Các Loại Thang đo Sử Dụng Trong Nghiên Cứu | RCES
Có thể bạn quan tâm
Trong nghiên cứu, việc đo lường có thể được thực hiện bằng cách sử dụng những thang đo để định lượng các vấn đề nghiên cứu. Việc sử dụng thang đo lường nào sẽ định hướng cho việc sử dụng các phân tích sau này của người nghiên cứu, đồng thời nó cũng giúp cho việc trình bày công cụ thu thập dữ liệu (bảng câu hỏi) được rõ ràng hơn. Hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu về các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu qua bài viết này nhé!
1. Thang đo trong nghiên cứu khoa học
Việc đo lường trong nghiên cứu thường gắn liền với những con số, những con số này biểu hiện các đặc trưng cần quan sát. Vì vậy, các nhà nghiên cứu phải xây dựng thang đo để đo lường các đặc tính của sự vật được quan sát, nghiên cứu. Thang đo lường được xem như 1 kế hoạch được sử dụng đo lường các đặc tính của sự vật thông qua các con số.
Trong nghiên cứu khoa học, có nhiều loại thang đo lường. Người nghiên cứu sử dụng loại thang đo nào là tùy dạng nghiên cứu trong thực tiễn. Mỗi thang đo đều bao hàm các giả định về mối quan hệ đối với mỗi tình huống thực tế. Cho nên, mỗi loại thang đó có ý nghĩa khác nhau đối với sự quan sát và nghiên cứu.
Các công cụ đo lường được sử dụng trong việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu thường có những đặc tính hoặc ít nhất 1 trong 4 cấp bậc đo lường (4 loại thang đo) là: Thang đo biểu danh, thang đo thứ tự, thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ.
2. Các loại thang đo trong thống kê
2.1. Thang đo định danh (biểu danh, phân loại) – Nominal Scale
Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Tức là các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc. Các con số, ký hiệu không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép tính đại số. Các con số ở đây chỉ mang tính chất mã hóa. Thang đo định danh được sử dụng như là biến giả (dummy variable) trong thống kê và phân tích hồi quy.
Ví dụ:
Ví dụ 1: Giới tính của người trả lời: Nữ (0); Nam (1) .
Ví dụ 2: Tình trạng hôn nhân của người trả lời: Đã có gia đình (0); Chưa có gia đình (1).
Ví dụ 3: Mức thu nhập của người trả lời: Dưới 10 triệu (1); 10 – 20 triệu (2); 20 – 30 triệu (3); Trên 30 triệu (4)
2.2. Thang đo thứ tự – Ordinal Scale
Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật. Tính chất của thang đo lường này bao gồm cả thông tin về sự định danh và xếp hạng theo thứ tự. Nó cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự vật khác hay không, nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này. Cũng giống như thang định danh, các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia không thể áp dụng trong thang đo thứ tự. Thang đo thứ tự được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. Đây cũng là loại thang đo phổ biến khi thực hiện khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp.
Ví dụ: Một người nghiên cứu đang muốn thăm dò sự ưa thích của khách hàng về 5 cửa hàng mà họ đang xem xét ở ví dụ trên bằng cách đề nghị người trả lời xếp hạng ưa thích của họ đối với các cửa hàng đó theo thứ tự ưa thích nhất thì người trả lời sẽ xếp thứ 1, tiếp theo là thứ 2, 3, 4 và 5 cho từng cửa hàng.
2.3. Thang đo khoảng – Interval Scale
Nếu thang đo thứ tự chỉ cho phép người nghiên cứu biểu thị sự khác nhau nhưng chưa cho phép người nghiên cứu có thể so sánh sự khác nhau đó thì thang đo khoảng có tất cả các thông tin của một thang thứ tự và nó còn cho phép so sánh sự khác nhau giữa các thứ tự đó. Có thể nói, thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc.
Đối với các dữ liệu khoảng, người nghiên cứu có thể làm các phép tính cộng trừ, phân tích những phép thống kê thông thường như số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, có thể được sử dụng, tuy nhiên không thể sử dụng các phép nhân chia.
Ví dụ: Khoảng cách giữa 7 điểm và 8 điểm bằng khoảng cách giữa 3 điểm và 4 điểm trong thang điểm 10.
2.4. Thang đo tỉ lệ – Ratio Scale
Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định. Do vậy, với thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo. Người nghiên cứu có thể nói đến các khái niệm gấp đôi, một nửa…. trong thang đo này.
Ví dụ: Thu nhập trung bình một tháng của ông A là 2 triệu đồng và thu nhập của bà B là 4 triệu đồng thì ta có thể nói rằng thu nhập trung bình trong một tháng của bà B gấp 2 lần thu nhập của ông A.
Lưu ý: Trong phần mềm SPSS, 2 thang đo khoảng cách và tỉ lệ được gộp chung thành thang đo mức độ (Scale Measure).
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)
Từ khóa » Các Thang đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing
-
Tổng Hợp Các Loại Thang đo Trong Nghiên Cứu Marketing Mới Nhất ...
-
Đo Lường Và Thang đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing - Tài Liệu Text
-
ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING - 123doc
-
Chương Bốn 4 Các Thang điểm đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing
-
Chương Bốn 4 Các Thang điểm đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing
-
Nghiên Cứu Marketing - Chương 5 : Đo Lường - SlideShare
-
Phân Biệt Các Loại Thang đo Trong Nghiên Cứu
-
Các Thang điểm đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing - .vn
-
Đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing Và Phương Pháp Thiết Kế ...
-
Phân Biệt Các Loại Thang đo Trong Phân Tích Dữ Liệu SPSS
-
Chương 4: CÁC THANG ĐIỂM ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU ...
-
Kĩ Thuật Thang đo Trong Nghiên Cứu Thị Trường
-
Khái Niệm đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing
-
Chương 4: Đo Lường Trong Nghiên Cứu Marketing Và Phương Pháp ...