Các Loại Rơ Le Bảo Vệ Trong Hệ Thống điện?
Có thể bạn quan tâm
Trước khi đi sâu về các loại rơ le bảo vệ thường gặp trong hệ thống điện. Cùng Điện Kiên Vương xem lại Rơ le là gì?
Rơ le là một loại khí cụ điện tự động thực hiện các chức năng đóng cắt trong các mạch điều khiển, bảo vệ. Khi mà tín hiệu vào biến đổi một cách liên tục và đạt những giá trị xác định thì tín hiệu ra biến đổi nhảy bậc.
- Rơ le là gì? Hoạt động, các bộ phận và phân loại Rơ le?
Mục lục
- Rơ le điện từ
- Rơ le trung gian
- Rơ le điều khiển
- Rơ le dòng điện
- Rơ le điện áp
- Rơ le tần số
- Rơ le nhiệt
- Rơ le thời gian
- Rơ le tốc độ
- Rơ le kỹ thuật số
Rơ le điện từ
Rơ le điện từ làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nếu đặt một vật bằng vật liệu sắt từ (gọi là phần ứng hay nắp từ) trong từ trường do cuộn dây có dòng điện chảy qua sinh ra. Từ trường này sẽ tác động lên nắp từ một lực (hoặc mô men) làm nắp chuyển động.
Rơ le trung gian
Rơ le trung gian được sử dụng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn, từ 4 đến 6 tiếp điểm, vừa có thường đóng vừa có tiếp điểm thường mở, nên rơ le trung gian dùng để truyền tín hiệu khi khả năng đóng, cắt và số lượng tiếp điểm của rơ le chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ một rơ le chính đến nhiều bộ phận khác của sơ đồ mạch điều khiển. Trong các bảng mạch điều khiển dùng các linh kiện điện tử, rơ le trung gian thường được dùng làm phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau đồng thời cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển và phần chấp hành.
Rơ le điều khiển
Rơ le điều khiển, còn gọi là rơ le RID hay công tắc TRON có chức năng như rơ le trung gian, nhưng có kích thước nhỏ hơn, tần số thao tác lớn, hệ số nhả cao.
Rơ le dòng điện
Rơ le dòng điện (Ri) có đại lượng vào là trị số dòng điện của mạch điện phụ tải (mạch động lực). Rơ le tác động hút khi dòng điện qua cuộn dây rơ le đạt trị số dòng tác động Itđ. Khi đó các tiếp điểm thường đóng của rơ le sẽ mở ra và các tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại. Như vậy cuộn dây của rơ le được mắc nối tiếp với mạch điện phụ tải. Sức từ động do cuộn dây rơ le sinh ra trong mạch từ nam châm điện: F = I.w phụ thuộc vào dòng điện mạch phụ tải.
Rơ le dòng điện được sử dụng rộng rãi trong các sơ đồ bảo vệ quá dòng (do quá tải, ngắn mạch…), và tự động điều khiển (mở máy động cơ điện, chuyển đổi mạch điện…) trong hệ thống điện và truyền động điện.
Rơ le điện áp
Rơ le điện áp (RU) dùng để bảo vệ mạch khi điện áp đặt vào rơ le cao hơn hoặc thấp hơn điện áp chỉnh định.
Cuộn dây hút quấn bằng dây có đường kính nhỏ, nhiều vòng mắc song song với mạch điện cần bảo vệ.
Theo nhiệm vụ bảo vệ, rơ le điện áp được chia thành hai loại:
- Rơ le điện áp cực đại: Lúc bình thường rơ le không tác động, khi điện áp tăng quá mức quy định thì rơ le tác động, tự động mở cặp tiếp điểm để đóng cắt điện cho mạch điện.
- Rơ le điện áp cực tiểu: ở điện áp bình thường rơ le tác động, khi điện áp hạ xuống dưới mức quy định thì rơ le tự động đóng hoặc mở các tiếp điểm của nó, mạch điện được bảo vệ.
Rơ le tần số
Rơ le tần số dùng để kiểm tra, khống chế tần số của lưới điện. Rơ le làm việc dưới tác dụng của hiệu số tần số và tự động ngắt khi tần số giảm dưới trị số cho phép (rơ le tần số giảm) hoặc khi tần số tăng vượt quá trị số cho phép (rơ le tần số tăng).
Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường kết hợp với Contactor. Nó được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz. Một số kết cấu mới của rơ le nhiệt có dòng điện định mức đến 150A, có thể dùng ở lưới điện một chiều có điện áp đến 440V.
Rơ le thời gian
Rơ le thời gian là khí cụ điện tạo thời gian mở chậm hoặc đóng chậm của hệ thống tiếp điểm so với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơ le.
Rơ le thời gian được dùng để giới hạn thời gian quá tải, tự động mở máy qua điện trở phụ các động cơ điện; khống chế thời gian hãm của các mạch điều khiển; đóng cắt tuần tự các mạch điện phụ tải…
Rơ le tốc độ
Đại lượng đầu vào của rơ le này là tốc độ quay của thiết bị làm việc. Đại lượng đầu ra là trạng thái đóng, mở của tiếp điểm. Khi tốc độ quay vượt quá trị số đã định, rơ le sẽ tác động. Có nhiều loại rơ le tốc độ làm việc theo những nguyên lý khác nhau.
Phân loại:
- Rơ le tốc độ kiểu ly tâm.
- Rơ le tốc độ kiểu cảm ứng.
- Rơ le tốc độ kiểu máy phát.
Rơ le kỹ thuật số
Rơ le kỹ thuật số là loại rơ le trong đó việc xử lý các đại lượng tín hiệu làm việc trên các bộ phận chức năng của rơ le được thực hiện theo kỹ thuật số (Digital) hay kỹ thuật logic (Numeric).
Hy vọng qua bài viết trên mang lại nhiều hữu ích về các loại rơ le đến các bạn. Hẹn gặp các bạn tại các bài viết khác!
Từ khóa » Các Loại Rơ Le điện Từ
-
Rơ Le điện Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Rơ Le điện Từ
-
Rơle điện Từ Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Cấu Tạo ứng Dụng Của Rơ Le ...
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Phân Loại Rơ Le - Bkaii
-
Rơ Le điện Từ Là Gì Và Tác Dụng Như Nào Trong Mạch điều Khiển
-
Rơ Le Là Gì? Cấu Tạo Chức Năng Và Công Dụng - 3CElectric
-
Tìm Hiểu Về Rơ Le điện Từ - Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý, Ứng Dụng
-
Rơ Le điện Từ - Thiết Bị Tự động Hóa Quan Trọng Trong Hệ Thống điện
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Phân Loại Rơle | Cơ điện Trần Phú
-
Các Loại Relay (rờ Le) Trên Thị Trường - Thiết Bị điện Công Nghiệp
-
Các Loại Rơ Le Thông Dụng - VCC TRADING
-
Rơ Le điện Từ Là Gì, Công Dụng Của Rơ Le điện Từ - THIẾT BỊ ĐIỆN
-
[NÊN ĐỌC] Rơ Le Là Gì, Phân Loại Rơ Le Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Rơ Le Là Gì – Cấu Tạo, Hoạt động, Ứng Dụng
-
Rơle điện Từ - OMCH