiến Tranh - SOHA
-
Khám Phá Pháo 130mm Cực Kỳ Mạnh Mẽ Của Việt Nam
-
Honda Sông Trà | Nói Tới Honda, Nghĩ đến Sông Trà - Đại Lý Xe Máy