Các Loại Phụ Phí Hãng Tàu Thu Cho 1 Lô Hàng Xk / Nk.
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Các loại phụ phí hãng tàu thu cho 1 lô hàng xk / nk.2/14/2014 27 Comments (Vietxnk) - Có nhiều trường hợp khách hàng của Vietxnk - Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Đàm Việt hỏi về các phụ phí của hãng tàu thu. Các câu hỏi thường gặp như: Phí THC là gì? Phí Handling là sao? Tại sao lại thu phí CIC đối với hàng nhập? Một lô hàng xuất / nhập có bao nhiêu loại phụ phí phải trả cho hãng tàu / forwader?... Hôm nay, Vietxnk sẽ giải thích các loại phụ phí vận tải biển hãng tàu (Phụ phí cước biển - Ocean freight surcharges) sẽ thu thường gặp trong vận tải container (hàng lẻ / hàng nguyên container) đường biển. 1. Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC. 2. Phí Handling (Handling fee) thực ra phí này là do các công ty Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan... 3. Phí D/O (Delivery Order fee), phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O. 4. Phí AMS (Advanced Manifest System fee) khoảng 25 Usd / Bill of lading. Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada... 5. Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á). 6. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ (Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không). 7. Phí CFS (Container Freight Station fee) Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 8. Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee): Chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa. - Phí chỉnh sửa B/L trước khi tàu cập cảng đích hoặc trước khi khai manifest tại cảng đích thường là 50 Usd. - Phí chỉnh sửa B/L sau khi tàu cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập. Thường không dưới 100 USD. 9. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu. Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)… - Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu). - Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á). 10. Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 11. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. 12. Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm). 13. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng). phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh. 14. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee) 15. Phí lưu container tại bãi của cảng (DETENTION); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DEMURRAGE); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE) - DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE đối với hàng xuất khẩu: * Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tầu dự kiến. Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và phí đảo / chuyển container. * Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên. - DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE được tính với hàng nhập khẩu: Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên. Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE). 16. Thu hộ cước vận tải biển hàng nhập = Phí IFB Là việc cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá... lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến. Các công ty forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó. 17. Phí ISF = Importer Security Filing = Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF - Importer Security Filing). Ngoài các thông tin giống như khai AMS, thủ tục khai ISF form yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (Importer of record number), mã số hàng hóa (Commodity HTSUS number) và nhà vận tải đóng hàng vào container (Consolidatior). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ. Thường việc kê khai ISF (Importer Security Filing - Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu) sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Chi phí cho việc kê khai ISF cũng khoảng 25 usd / Bill. (2013) 18. Phí kẹt cảng / phí tắc nghẽn cảng / thu hộ phí PCS = Port Congestion Surcharge - PCS là phí phát sinh mang tính thời vụ, khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng (khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container). Một số hãng tàu và đại lý lợi dụng điều đó để tranh thủ thu phí tắc nghẽn cảng, cho dù nguyên nhân tắc nghẽn không phải do cảng mà là do ùn tắc giao thông đường bộ kết nối cảng… 19. Phí thay đổi cảng đích - Phí COD (Change of Destination) là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. ví dụ như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ… Các loại phụ phí cước biển Hãng tàu - Forwarder thu cho 1 lô hàng xuất khẩu - nhập khẩu. Cac loai phu phi cuoc tau trong van tai container duong bien from Viet Xnk Mời tham khảo: - Ký khống - Có nên ký khống hồ sơ khai báo hải quan. - Công ty bạn đang sử dụng Dịch vụ khai thuê hải quan hay tự làm các thủ tục thông quan hàng hóa?- Tại sao Font mã vạch không hiện trên Tờ khai hải quan điện tử bản in giấy. 27 Comments Vietxnk link 2/15/2014 15:06:27Phụ phí cước biển - Ocean freight surcharges. Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu. Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, đình công…). Phí COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ… http://www.container-transportation.com/phu-phi-cuoc-bien.html Reply vu hien 2/16/2014 00:40:10Well noted Reply Vietxnk 2/25/2014 17:04:10Phụ phí AFR (Japan Advance Filing Rules) = Khai báo e-manifest cho hàng hóa đi Nhật bản Từ 03/2014, Hàng đóng container xuất đi Nhật phải gửi chi tiết B/L (SI) cho hãng tàu / FWD sớm hơn bình thường và có thể bị charge thêm phí AFR (Japan Advance Filing Rules). Reply Vietxnk 4/15/2014 08:55:25Phí IPX là gì? IPX fee là phí dịch vụ chuyển phát nhanh hàng nhập. Reply Dam Huy Hoang Viet 8/3/2014 17:15:42Từ ngày 01/08/2014, theo thông báo của các hãng tàu, hàng hóa nhập về một số cảng tại TP.HCM sẽ bị thu phí kẹt cảng, với lý do nhằm bù đắp chi phí hoạt động cao trong thời gian tắc cảng. Phí kẹt cảng / phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge - PCS) trung bình là 50-100 USD/container 20'/40'và 3 USD / CBM đối với hàng hóa nhập về cảng Cát Lái. Reply Dam Huy Hoang Viet 8/16/2014 21:58:37Hàng đi cửa khẩu có thêm phí: PHÍ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN RA, VÀO CỬA KHẨU Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND, ngày 16/07/2014 quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu. (Áp dụng cho cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và cửa khẩu quốc tế Xa Mát, chưa áp dụng cho các cửa khẩu khác của tỉnh Tây ninh) A. Phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng Đối với hàng hóa khác (trừ các loại gỗ): Cont 20': 400.000 đ Cont 40': 500.000 đ B. Phương tiện vận tải chở hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm xuất tái nhập, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa của nước ngoài gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng hóa chuyển cảng: áp dụng Đối với hàng hóa khác (trừ các loại gỗ): Cont 20": 2.000.000 đ Cont 40": 2.500.000 đ Reply Thuy Duong 10/1/2014 01:29:33Admin oi cho minh hoi nho, fi ve sinh cont co may loai? hang nk nao cung co fi ve sinh cont a? Nhieu khi minh thay fwder bill hoa don fi ve sinh cont thu ho hang tau xong lai co ca fi vsinh cont fwder thu rieng nua, co lo hang bi thu nhung 3 lan fi ve sinh cont. Admin giai thich giup minh duoc k? Reply Dam Huy Hoang Viet (Vietxnk) 10/1/2014 16:38:17Chào bạn, Có nhiều loại phí vệ sinh cont tùy thuộc vào cách làm sạch container. Tùy theo hãng tàu / fwd sẽ thu phí này khi lấy D/O hoặc sau khi trả cont. Trường hợp bạn bị thu phí VS cont 2 lần là do cont quá bẩn phải vs cont bằng nước hay hóa chất... Bạn yên tâm, các cty giao nhận luôn làm đúng vì tất cả đều có hóa đơn. Bạn tham khảo nhé. (vs quét rẻ nhất và vs bằng hóa chất thì mắc nhất). Mục đích thu phí này là để bù đắp chi phí vệ sinh vỏ container, có các loại phí vệ sinh container như sau: 1. Phí vệ sinh cont thông thường (quét): Thường thì hãng tàu / fwd sẽ thu hoặc tạm thu khi bạn lấy D/O. 2. Phí vệ sinh cont phải nộp thêm, có nhiều loại: - Vệ sinh cont không dùng nước: Áp dụng cho các trường hợp sàn cont bẩn bột đá, thạch cao, rác phế liệu, bột nhựa, bột trắng, vụn thủy tinh... phải cạo, quét... - Vệ sinh cont phải dùng nước, hóa chất: Áp dụng cho các trường hợp sàn vách cont bẩn nhựa đường, cám cò (dạng viên), thức ăn gia súc, sắt vụn, đất cát bám bết... phải cạo, rửa bằng nước. - Vệ sinh container bằng hóa chất và tẩy mùi. Áp dụng cho các trường hợp sàn vách cont dính dầu, mỡ, cám cò (dạng bột đá), thực phẩm có mùi, xương gia súc, hóa chất...phải vệ sinh công nghiệp, dùng hóa chất và tẩy mùi. Reply Cty TNHH MTV XNK Đàm Việt 10/1/2014 16:45:23LCL IMPORT LOCAL CHARGE - PHỤ PHÍ HÀNG NHẬP LẺ (LCL) 1. Delivery Order fee - Phí lệnh giao hàng: khoảng 700.000 đ / D/O 2. CFS Charge - Phí bốc xếp cảng đến: tính theo CBM (M3) 3. Destination THC - Phí xếp dỡ cảng đến: tính theo CBM (M3) 4. CIC fee - Phí cân bằng container: tính theo CBM (M3) 5.Handling fee - Phí đại lý: khoảng 700.000 đ / D/O nếu đi qua fwd Reply Cty XNK Đàm Việt 10/1/2014 16:49:46FCL IMPORT LOCAL CHARGE - PHỤ PHÍ HÀNG NHẬP CONTAINER (FCL) 1. Delivery Order fee - Phí lệnh giao hàng: khoảng 700.000 đ / D/O. 2. Destination THC - Phí xếp dỡ cảng đến: tính theo CBM (M3) 3. CIC fee - Phí cân bằng container: tính theo CBM (M3) 4. Handling fee - Phí đại lý: khoảng 700.000 đ / D/O nếu đi qua fwd 5. Cleaning fee - Phí vệ sinh container: tính theo cont 20/40' và tùy theo cách vs cont. Reply Dam Huy Hoang Viet 8/22/2015 08:11:39Những nội dung đáng chú ý trong dự thảo quyết định của Thủ tướng về công bố biểu cước vận tải biển, biểu giá dịch vụ cảng mà Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến. Giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết các bất cập về việc chủ tàu nước ngoài tự ý thu nhiều phụ phí, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo dự thảo, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cảng sẽ phải công bố biểu cước vận tải container, biểu giá dịch vụ cảng biển, bến thủy nội địa. Thông tin này phải có trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và Cục Hàng hải Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp công bố. Trường hợp tăng cước và phụ cước, hiệu lực được tính sau 30 ngày từ lúc công bố. Các loại phụ cước và giá dịch vụ phải công bố (theo dự thảo) bao gồm: - Phụ cước nhiên liệu là chi phí do biến động của giá nhiên liệu chạy tàu vận tải biển, thay đổi theo từng thời kỳ. - Phụ cước thao tác container tại cảng (THC) là chi phí xếp dỡ container và các chi phí thao tác container khác tại cảng biển, cảng, bến thủy nội địa cho tàu nước ngoài hoạt động. - Phụ cước biến động tiền tệ là chi phí do biến động tỷ giá tiền tệ. - Giá dịch vụ niêm chì là chi phí sản xuất, vận chuyển, quản lý niêm chì phục vụ cho việc đóng hàng xuất tại Việt Nam. - Giá dịch vụ lưu bãi hàng nhập là chi phí chủ hàng phải trả cho việc chiếm dụng bãi xuất/nhập tại cảng quá thời hạn qui định. - Giá dịch vụ chứng từ hàng xuất là chi phí hoàn tất các chứng từ hàng xuất theo yêu cầu của khách hàng, hải quan và các cảng nước ngoài. - Giá dịch vụ chứng từ hàng nhập là chi phí hoàn tất các chứng từ hàng nhập theo yêu cầu của khách hàng, hải quan và các cảng nước ngoài. - Giá dịch vụ điện giao hànglà chi phí giao hàng bằng điện thay vì bằng vận đơn gốc như thông lệ, rút ngắn thời gian và chi phí cho khách hàng. - Giá dịch vụ đổi vận đơn là chi phí đổi vận đơn tại Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng. - Giá dịch vụ chỉnh sửa lược khai hàng hóa là chi phí chỉnh sửa nội dung lược khai hàng hóa. - Giá dịch vụ đổi cảng là chi phí phát sinh khi khách hàng yêu cầu thay đổi cảng xuất. - Giá dịch vụ cấp phát chứng thư là chi phí thực hiện dịch vụ cấp phát chứng thư theo yêu cầu của khách hàng. - Giá dịch vụ phạt thanh toán chN Reply Thuyen 10/31/2015 09:29:11DET vs DEM o muc 15 viết nhằm rồi kìa- DEM tại cảng - còn DET tại kho chứ? Reply VietXnk 3/1/2016 23:04:40Đúng rồi mà bạn. DEM tại cảng - còn DET tại kho. https://plus.google.com/+DamHuyHoangVietVietxnk/posts/8N2NXwbv8zq Reply Đàm Việt 6/26/2016 18:55:52Từ 01/07/2016, ngoài phí cân container (Container weighing fee), các công ty XNK còn chịu thêm phí VGM weighing charge và SOLAS Admin Fee. Reply Ny 6/27/2016 11:55:34các trạm cân nằm ở đâu và chi phí như thế nào ạ ? Reply Luxubu 8/5/2016 16:18:58Đối với 1 lô hàng nhập LCL, thì những phí hợp lí nào sẽ được fw thu Reply Đàm Việt 11/8/2016 12:45:35Phí EMI - Equipment Management Imports fee dành cho hàng đi Yangon, Myanmar. - Phí EMI hàng đi cảng Myanmar Industrial Port (MIP Terminal): 300 usd / container 20' / 40' - Phí EMI hàng đi cảng Myanmar International Terminals Thilawa (MITT Terminal): 200 usd / container 20' / 40' Update: tháng 11/2016 Phí EMI là gì? - Equipment Management Imports fee là gì? Reply VietXnk 3/5/2017 12:06:51Từ ngày 20/03/2017, Cảng Cát lái áp dụng thu phí "XE KÉO CONT LƯU TRÚ QUÁ THỜI HẠN ĐỊNH MỨC" là 50.000 đ / giờ. THÔNG BÁO 384 NGÀY 01/03/2017 V/v THU TIỀN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI LƯU TRÚ QUÁ THỜI GIAN ĐỊNH MỨC TRONG CẢNG TÂN CẢNG CÁT LÁI. Reply Đàm Việt 6/9/2017 10:14:48Sau CMA-CGM, Hapag-Lloyd cũng áp dụng phí hủy booking - "No-Show" (Theo thông báo thì phí này chỉ áp dụng cho 1 vài tuyến chứ không phải tất cả các tuyến đang khai thác) Booking cancellation fee / Cancellation and no-show fee. Phí hủy booking (3 ngày trước ngày tàu chạy) là khoảng 60 USD / 20' và 150 usd / 40' Reply Group TTHQ-XNK 8/16/2017 13:05:26United States: Demurrage = space at the terminal = Overseas: Storage = space at the terminal United States: Storage = space at rail depot, warehouse = Overseas: Storage = space at rail depot, warehouse. United States: Per Diem = use of the equipment = Overseas: Demurrage = use of the equipment. United States: Detention = time for loading/unloading = Overseas: Detention = time for loading/unloading. Reply Group TTHQ-XNK 8/26/2019 21:27:39Late payment fee (LPF) = Phí thanh toán tiền local charge TRỄ. Phí EQ - EQUIPMENT MAINTENANCE FEE - Phí bảo trì container (thay thế cho cược container Deposit) Reply Dân XNK 8/26/2019 21:31:11Equipment Maintenance Fee (EQ) If the amount of repair and cleaning cost exceed USD 50/container, then customers need to pay EQ and all the repair and cleaning cost occurred. If the amount of repair and cleaning cost is below USD 50/container, EQ will cover the actual repair and cleaning cost occurred. This EQ only apply for General Cargo (DC/HQ/FO/FC), Reefer and DG cargo still maintain old policy. Reply Phuc 12/6/2019 17:49:14Hình như còn thiếu phí khai VGM cho hàng xuất đi Châu Âu : 25USD/cont ? Reply Tran 8/11/2021 20:28:34cho hỏi phí cancel booking fee là bao nhiêu ạ? Reply Tran 8/11/2021 20:29:07cho hỏi phí cancel booking fee là bao nhiêu? Reply Vietxnk 6/26/2023 21:58:59Cùng tìm hiểu CÁC LOẠI PHÍ PHÁT SINH KHI ĐĂNG KÝ KIỂM HOÁ container (nhập/xuất) tại khu vực Cảng Tân cảng Cát Lái. Xem tại link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02dhF2NfMuNXFHzbjDYGUPvRd6DExHHs4aokwxN8gKM4V1neQKrQRBxK9u9xQQr1e4l&id=100064404590944&mibextid=Nif5oz Reply Vietxnk 11/29/2023 10:48:23Demurrage, Detention Và Despatch trong Nghiệp Vụ Thuê Tàu Chuyến. - Despatch money: Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Despatch money). - Demurrage money: Ngược lại, người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chậm hơn thời gian cho phép, thì bị phạt bốc dỡ hàng chậm (Demurrage money). Mức tiền thưởng thông thường chỉ bằng 1/2 mức tiền phạt. Nguyên tắc của phạt bốc dỡ chậm là “Khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt” (once on demurrage, always on demurrage), tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị phạt. Tiền thưởng lại có thể quy định theo hai trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được (for all time saved) hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (for working time saved). - Detention money Là quy định vê tiền phạt đối với trường hợp: Tàu đến cảng bốc rồi mà hàng hóa chưa sẵn sàng để bốc. Tàu đến cảng dỡ rồi mà chứng từ chưa được sẵn sàng xuất trình. ReplyLeave a Reply. |