Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng là cây dễ bị sâu bệnh tấn công, chúng làm mất thẫm mỹ và gây chết cây. Nếu chúng ta biết cách phòng ngừa và bảo vệ cây đúng thì sẽ giảm đáng kể thiệt hại mà chúng gây ra.
Cùng hơn 10 năm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong thời gian qua, chúng tôi được nhiều quý khách hàng, phản hồi tích cực về những giải pháp điều trị bệnh hại cây trồng. Với nhiều năm nghiên cứu và áp dụng thành công những biện pháp phòng và trị bệnh trên cây hoa hồng, tự tin để chia sẽ cho bạn những giải pháp bổ ích sau:
Cách phòng bệnh và côn trùng gây hại hiệu quả nhất
Phòng bệnh gây hại
Hoa hồng bị bệnh tấn công rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh lây lan và nhiều khi không trị được bệnh. Việc ngăn ngừa bệnh ngay từ lúc đầu là cách hiệu quả và an toàn nhất.
Ngoài việc trồng những giống cây kháng bệnh, chăm sóc cây đều đặn, luôn giữ vệ sinh sân vườn. Một cách khác là bạn nên tưới cây bằng hệ thống tưới nhỏ dọt, nhằm hạn chế bệnh đốm đen và bệnh gây hại trên lá khác. Không tưới nhỏ giọt thì bạn tưới nước vào sáng sớm, để cho lá và hoa khô khi trời nắng, khiến cho bào tử nấm không phát triển được.
Dùng thuốc để phòng bệnh, những thuốc sinh học, không gây hại cho người và động vật như các thuốc gốc đồng, gốc lưu huỳnh có thể tự pha hoặc mua cửa hàng thuốc BVTV.
Vào trước mùa mưa nên sử dụng các thuốc để phòng bệnh cho cây như: : Thuốc gốc đồng (boođô 1%, Bacba 86 WP, COC 85 WP, Kocide, norshield 86.2WG), thuốc gốc lưu huỳnh (Sulfolac 80WG, kumulus 80DF). Cách nhau 7-10 ngày/ lần, phun 2-3 đạt hiệu quả tối đa.
Phòng côn trùng gây hại cho cây
Các loại côn trùng có thể tấn công gây hại cây hoa hồng bất cứ lúc nào. Khi gặp môi trường thuận lợi thì chúng sinh sản và phá hoại rất nhanh. Côn trùng gây hại là loài ăn lá, hút các chất dinh dưỡng trên cây, làm cho lá cây bị loang lổ, vàng lá và thậm chí còn truyền bệnh cho cây.
Thường xuyên vệ sinh cỏ dại, là môi trường mà sâu hại trường xuyên ẩn nấp và đẻ trứng.
Dùng thuốc trộn với phân, đất lúc trồng, các thuốc Regent 0.3G để t iêu diệt sùng đất, tuyến trùng gây hại rễ, kiến đen, sâu đất, sâu đục thân.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây hoa giấy
Cách chữa trị bệnh hại chủ yếu trên cây hoa hồng
Bệnh đốm lá
Nguyên nhân: Do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra, những sợi nấm sinh sản vô tính đa bào hình thành vòi hút khi xâm nhiễm vào cây trồng. Bệnh gây hại nặng khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ 15-300C. Cây trồng ở Miền Bác và Miền Trung, vào mùa mưa tháng 5-8 thường gây hại nặng.
Biểu hiện: Lá cây xuất hiện những đốm hình tròn hoặc bất định, ở giữa màu xám nhạt xung quanh có viền màu đen, xuất hiện ở hai mặt lá làm vàng và rụng nhanh.
Cách chữa trị: Khi thấy lá cây xuất hiện vết bệnh như trên, dùng các loại thuốc sau để trị bệnh kịp thời tránh lây lan.
Những thuốc có hoạt chất như: Chlorothanil, hexaconazole, thiophanate-methyl, tebuconazole, mancozeb, azoxystrobin ( tên các thuốc như Tungmanzeb 800WP, Topsin M 70WP, tepro super 300ec, tungvil 5sc, Daconil 75WP), phun cách nhau 7-10 ngày từ 2-3 lần.
Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân: Nấm bệnh Sphaeotheca paranosa Var sợi nấm phát triển trên bề mặt, tạo thành một lớp nấm trắng phủ kính vết bệnh. Ở nước ta nấm bệnh phát triển quanh năm khi nhiệt độ 250C phát triển mạnh vào mùa hè tháng 3-6.
Biểu hiện: Xuất hiện những vết bệnh trên lá, cuống lá, nụ hoa, đọt non cây hoa hồng, làm giảm quá trình quang hợp, giảm sức sống, lá bị rụng, hoa bị biến dạng không nở được. Một lớp phấn trắng phủ 2 mạt lá làm cho lá dày lên, mặt dưới lá cong lại khi cây bị nhiễm nặng lá có màu đỏ tím.
Cách chữa trị: Bệnh mới xuất hiện phụn thuốc có hoạt chất như: Chlorothanil, Trifloxystrobin và Tebuconazol, hexaconazole, ( các thuốc có tên như Baycor 25WP, Anvil %EC, Nativo 750WG, Daconil 75WP), phun cách nhau 7-10 ngày từ 2-3 lần để thuốc đạt hiệu quả.
Bệnh rỉ sắt lá
Nguyên nhân gây bệnh: Sợi nấm đa bào Phragmidium mucronatum sinh sản hữu tính gây bệnh cho cây, thường sinh sống và tồn tại trên cây ký chủ phụ, tàn dư cây bệnh. Nhiệt độ thích hợp gây bệnh là 17-18oC. Vào vụ hè thu cây trồng ở miền Bắc và miền Trung thường bị gây hại nặng hơn Miền Nam.
Biểu hiện: Bạn sẽ thấy trên mặt lá có những vết chấm nhỏ, giai đoạn mới xuất hiện lá có màu vàng cam, một thời gian chuyển màu gỉ sắt. Làm mất màu xanh của lá, khô cháy, dễ rụng, cây chậm phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoa.
Cách chữa trị: Khi bệnh chớm xuất hiện phun những thuốc có hoạt chất như: Hexaconazole, zineb, Trifloxystrobin và Tebuconazol, Kasugamycin và copper oxychloride, Difenoconazole và Propiconazole (thuốc có tên thương mại như: KASURAN 47WP, Nativo 750WG, anvil 5SC, tungvil5SC, Tilt Super 300 EC). Bạn nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để thuốc đạt hiệu quả.
Bệnh thán thư
Nguyên nhân: Khi nhiệt độ thuận lợi 25-300C khí hậu nóng ẩm, là điệu kiện thuận lợi cho sợi nấm Collectotrichum sp gây hại, nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, trong đất trong vòng 5 tháng.
Triệu chứng: Vết bệnh có hình tròn nhỏ, hình thành ở mép lá, phiến lá, chóp lá. Giữa các vết bệnh có màu xám nhạt và hơi lõm xuống, viền có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, gặp thời tiết nóng ẩm thì gây hại nặng.
Cách trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Difenoconazole và Propiconazole , Trifloxystrobin và Tebuconazol , difenoconazole (Nativo 750WG, Tilt Super 300 EC, Score 250ND). Nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, bạn sẽ thấy thuốc đạt hiệu quả và không tái phát.
Bệnh mốc tro
Nguyên nhân: Bào tử nấm Botrytis cinerea gây ra. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi nấm bệnh phát triển, nhiệt độ từ 15-250C.
Triệu chứng: Gây hại chủ yếu trên lá, hoa, thân. Ban đầu bệnh có những đốm nhỏ, trơn, hơi lõm xuống ở chóp lá sau đó tạo thành mốc tro dày đặc trên lá. Nụ hoa bị bệnh không nở, biến thành màu tối và rụng nhanh. Trên hoa xuất hiện những chấm nhỏ hình ngọn lửa.
Biện pháp phòng trừ: Không nên tưới nước đọng lên lá, huỷ tàn dư thực vật trên cây trồng, vườn trông thoáng khí. Sử dụng thuốc hoá học khi bệnh xuất hiện có hoạt chất như: Iprodione, mancozed, metalaxyl (Rovral 50 WP, ridomil gold 68wg). Bạn nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh sương mai
Nguyên nhân: Do nấm bệnh Peronospora sparra gây ra. Bệnh gây hại ở điều kiện nhiệt độ thấp từ 10-250C, trên 260C trong 24h bào tử nấm sẽ bị chết. Môi trường ẩm ướt bệnh thường xuất hiện gây hại.
Triệu chứng: Bạn thường thấy những vết bệnh trên lá, đọt non và hoa. Ở trên lá lúc đầu có những vệt màu xanh dạng không định hình sau đó thành màu vàng hoặc màu tím tối, cuối cùng thành màu nâu tro lan rộng ra quanh lá. Ở mặt dưới lá thường thấy một lớp mỏng màu trắng, lá dễ rụng. Trên đọt non xuất hiện những vết nứt màu đỏ tím. Cây thường bị chết khô khi bị hại nặng.
Cách trị bệnh: Dùng thuốc hoá học khi bệnh chớm xuất hiện, thuốc có hoạt chất như: Iprovalicarb và Propineb, Boocđo 1%, mancozeb, metalaxyl (thuốc có tên thương mại như: Melody Duo 66.75WP, ridomil gold 68wg, Coc 86), phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh do vi khuẩn
Bệnh nốt sần rễ do vi khuẩn Agrobacterium tumephaciens Smith & Towns gây ra. Nhiệt độ cao vi khuẩn dễ gây bệnh 25-300C, chúng xâm nhập qua vết thương sâu cắn, vết ghép hoặc vết do tuyến trùng gây hại.
Biểu hiện: Xuất hiện những nốt to nhỏ không đều trên rễ và cổ rễ, cây sinh trưởng kém, thấp lùn, lá nhỏ bị vàng và rụng.
Cách chữa trị: Phun thuốc có gốc đồng, thuốc có hoạt chất kháng sinh: Kasugamycin, ningnanmycin, Copper Oxychloride ( Tên thương mai thuốc Bonny 4SL, Kasumin, KASURAN 47WP, Coc 85), phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh do virut
Biểu hiện: Bệnh thường có biểu hiện khác nhau, làm mất màu xanh lá, vàng gân lá, xoăn lá, di dạng, khô héo và cây còi cọc không phát triển.
Hiện không có thuốc chữa trị, khi cây xuất hiện những biểu hiện trên thì bạn nên nhổ bỏ và tiêu huỷ tàn dư bệnh.
Sâu hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ
- Rệp bông, rệp nhảy, rệp ống dài và rệp vảy.
Chúng đều là loài chích hút, thường tập trung ở đọt non và nụ, một số bám chặt vào lá và thân để gây hại. Khi trời ấm và khô thì rệp gây hại nặng cao điểm vào tháng 5 và tháng 10. Ở những vừng có khí hậu mưa nhiều thì rệp không phát sinh.
Cách phòng trừ: Bạn nên thường xuyên kiểm tra để kịp thời phòng trừ nhằm tránh rệp phá hoại mạnh, sử dụng các thuốc có hoạt chất như Etofenprox, Permethrin , Fenobucarb, Spirotetramat ( Tên thương mại thuốc như: Movento 150OD, Bassa 50EC, Map - Permethrin 10EC, 50EC, TREBON 10EC, GOLDRA 250WG), phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Xem thêm: Cây hồng môn
Nhện
Nhện thường gây hại cho cây như: Nhện đỏ hai chấm, nhện trắng, nhện lá, nhện dé. Chúng đều là loài có miệng chích hút, chân nhiều lông có nhiều màu vàng, lục, đỏ gạch, đỏ tối sinh sản rất nhanh, 1 năm 10-20 lứa. Nhện đỏ là loài nguy hiểm nhất, khi trời nóng sinh sản rất nhanh.
Triệu chứng: Thường thấy trên mặt lá xuất hiện những chấm nhỏ như kim châm màu vàng, mặt dưới lá bị mất màu xanh làm lá bị vàng và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Hiện nay có một số loại thuốc trừ nhện rất hiệu quả như Pegasus 500EC, Bihopper 270EC, ortus 5SC. Nhện là loài hay kháng thuốc nên bạn chú ý luân phiên thay đổi thuốc nhằm tăng hiệu quả. Phun một đợt 2-3 lần, lần cách nhau 7-10 tăng hiệu quả thuốc.
Bọ hung
Là loài sâu hại nguy hiểm, sâu non ở đất cắn rễ cây làm cho nấm bệnh dễ xâm nhiễm, khi trưởng thành thường ăn lá non, cành non.
Biền pháp: Bắt, dùng bẫy đèn vào ban đêm, vào mùa sinh sản nên sử dụng thuốc như: Regent 0.3G, Visa 5G, Vifu – Super 5G, Basitox 5G hoặc dùng thuốc sinh học như Map Logic 90WP.
Tuyến trùng hại rễ
Là loài sinh vật sinh trưởng trong đất, xâm hại rễ cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Rễ cây xuất hiện những nốt sần, đen. Làm cho cây còi cọc, sinh tường kém.
Tuyến trùng hại rễ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Chúng ta phải xử lý tuyến trùng trước khi trồng cây bằng thuốc rải vào đất, loại thuốc hữu cơ như Map Logic 90WP. Khi xuất hiện gây hại cây trồng thì phun thuốc vào gốc cây như Oncol, furadan...
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa hồng mà các kỹ sư nông nghiệp của Phương Garden đang xử lý. Hy vọng quý khách đã nắm được những nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ chăm sóc vườn hoa hồng tại nhà. Nếu quý khách quá bận rộn hoặc mong muốn vườn hoa hồng của mình tươi đẹp hơn có thể liên hệ hotline 0888758788 để chúng tôi có thể phục vụ kịp thời.
Cùng chủ đề- Hoa hồng Ecuador đẹp vạn người mê và ý nghĩa đặc biệt
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng giúp bông nở nhiều, đẹp
- Cây hoa hồng có ý nghĩa và được phân loại như thế nào?
- Dịch vụ chăm sóc vườn hoa hồng
Từ khóa » Các Sâu Bệnh Hại Cây Hoa Hồng
-
9 LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA HỒNG
-
Một Số Sâu Bệnh Hại Chính Trên Cây Hoa Hồng Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Các Loại Sâu, Bệnh Hại Cây Hoa Hồng Và Cách Xử Lý
-
Sâu Bệnh Hại Cây Hoa Hồng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Một Số Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng • Sài Gòn Hoa 2022
-
Sâu Bệnh Hại Cây Hoa Hồng Mà Người Trồng Cần Biết - Bancongxanh
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Rosava
-
8 Loại Sâu Bệnh Hại Hoa Hồng Thường Gặp - YouTube
-
Chuyên Mục Sâu Bệnh Hại Hoa Hồng - Vườn Vân Loan
-
4 Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ - Trồng Hoa
-
Hoa Hồng Ngoại - Sâu, Bệnh Thường Gặp Và Cách Phòng Trừ
-
Các Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng