Rơ Le điện Từ - Thiết Bị Tự động Hóa Quan Trọng Trong Hệ Thống điện

Rate this post

Hệ thống điện đóng vai trò rất quan trọng từ những vấn đề dân dụng cho tới công nghiệp. Để đảm bảo hệ thống điện hoạt động hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro về điện, rơ le điện từ dần được tích hợp. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rơ le điện từ trong hệ thống điện. Cùng chúng tôi theo dõi ngay trong bài viết sau.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • Rơ le điện từ là gì?
    • Cấu trúc của một rơ le điện từ
    • Nguyên lý hoạt động của rơ le điện từ
  • Rơ le điện từ có những loại nào?
    • 3 cách phân loại rơ le theo đặc điểm cấu trúc
    • Các loại rơ le điện từ phổ biến
  • Ý nghĩa của rơle điện từ trong ứng dụng thực tiễn

Rơ le điện từ là gì?

Rơ le điện từ là một thiết bị điện tử tự động, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện. Rơ le này hoạt động dựa trên việc sử dụng hiện tượng từ trường để tạo ra lực đẩy cơ học. Thực hiện các chức năng quan trọng như đóng cắt mạch điện. Bảo vệ và tránh tình trạng quá tải mạch điện.

Một trong những đặc điểm nổi bật của rơ le điện từ là khả năng cô lập và kiểm soát dòng điện khi hệ thống điện xảy ra sự cố. Khi cói sự cố quá tải hoặc ngắn mạch. Rơ le nhanh chóng phản ứng bằng cách mở mạch và ngăn chặn các hỏng hóc nguy hiểm di hệ thống điện tạo ra.

Rơ le điện từ tự động hóa

Rơ le điện từ tự động hóa

Rơ le gồm 4 loại chính: rơ le điện từ, rơ le nhiệt, rơ le bảo vệ, rơ le thời gian. Tuy nhiên rơ le điện từ là sản phẩm được ưa chuộng nhất nên trong bài viết này chúng tôi xin tập trung thôg  về loại rơ le này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về 2 loại rơ le còn lại, mời đón đọc trong bài viết số kế tiếp.

Xem thêm: Rơ le nhiệt là gì?

Cấu trúc của một rơ le điện từ

Rơ le điện có cấu tạo gồm 4 phần: cuộn dây, nam châm điện, thanh kéo và tiếp điểm.

  • Cuộn dây: Đây là thành phần chính của rơ le điện từ. Thường được làm từ các dây dẫn có khả năng truyền dẫn dòng điện.
  • Nam châm điện: bộ phận này được tạo thành từ cuộn dây dẫn điện. Cuộn dây này sẽ được bọc bằng lõi sắt mềm. Được sử dụng làm đường dẫn cho từ thông.
  • Thanh từ: được làm từ vật liệu có tính từ, thường là thép. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây tạo ra từ trường. Ảnh hưởng tới thanh từ và tọa ra lực đẩy.
  • Tiếp điểm: là thành phần chịu trách nhiệm mở và đóng mạch khi thanh nối di chuyển. Tiếp điểm chuyển dòng điện từ bên này sang bên kia và kiểm soát điện trong hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của rơ le điện từ

Rơ le điện hoạt động bằng cách dựa trên sự tương tác giữa từ trường điện và dòng điện chạy qua cuộn dây. Từ trường này sẽ tác dụng lên nam chậm điện để đóng cắt mạch điện và hút thanh từ. Lực hút này có những đặc điểm sau:

  • Dòng điện càng lớn, lực hút càng tăng
  • Lực hút càng tăng khe hở mạch càng yếu.

Tiếp đó, khi dòng điện càng lớn, khiến khe hở mạch bị hút về phần tĩnh. Lúc này tiếp điểm động sẽ đóng vào tiếp điểm tĩnh để thực hiện bước ngắt, đóng mạch điện.

Rơ le điện từ có những loại nào?

3 cách phân loại rơ le theo đặc điểm cấu trúc

Người ta phân loại rơ le thành cách nhóm khác nhau theo đặc điểm cấu trúc:

  • Theo nguồn cấp điện: rơ le điện từ được phân loại theo dòng điện 1 chiều hoặc dòng điện xoay chiều. Rơ le AC sử dụng cho điện xoay chiều và rơ le DC dùng cho điện 1 chiều.,
  • Theo tiếp điểm: phân thành 2 loại là rơ le mở và rơ le đóng.
  • Theo số lượng tiếp điểm: Rơ le tiếp điểm và rơ le đa tiếp điểm: Rơ le đơn tiếp điểm chỉ có một cặp tiếp điểm, rơ le đa tiếp điểm có nhiều cặp tiếp điểm.
Một sơ đồ khối đơn giản của rơ le điện, phần cố định có hình chữ U, nối liên kết cơ khí với tiếp điểm

Một sơ đồ khối đơn giản của rơ le điện, phần cố định có hình chữ U, nối liên kết cơ khí với tiếp điểm

Các loại rơ le điện từ phổ biến

Có nhiều loại rơ le điện từ được sử dụng phổ biến hiện nay. Sử dụng rơ le điện để bảo vệ và kiểm soát các thiết bị điện trong hệ thống. Sau đây là một số loại rơ le điện được sử dụng phổ biến nhất:

  • Rơ le đóng: Được sử dụng để kết nối mạch điện khi có tín hiệu kích thích. Thường đường dùng trong các ứng dụng đòi hỏi đóng và mở mạch.
  • Rơ le mở: Các hoạt động ngược so với rơ le đóng. Rơ le mở ngắt kết nối mạch khi có tín hiệu kích thích.
  • Rơ le 1 cực: Chỉ có một cực tiếp điểm và 1 cực khác. Phù hợp để sử dụng cho ứng dụng đơn giản về điện, không đòi hỏi những cấu trúc phức tạp.
  • Rơ le 2 cực: Có 2 cực điện từ. Dùng trong các ứng dụng đòi hỏi kiểm soát cao và chuyển đổi nhanh giữa 2 mạch.
  • Rơ le 4 cực: Có 4 cực điện từ. Dùng cho các hệ thống điện phức tạp, đòi hỏi nhiều chức năng khác nhau.
  • Rơ le latching: Giữ nguyên trạng tháo mở hoặc đóng mà không cần nguồn điện.

Mỗi loại rơ le sẽ có những công dụng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của hệ thống điện mà lựa chọn loại rơ le phu hợp nhất.

Ý nghĩa của rơle điện từ trong ứng dụng thực tiễn

Tương tự các loại rơ le khác, rơ le điện từ được sử dụng tại các khu vực cần đảm bảo hệ thống điện. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hoặc sinh hoạt dân sinh dùng rơ le điện để tự động hóa quá trình truyền tải điện an toàn. Với số lượng máy móc, thiết bị lớn, sử dụng rơ le tự động sẽ đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống điện.

Theo báo cáo, nhờ sử dụng rơ le bảo vệ điện áp nói chung và rơ le điện từ nói riêng, phần trăm sự cố do quá tải điện tại các tòa nhà, xí nghiệp đã giảm đáng kể. Chính vì vậy, để giảm tải rủi ro và giảm áp lực lên đội ngũ kỹ thuật điện, bạn có thể cân nhắc sử dụng thiết bị này. Máy phát nhập khẩu Bình Minh – đơn vị chuyên phân phối thiết bị máy phát điện nhập khẩu chính thức hân hạnh được phục vụ quý khách hàng với những sản phẩm chính hãng, giá cả cạnh tranh, bảo hành tận nơi. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

MÁY PHÁT NHẬP KHẨU BÌNH MINH

? Địa chỉ: Ô 6 – lô 5, cụm công nghiệp Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

? Tel: 0982 815 855

? Email: caonguyendhv@gmail.com

? Website: mayphatnhapkhau.vn

Từ khóa » Các Loại Rơ Le điện Từ