Các Loại Sâu, Bệnh Hại Cây Hoa Hồng Và Cách Xử Lý

Hoa hồng là một loài cây được trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Không chỉ là một loài hoa đẹp, đa dạng về màu sắc, hình dáng và hương thơm dịu nhẹ mà hoa hồng còn mang lại giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế.

Có thể bạn quan tâm:

  • Một Số Tác Dụng Tuyệt Vời Của Hoa Hồng Có Thể Bạn Chưa Biết?
  • Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo
  • Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Khi Trồng Hoa Hồng Đẹp Pháp

Tuy nhiên, vào những tháng và những ngày nhiệt độ thay đổi bất thường, độ ẩm cao cộng vào đó là trời âm u, thiếu ánh sáng, là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm bệnh phát sinh, xâm nhập và gây hại cho cây hoa hồng.

Một số loài sâu hại cây hoa hồng

Nhện Đỏ

Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng.

Cách xử lý: Thuốc hóa học đặc trị là Pegasus 500SC 7-10ml/bình 8 lít nước hoặc Ortus 5SC 10-12ml/bình 8 lít nước. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.

Rệp

Rệp thường phá hại trên thân, ngọn và lá hoa hồng đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp không thấm nước.

Cách xử lý: Sử dụng các loại thuốc hóa học như Supaside 40ND nồng độ 0,15%, Supathion 12ml/bình 8 lít.

Sâu xanh và sâu khoang

Hai loại sâu này trưởng thành, đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá.

Cách xử lý: Có thể dùng cách thủ công như ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu hủy các bộ phận bị sâu phá hoại. Và dùng thuốc Supracide 10 -15ml/bình 8 lít, Pengasus 500SC 7-10ml/ bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, cùng với cách chăm sóc hoa hồng kỹ lưỡng hơn.

Bọ trĩ

Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non đặc biệt là hại hoa, nụ tạo vết chích trên cánh hoa, khiến cho hoa xấu, cánh dị dạng. Hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hoa.

Cách xử lý: Sử dụng Polytrin P 440ND 8-10ml/bình 8 lít, Ofatox 400EC 8-10ml/bình 8 lít.

Ngài độ xám

Ngài đực và ngài cái có hình dạng khác nhau. Ngài cái có cánh vỏ bị thoái hóa. Thân ngài dài 15-17mm, phần bụng của ngài chiếm 1/2 thân, vì đầu và bụng của chúng rất ngắn. Ngài đực có cánh, thân dài 9-12mm và cánh dài 22mm. Trên đầu ngài có đôi râu màu nâu nhạt. Thân, chân và cánh đều có màu nâu hồng. Trứng to khoảng 0,7mm (đường kính) và trên bề mặt trứng có nhiều vân vòng màu nâu. Sâu non dài 36mm, có màu nâu nhạt và nhiều lông thưa màu nâu, với tuyến lưng và bên lưng màu nâu đỏ.

Cách xử lý: Để diệt trừ ngài cần bảo vệ các loài thiên địch của chúng. Ngài đực do cánh và bay được nên rất khó bắt. Ta có thể dùng đèn tia tím để bẫy và bắt. Diệt ngài bằng 1 số thuốc như: DDVP, DERRIS...

Một số bệnh hại cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng

Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám. Bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông. Bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở, thậm chí chết cây.

Cách xử lý: Có thể dùng thuốc Score 250ND, Anvil 5SC...

Bệnh đốm đen

Vết bệnh hình tròn, bất định ở giữa màu xám nhạt xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá làm lá vàng rụng hàng loạt.

Cách xử lý: Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500SC, Đồng oxyclorua 30BTN, Anvil 5SC...

Bệnh gỉ sắt

Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá. Bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc.

Cách xử lý: Sử dụng thuốc phòng trừ Kocide, Vimonyl 72BTN, Daconil 500SC...

Bệnh khô cành

Bệnh chủ yếu haị cành non, vết bệnh lúc đầu là các đốm màu đen giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Bệnh lan dần xuống phía dưới và đốm lớn, trên có nhiều đốm đen, đó là các ổ nấm.

Nguyên nhân do nấm coniothytrium spp thuộc lớp nấm nang ascomycetes gây nên. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-30 độ C. Bệnh lan truyền xâm nhập vào các cành cây qua vết xây xát.

Cách xử lý: Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành gãy hoặc bị bệnh. Xem cách cắt tỉa hoa hồng leo từ bài viết Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo

Bệnh mốc xám

Bệnh hại chủ yếu trên hoa, vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, thường làm hoa bị thối.

Cách xử lý: Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh, dọn vệ sinh những lá bệnh rơi rụng. Có thể sử dụng thuốc Lilacter 0,3SL.

Tùy theo từng giống hoa hồng mà còn có các vấn đề sâu bệnh khác nhau. Tuy nhiên, mọi loại cây đều là một sinh mệnh giống như con người, chỉ cần ta yêu thương chúng, chăm chút chúng bằng sự chân thành và trái tim... rồi chúng sẽ sinh trưởng tốt như tâm hồn người trồng.

>>>Xem thêm mẫu hoa hồng và cây xanh văn phòng chất lượng tại đây

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 455 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0909306952

Gmail: gauconflower@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/gauconflower/

Nguồn: https://gauconflower.com/blogs/news/cac-loai-sau-benh-hai-cay-hoa-hong-va-cach-xu-ly

Tumblr: https://gauconflower.tumblr.com/post/186185000067/cac-loai-sau-benh-hai-cay-hoa-hong-va-cach-xu-ly

Từ khóa » Các Sâu Bệnh Hại Cây Hoa Hồng