Khí Tài Lữ đoàn Hải Quân đánh Bộ Việt Nam Mạnh Cỡ Nào?

Pháo mặt đất nòng dài M46 130mm

Pháo M46 (định danh đầy đủ “pháo mặt đất xe kéo M1954”), là phương tiện tác chiến thời chiến tranh Lạnh của Liên Xô chuyên làm nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng lục quân.

M46 được công khai với các quan sát viên phương Tây vào năm 1954 (nên nó được gọi là M1954) và đi vào trang bị trong quân đội các nước thân thiện với Liên Xô từ Trung Đông, châu Phi, Nam Mĩ đến châu Á và Đông Âu.

Mặc dù M46 xuất hiện từ những năm đầu của chiến tranh Lạnh thì hiện nay không những M46 vẫn còn được sử dụng mà nó còn được liên tục nâng cấp tầm bắn lần hiệu quả.

Sự thành công trong thiết kế của M46 130mm được thể hiện qua vô số cuộc chiến tranh mà nó được sử dụng. Hiện tại vẫn còn nhiều quốc gia dùng M46 như Afghanistan, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Việt Nam, Thái Lan, Syria...

Sở dĩ Israel có M46 là vì họ thu được khoảng 100 khẩu từ các quốc gia Ả Rập trong các cuộc chiến tranh. Trung Quốc sản xuất phiên bản nhái của M46 với tên gọi Type 59-1.

Thiết kế của M46 là thiết kế tiêu chuẩn trong phân lớp pháo binh của nó. Nòng pháo M46 dài, thon được đặt trên 2 bánh cao su lớn để di chuyển, để chống xô đẩy khỏi vị trí khi bắn M46 có hai “càng” dài, pháo thủ sẽ đóng một phần của 2 cái “càng” này xuống đất.

Pháo M46 130mm với nòng dài cho tầm bắn xa.
Pháo M46 130mm với nòng dài cho tầm bắn xa.

Tiếp đó là có một tấm khiên cạnh nòng pháo giúp bảo vệ mức tối thiểu cho pháo thủ khỏi đạn nhọn và mảnh. Loa giảm giật to ở đầu nòng pháo giúp giảm chấn động khi khai hỏa, còn kích cỡ vừa phải giúp M46 có thể được vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện so với các mẫu pháo cùng hạng đời trước và thiết lập trận địa bất cứ đâu miễn vừa với kích cỡ của nó.

Pháo 130mm Việt Nam khai hỏa.
Pháo 130mm Việt Nam khai hỏa.
Kíp pháo thủ tiêu chuẩn của M46 130mm là 8 người. Phân hạng pháo xe kéo và với khối lượng 8,45 tấn của M46 nghĩa là để di chuyển M46 đảm bảo trong các loại địa hình người ta sẽ cần một xe tải nặng để kéo nó, ví dụ như Hải quân Việt Nam sử dụng xe tải Kraz 255B để kéo M46. Góc nâng hạ tối đa của nòng pháo M46 là -2,5° đến 45° và xoay 50°.

Tốc độ bắn của pháo phụ thuộc nhiều vào độ thuần thục của kíp pháo thủ, nhưng với kỹ năng tốt pháo 130 mm loại này sẽ đạt tốc độ 6 viên/phút trong trạng thái bình thường, còn nếu bắn lâu thì tốc độ khoảng 5 viên/phút, trong khi bắn cấp tập thời gian ngắn có thể đạt tốc độ tới 8 viên/phút.

Sơ tốc đầu nòng đạt 930 m/s, tầm bắn tối đa của pháo M46 là 27 km còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38 km. Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng.

Sức mạnh của M46 130mm là không thể bàn cãi.
Sức mạnh của M46 130mm là không thể bàn cãi.
Các loại đạn pháo sử dụng cho M46 gồm: đạn pháo nổ mảnh 0F-43 và OF-44 có tầm bắn lần lượt là 27km và 22km; đạn pháo tăng tầm tầm bắn 38km; đạn xuyên giáp chống tăng tầm bắn chỉ khoảng 1.140m nhưng là bắn trực tiếp ngắm bắn qua nòng pháo, và các loại đạn cháy, đạn khói lẫn đạn hóa học. Lữ đoàn 101 Hải quân đánh bộ Việt Nam, với những chiến sĩ áo yếm trắng xanh thao tác với khẩu pháo M46 130mm có lẽ là hình ảnh hiếm gặp, nhưng sự thực là tiểu đoàn pháo mặt đất biên chế trong đội hình Lữ đoàn này sử dụng cả pháo nòng dài M46 130mm lẫn lựu pháo D-20 152 mm. Trong cuộc chiến giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979, Lữ đoàn 101 khi đổ bộ lên Campuchia, họ đã được pháo M46 130mm lợi dụng tầm bắn xa đặt trên đảo Phú Quốc yểm hộ.
Trận địa pháo 130mm.
Trận địa pháo 130mm.
Tầm bắn và sức công phá của pháo 130 mm đảm bảo thiệt hại nặng cho đối phương khi bị pháo kích trúng đội hình, điều đặc biệt là duy nhất Lữ đoàn Hải quân đánh bộ được trang bị pháo hạng nặng 130 mm trong biên chế cùng với các đơn vị lính thủy, xe tăng trong một đội hình cấp Lữ/Sư đoàn, điều đó cho thấy sự phong phú khí tài và sức mạnh được tập trung ở các Lữ đoàn thiện chiến này. Lựu pháo D-20 152mm Pháo D-20 M1955 được nghiên cứu từ những năm 1950 và được đặt trên khung giống với khung pháo D-74 122mm. Kíp xạ thủ tiêu chuẩn của D20 là 8 người và pháo được kéo bởi xe tải Ural 375, nhưng để đồng bộ trong hậu cần ở các Lữ đoàn Hải quân đánh bộ, pháo 152 mm sẽ được kéo bởi xe tải Kraz 255B vốn cũng kéo pháo 130 mm. Hiện tại, Nga vẫn sử dụng pháo D20 trong biên chế với khoảng 1.000 khẩu. Cũng như M46 130 mm, pháo D20 có hai “càng” được cố định với mặt đất để ổn định khi bắn lẫn 2 bánh lốp để di chuyển, bên cạnh tấm khiên bảo vệ cho pháo thủ. D20 sử dụng hai ống thủy lực để giảm giật cho nòng pháo, góc nâng hạ tối đa của loại pháo 152 mm này là từ -5° đến 65°.

Quả đạn pháo cỡ 152 mm sử dụng cho D20 nặng khoảng 43,5 kg khiến tốc độ bắn cấp tập thời gian ngắn là 6 viên/phút, torng khi bắn liên tục lâu thì tốc độ sẽ giảm còn khoảng 1 viên/phút.

Pháo D-20 152mm.
Pháo D-20 152mm.

Đạn pháo có các loại từ nổ mảnh thông thường tầm bắn 17,4km đến đạn tăng tầm tầm bắn 24 km, đặc biệt có loại đạn xuyên giáp nặng 107,54 kg xuyên được 122 mm thép ở tầm 1.000 m. Bên cạnh đó là các loại đạn pháo cháy, đạn khói hay thậm chí bắn đạn rải mìn.

Có thể nói, pháo D20 152 mm tuy thua pháo M46 130 mm về tầm bắn nhưng ưu điểm của nó rõ ràng là sức công phá mạnh, gọn nhẹ hơn cũng như góc bắn cao hơn, bắn được các mục tiêu bị che khuất hơn so với M46.

Việc sử dụng D20 trong tiểu đoàn pháo của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ bên cạnh M46 giúp chúng hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo đòn giáng uy lực nhất xuống mục tiêu.

Pháo 152 mm của một lữ đoàn pháo binh.
Pháo 152 mm của một lữ đoàn pháo binh.
Hơn nữa, cần biết rằng chức năng của Hải quân đánh bộ Việt Nam không chỉ đổ bộ từ biển vào, mà còn bao gồm cả bảo vệ các vùng duyên hải chống lại sự đổ bộ của quân đội nước khác, khi đó biên chế pháo binh trong đội hình Lữ đoàn sẽ giúp đơn vị chủ động giáng đòn sấm sét xuống tàu chiến lẫn đội hình địch đã lên bờ, tạo điều kiện cho các tiểu đoàn tăng thiết giáp chở lính Hải quân tiến lên tiêu diệt. Tiểu đoàn phòng không: Pháo cao xạ 37mm và tên lửa vác vai Strela, Igla

Pháo phòng không cỡ nòng 37mm là loại pháo phòng không được Liên Xô bắt đầu sử dụng từ năm 1939 và phát huy hiệu quả trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, bên cạnh chức năng phòng không nó còn có thể bắn các loại phương tiện bọc giáp nhẹ.

Pháo đặt trên bệ 4 bánh và phiên bản Hải quân đánh bộ sử dụng là mẫu Type 55 của Trung Quốc với hai nòng pháo 37mm tốc độ bắn 80 viên/phút mỗi nòng, tầm bắn hiệu quả 2,5-3km, còn khi bắn mục tiêu mặt đất tầm đạt tới 4,4km.

Kíp pháo thủ của pháo 37mm cũng là 8 người và pháo 37 mm có thể dễ dàng kéo bởi các loại xe tải hạng trung như Zil-131.
Tiểu đoàn phòng không của Lữ đoàn HQĐB trang bị pháo cao xạ 37mm và tên lửa phòng không vác vai.
Tiểu đoàn phòng không của Lữ đoàn HQĐB trang bị pháo cao xạ 37mm và tên lửa phòng không vác vai.
Bên cạnh pháo cao xạ, lực lượng phòng không của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ cũng biên chế tên lửa vác vai tầm nhiệt các loại như A-72 theo cách gọi của Việt Nam (tên chính thức của Nga là 9K32 Strela 2 hoặc NATO gọi là SA-7) tầm bắn khoảng 4 km, tầm cao khoảng 2,3 km với mục tiêu bay tốc độ tối đa 150 m/s.

Cách sử dụng khá đơn giản chỉ với một người thao tác: Khi nhận diện mục tiêu, xạ thủ nhắm bằng thước ngắm cơ khí và bóp “nửa cò”.

Thao tác này sẽ kích hoạt đầu dò nhiệt và tìm kiếm tín hiệu, khi đầu dò đã phát hiện được sẽ có đèn xanh nhấp nháy và tiếng kêu, lúc đó xạ thủ sẽ bóp cò hết cỡ để bắn tên lửa, đây gọi là cơ chế bắn thủ công.

Ở cơ chế bắn tự động dùng để bắn các mục tiêu bay nhanh tới, xạ thủ chỉ việc bóp cò hết cỡ 1 lần, đầu dò sẽ dò tín hiệu nhiệt và tự động khai hỏa tên lửa khi tín hiệu đủ mạnh.

Pháo 37mm nòng kép trong đội hình Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ.
Pháo 37mm nòng kép trong đội hình Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ.
Với khối lượng khoảng 15kg, tên lửa SA-7 chỉ cần một người để thao tác, do đó có tính cơ động rất cao. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam ngoài loại SA-7 thì có các loại tên lửa vác vai khác như Igla-1M và loại mới nhất là Igla-S (NATO định danh là SA-24) với các thông số vượt trội nhiều lần so với SA-7, biết đâu chúng sẽ được trang bị cho lực lượng Hải quân đánh bộ ở tương lai không xa? Lực lượng phòng không của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ được biên chế một tiểu đoàn với các loại khí tài như trên, đảm bảo “ô phòng không” cho các lực lượng trong lữ đoàn hoàn thành nhiệm vụ.
Tên lửa Igla-1M.
Tên lửa Igla-1M.
Với sự đa dạng của các loại khí tài, từ xe tăng - thiết giáp, pháo binh đến pháo ca xạ, tên lửa phòng không bên cạnh lực lượng lính chiến, tất cả gộp trong đội hình một Lữ đoàn cho thấy Hải quân đánh bộ là một binh chủng được ưu tiên trang bị mạnh, cơ động cao và khả năng tác chiến độc lập rất tốt với các Lữ đoàn cơ giới hóa, đảm bảo là “nắm đấm thép” của Hải quân và Quân đội Việt Nam trong bất cứ nhiệm vụ nào, đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu là lực lượng chủ lực chi viện cho biển đảo khi có tình huống xuất hiện.
Hải quân đánh bộ luôn sẵn sàng lên đường bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Hải quân đánh bộ luôn sẵn sàng lên đường bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Theo Kiến thức

Từ khóa » đại Bác 130mm Ly