Các Loại Thịt, Cá TỐT Nhất Cho Bé ăn Dặm 7 Tháng, đọc Ngay Mẹ ơi!
Có thể bạn quan tâm
Khi được 7 tháng tuổi, do nhu cầu năng lượng tăng cao nên bé yêu cần được bổ sung đa dạng nhóm chất dinh dưỡng từ thịt cá để phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Tuy nhiên mẹ còn đang băn khoăn không biết các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng nào vừa bổ dưỡng vừa an toàn? Cách chế biến phù hợp với con như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Mục lục
- 1. Nguyên tắc chọn các loại thịt, cá cho bé ăn dặm 7 tháng
- 2. Các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng có thể ăn
- 2.1. Các loại cá giàu DHA cho bé ăn dặm 7 tháng thông minh vượt trội
- 2.2. Lượng cá ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
- 2.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại cá cho bé ăn dặm 7 tháng
- 3. Bé 7 tháng ăn được các loại thịt nào, mẹ đã biết chưa?
- 3.1. Các loại thịt giàu đạm cho bé ăn dặm 7 tháng tăng cân vù vù
- 3.2. Lượng thịt ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
- 3.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại thịt cho bé ăn dặm 7 tháng
- 4. Lưu ý khi cho bé 7 tháng ăn dặm thịt, cá
- 5. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi cho bé 7 tháng ăn dặm thịt cá
- 5.1. Nên cho bé 7 tháng ăn dặm thịt hay cá trước?
- 5.2. Thịt trắng và thịt đỏ, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
- 5.3. Cá đồng và cá biển, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
1. Nguyên tắc chọn các loại thịt, cá cho bé ăn dặm 7 tháng
Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, bên cạnh tinh bột và các loại rau củ quả, mẹ có thể bắt đầu bổ sung chất đạm từ các loại thịt, cá cho bé để cung cấp đa dạng nhóm chất cho sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên, đây vẫn là một giai đoạn này khá nhạy cảm vì con mới tập ăn dặm, vì vậy, mẹ cần lưu ý và nắm chắc những nguyên tắc “vàng” sau đây:
- Chọn loại thịt, cá “lành tính”, hàm lượng đạm nhỏ: Đối với bé từ 6-12 tháng tuổi, hàm lượng đạm một ngày không nên vượt quá 25g. Vì trong giai đoạn này bé mới tập ăn và có thể sẽ bị dị ứng hoặc kích ứng với một số loại thịt, cá. Vì vậy, mẹ cho con ăn thử từng ít một, quan sát biểu hiện của con, nếu không có phản ứng như mẩn đỏ, nôn,… thì mới cho con ăn tiếp mẹ nhé!
- Mẹ chế biến những phần cá ít xương cho bé: Mẹ chú ý chọn phần cá ít xương như phần bụng của cá, tức là phần thịt ở hai bên bụng cá, thịt ở đây mềm dẻo và ít xương. Bé 7 tháng tuổi mới bắt đầu mọc những chiếc răng sữa nhỏ xíu, điều này giúp bé dễ dàng nhai, nuốt và tránh việc bị hóc xương khá nguy hiểm.
- Mẹ nên lựa chọn phần thịt mềm, ít gân để bé dễ ăn: Mẹ ưu tiên sử dụng phần thịt ở một số vị trí mềm, ít gân như thịt thăn, nạc vai, nạc mông, ức gà,… để chế biến đồ ăn dặm cho bé cưng nhé.
- Hàm lượng phù hợp cho bé: Để đảm bảo con được cung cấp vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng, tránh thừa chất dẫn đến béo phì, mẹ tính toán hàm lượng thịt, cá sử dụng cho bé mỗi ngày hợp lý theo khuyến cáo cho bé 7 tháng dưới đây:
- Hàm lượng thịt: 115 – 125g/ngày.
- Hàm lượng cá: 80 – 100g/ngày.
Thịt, cá là những thực phẩm vàng cung cấp nguồn đạm cần thiết cho bé, nhưng nếu thịt, cá không đảm bảo vệ sinh an toàn thì sẽ trở thành nguồn gây bệnh cho bé. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý mua thịt, cá tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Mách nhỏ, mẹ lựa chọn thịt, cá ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi uy tín như Winmart, Green food,… để mua được nguyên liệu sạch, mang đến những bữa ăn tuyệt vời với đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu.
2. Các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng có thể ăn
2.1. Các loại cá giàu DHA cho bé ăn dặm 7 tháng thông minh vượt trội
2.1.1. Cá chép
Nếu mẹ đang mong muốn bổ sung thực phẩm giúp bé yêu thông minh vượt trội thì không thể bỏ qua cá chép nhé. Cá chép không chỉ mang hương vị thơm ngọt, hấp dẫn bé mà còn vô cùng bổ dưỡng, giàu hàm lượng đạm, lành tính đem lại công dụng tuyệt vời cho bé đó ạ!
Trong 100g cá chép có chứa tới 3,6g chất béo Omega 3 giúp bé hình thành hệ tim mạch khỏe mạnh và phát triển não bộ tinh anh. Ngoài ra, 10 loại acid amin và nhiều loại khoáng chất như photpho, canxi, sắt có trong cá chép giúp bé yêu cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hoá, rất phù hợp cho các bé thường xuyên bị: đầy bụng, ì ạch, tiêu chảy, táo bón… đó mẹ ạ!
2.1.2. Cá diêu hồng
Từ 7 tháng tuổi, bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn như: tập ngồi, bò, trườn. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung chất đạm để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Cá diêu hồng là một sự lựa chọn lý tưởng mà mẹ không nên bỏ qua.
Cá diêu hồng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g cá diêu hồng chứa 128 calo, 26g protein, 3g chất béo, ngoài ra còn có niacin, vitamin B12, nhiều acid béo omega -3, selen, kali và rất giàu vitamin A. Những dưỡng chất trong cá diêu hồng sẽ giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin A còn mang lại cho bé yêu một đôi mắt khỏe và sáng.
2.1.3 Cá basa
Mặc dù cá basa có mùi hơi hăng, nhưng thịt cá lại chứa nhiều dinh dưỡng và axit amin có lợi cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất khoẻ mạnh và trí thông minh cho con. Vì vậy, cá basa được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng chế biến cho bé 7 tháng ăn dặm.
Trong 100g cá basa có chứa tới 158 calo, 22,5g chất đạm, 7g chất béo và rất nhiều khoáng chất khác như: kali, sắt, photpho,…Bật mí với mẹ, mỡ cá basa là bộ phận chứa nhiều Omega 3 nhất, giúp bé yêu nhà mình có những giấc ngủ ngon, một làn da trắng sáng, đồng thời giúp con hoàn thiện não bộ và mắt sáng tinh nhanh đó ạ.
2.1.4. Cá quả
Cá quả là nguồn cung cấp đạm lành tính và tuyệt vời cho bé yêu mà mẹ nên quan tâm. Theo Đông y, cá quả có vị ngọt, tính bình, không có độc, thịt cá giàu dinh dưỡng và ngọt mát, an toàn với bé. Tuy nhiên, loại cá này có nhiều xương, mẹ gỡ xương cá thật kỹ để con có bữa ăn ngon lành và an toàn nhất nhé!
Trong 100g cá quả tới 97 calo, 18,2g đạm, 2,7g chất béo, rất giàu canxi, photpho và sắt, giúp bé phát triển răng và xương một cách chắc khỏe. Bên cạnh đó, trong thịt cá quả còn chứa một lượng chất khoáng, vitamin, protein và chất chống oxy hóa tự nhiên quý giá, giúp bé yêu phòng ngừa các bệnh về tim mạch, phổi.
2.1.5. Cá hồi
Cá hồi là một loại thực phẩm “vàng”, cực giàu dinh dưỡng và lành tính bậc nhất cho bé đó mẹ. Chúng có rất ít xương, thịt mềm, màu sắc tươi sáng và hương vị thơm ngon, mềm mịn khiến bé thích thú ngay từ lần đầu thưởng thức. Vì vậy, mẹ nhất định nên bổ sung món cá hồi hấp dẫn vào thực đơn ăn dặm của con nhé!
Cá hồi mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bé yêu nhờ chứa hàm lượng calo khổng lồ lên tới 200 calo, 19,84g protein giúp bé nạp đủ năng lượng thoải mái hoạt động cả ngày. Mách nhỏ cho mẹ, trong 100g cá hồi chứa tới 6,43g chất béo Omega 3 giúp bé phát triển mắt sáng tinh anh và trí não thông minh. Ngoài ra, cá hồi cung cấp dồi dào vitamin B12, photpho, canxi, sắt và vitamin D cho bé hình thành hệ xương răng chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch ngay từ giai đoạn đầu đời.
2.2. Lượng cá ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
Cá là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho bé yêu trong những năm tháng ăn dặm đầu đời. Tuy nhiên, đối với bé 7 tháng tuổi, ăn cá thế nào là đủ thì không phải mẹ nào cũng biết. Thông tin trong bảng thống kê dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này:
Loại cá | Lượng cá bé ăn mỗi bữa | Tần suất bé ăn mỗi tuần |
Cá chép | 20 – 30g | 3 bữa/tuần |
Cá diêu hồng | 25 – 35g | 2 – 3 bữa/ tuần |
Cá basa | 25 – 30g | 2 bữa/tuần |
Cá quả | 20 – 25g | 1 – 2 bữa/tuần |
Cá hồi | 25 – 35g | 2 bữa/tuần |
2.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại cá cho bé ăn dặm 7 tháng
Để thành phẩm các món ăn dặm từ cá thơm ngon, không có mùi tanh, hấp dẫn bé măm ngon miệng, mẹ ghi lại những lưu ý sau khi sơ chế các loại cá cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi nhé:
1 – Cá chép
Mẹ nên cạo sạch vẩy, bỏ hết nội tạng và mang của cá, đồng thời loại bỏ sạch lớp da đen bên trong bụng cá. Sau đó, mẹ sử dụng muối cùng nửa quả chanh chà xát lên cá để loại bỏ hết phần nhớt. Tiếp theo, mẹ chuẩn bị 2 – 3 thìa cà phê rượu gừng, trong trường hợp không có rượu gừng, mẹ có thể sử dụng rượu trắng và 1 – 2 lát gừng đập dập để ướp cá trong vòng 5 – 10 phút nhằm khử mùi tanh của cá. Cuối cùng, mẹ đem cá chép rửa sạch lại với nước.
Cá chép có khá nhiều xương nên mẹ chú ýo lọc cá tách xương đúng cách để loại bỏ sạch xương dăm, tránh còn sót lại khiến bé bị hóc rất nguy hiểm, mẹ nhé:
- Bước 1: Sau khi rửa sạch cá, mẹ nên chuẩn bị một chiếc nồi đun sôi cùng với 2 lít nước kèm 1 củ gừng thái lát mỏng
- Bước 2: Khi nước sôi, mẹ cho cá chép vào và đun với lửa vừa. Sau đó, vớt cá ra bát. Sau 15 phút, mẹ vớt cá ra và để nguội.
- Bước 3: Khi cá đã nguôi, mẹ nhẹ nhàng tách xương và lấy phần thịt cá. Ở bước này, mẹ bỉm nên gỡ xương dăm cẩn thận để tránh việc bé yêu bị hóc xương.
2 – Cá diêu hồng
Cách sơ chế cá diêu hồng cũng tương tự cá chép. Mẹ nên làm sạch bụng cá và loại bỏ vây, mang của cá diêu hồng. Sau đó khử mùi tanh bằng rượu gừng hoặc rượu trắng. Tuy nhiên, thay vì luộc cá bằng nước sôi kèm mấy lát gừng như cá chép, thì cá diêu hồng cần hấp chín. Sau đó, để nguội rồi mới thực hiện tách loại bỏ xương và lấy phần thịt cá.
3 – Cá basa
Cá basa là t loại cá khá quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Chính vì vậy, cách sơ chế loại cá này cũng không quá phức tạp. Dưới đây là mẹo nhỏ giúp mẹ sơ chế cá đúng cách:
- Bước 1: Mẹ lựa chọn cá basa tươi ngon, làm sạch cá bằng nước.
- Bước 2: Tiếp theo, lọc bỏ xương và da của cá.
- Bước 3: Để khử mùi tanh của cá basa, mẹ có thể sử dụng nước muối loãng hoặc rượu. Nếu không có nước muối loãng hoặc rượu, mẹ có thể thay thế bằng gừng băm nhỏ. Dùng gừng băm nhỏ chà xát lên thịt cá, sẽ giúp cá giảm mùi tanh và hăng, đồng thời làm tăng độ ngọt và thơm của thịt cá.
- Bước 4: Sau khi làm sạch cá, mẹ bỉm có thể hấp hoặc luộc chín cá để chuẩn bị cho việc chế biến các món ăn dặm cho bé.
4 – Cá quả (cá lóc)
Sơ chế cá quả cũng khá dễ dàng đối với mẹ bỉm, mẹ tham khảo các bước tiến hành sau đấy nhé:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ thực hiện làm sạch cá lóc bằng cách sử dụng dao loại bỏ hết mang cá, vảy cá.
- Bước 2: Sau đó, mẹ tiến hành mổ bụng cá, loại bỏ phần ruột cá, cạo sạch màng đen ở trong bụng cá rồi rửa sạch toàn bộ cá với nước sạch.
- Bước 3: Mẹ hấp hoặc luộc chín cá trước để sau đó gỡ loại bỏ xương cá. Loại cá này nhiều xương nên chú ý gỡ cẩn thận mẹ nhé!
- Bước 4: Để cá bớt tanh, mẹ nên sử dụng các loại gia vị có mùi thơm như: hành, gừng, sả. Đây là những loại gia vị lành tính và phù hợp với bé yêu, tuy nhiên mẹ chỉ nên sử dụng 1 – 2 lát mỏng mỗi loại, không nên lạm dụng quá nhiều vì ở 7 tháng tuổi, vị giác của con vẫn còn khá nhạy cảm.
5 – Cá hồi
Đối với cá hồi nguyên con, việc sơ chế đòi hỏi mẹ bầu cầu có kỹ thuật sử dụng dao tốt. Dưới đây là cách sơ chế cá hồi và những mẹo hay giúp mẹ bầu sơ chế cá một cách dễ dàng hơn:
- Bước 1: Mẹ dùng dao mổ cá và loại bỏ hết những chất bẩn và phần ruột bên trong bụng cá.
- Bước 2: Tiếp theo, mẹ sử dụng một con dao thật sắc và đưa dao cắt xuôi theo chiều từ đầu xuống đuôi cá. Chú ý, mẹ nên khéo léo di chuyển dao sát theo đường xương sống cá để tận dụng hết phần thịt cá, tránh lãng phí nhé.
- Bước 3: Sau đó, mẹ mẹ loại bỏ sạch phần vảy cá bên ngoài thân cá. Mách nhỏ, mẹ nên để cá trên một chiếc thớt to và khô ráo để thuận tiện cho việc sơ chế cá.
- Bước 4: Mẹ tiến hành cắt rời một bên mình cá, một tay kéo căng miếng da cá, tay còn lại sử dụng dao để loại bỏ phần da cá. Ở thao tác này, mẹ bỉm nên cắt từ đuôi cá đi lên phần bụng cá để có thể dễ dàng loại bỏ được phần da cá.
- Bước 5: Cuối cùng, mẹ dùng một chiếc nhíp để loại bỏ những chiếc xương còn sót lại trong thịt cá. Và lúc này, mẹ có thể cắt cá thành những miếng to nhỏ tùy theo nhu cầu chế biến các món ăn dặm cho bé yêu.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Để làm sạch và khử mùi tanh cho cá, mẹ nên chuẩn bị 200ml sữa tươi không đường cho vào một bát to, ngâm cá trong sữa khoảng 15-20 phút. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ bỉm thường xuyên bận rộn, mẹ có thể mua các loại cá hồi phi lê sẵn tại các siêu thị, sàn thương mại điện tử lớn như: Winmart, Green food,…
Ngoài cách sơ chế, cách chế biến các món ăn dặm từ cá thơm ngon phù hợp với các bé cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Ở những năm tháng đầu đời, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bé chỉ là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé yêu bước sang giai đoạn 7 tháng tuổi cũng chỉ mới tập ăn dặm được thời gian ngắn. Các món cháo cá bổ dưỡng phù hợp nhất với bé giúp bé dễ dàng nhai, nuốt, tránh bị hóc/nghẹn. Bên cạnh đó, cháo sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt, chưa phát triển toàn diện của bé sẽ hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng.
Nếu mẹ đang muốn cho bé ăn dặm cá chép hoặc cá thu nhưng lại bí ý tưởng, không biết làm thế nào để nấu được các món cháo bổ dưỡng, hấp dẫn cho bé măm ngon, mau lớn, mẹ xem ngay 2 bài viết sau nhé Chỉ mẹ 6 cách nấu cháo cá chép cho bé phát triển toàn diện và 6 cách nấu cháo cá thu cho bé phát triển vượt trội.
3. Bé 7 tháng ăn được các loại thịt nào, mẹ đã biết chưa?
Bên cạnh bổ sung các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng, thì các loại thịt cũng là thực phẩm mang lại nguồn đạm bổ dưỡng cho sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé mới chỉ tập ăn dặm, vậy mẹ nên chọn những loại thịt nào để phù hợp với cơ thể cũng như hệ tiêu hóa non nớt của bé? Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ bỉm dễ dàng lựa chọn và bổ sung những loại thịt lành tính và giàu đạm vào thực đơn ăn dặm của bé yêu.
3.1. Các loại thịt giàu đạm cho bé ăn dặm 7 tháng tăng cân vù vù
Để bé có một thể trạng tốt, ăn uống ngon miệng và tăng cân vù vù trong 7 tháng đầu đời, mẹ nên lựa chọn các loại thịt sau đây:
3.1.1. Thịt gà
Nhiều mẹ lựa chọn thịt gà là món ăn chứa đạm đầu tiên trong thực đơn ăn dặm của bé bởi loại thịt này giàu dinh dưỡng, ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ.
Thịt gà có chứa rất nhiều đạm, protein, axit amin. Trong 100g thịt gà có tới 180 – 210 calo, 26 – 31g protein, 6 – 10g chất béo, 88mg cholesterol, vitamin (A, C, D, nhóm B…), khoáng chất (canxi, photpho, magie, kali…).Đây là nguồn dinh dưỡng vàng giúp bé cao lớn và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để cung cấp nguồn đạm lành mạnh cho bé, khi chọn thịt gà, mẹ cần lưu ý:
- Loại thịt: Từng phần thịt gà lại có lượng calo và chất béo khác nhau. Thường những phần thịt trắng như ức hay lườn sẽ ít calo, chất béo và cholesterol hơn thịt nâu như đùi và má đùi. Thịt cánh gà bỏ da cũng thuộc loại ngon bổ và là lựa chọn tốt cho bé.
- Màu sắc thịt: Màu sắc thịt giúp mẹ nhận biết loại thịt phù hợp cho bé yêu. Thịt trắng nạc và ít cholesterol hơn thịt nâu, còn thịt nâu lại chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo và calo hơn. Khi mua gà cho con, mẹ có thể chọn loại thịt đùi nếu muốn tăng năng lượng cho bé và thay thế thịt đỏ như thịt bò.
- Loại bỏ da gà: Da gà dai và trơn dễ khiến bé bị hóc. Ngoài ra, nó chứa hàm lượng lớn chất béo khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu. Chính vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn nhiều hoặc bỏ da trước khi chế biến là tốt nhất.
3.1.2. Thịt chim bồ câu
Từ lâu, thịt bồ câu được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà đặc biệt là đối với các bé đang độ tuổi ăn dặm. Trong 7 tháng đầu đời, để bổ sung nguồn đạm tuyệt vời giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ không thể bỏ qua thịt chim bồ câu.
Không chỉ thơm ngon, lành tính, thịt chim bồ câu còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của bé. Loại thịt này dễ tiêu hóa hơn so với các loại thịt gia cầm khác nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé 7 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, trong 100g thịt chim bồ câu có tới 142 calo, 24g protein, 8g chất béo, 90mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, canxi…), mang đến cho bé yêu một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp xương của bé chắc khỏe, phòng chống các bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thịt chim bồ câu không chứa cholesterol rất an toàn, mang lại cho bé một trái tim khỏe mạnh.
Thêm vào đó, nguồn vitamin A, B1, B2, E,… dồi dào trong thịt chim bồ câu sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng quý giá và có lợi cho bé yêu, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời bé tập ăn dặm.
Tuy nhiên, để chọn được thịt bồ câu thơm ngon, bổ dưỡng cho bé, mẹ cần ghi nhớ ngay những típ sau:
- Mẹ nên chọn mua những con bồ câu nhìn tươi: da dẻ hồng hào, không bị tái nếu mua chim bồ câu làm sẵn
- Chọn những con chim bồ câu mới ra ràng: loại chim bồ câu cỡ chừng 10-15 ngày tuổi, thịt sẽ ngọt và mềm hơn
- Không nên chọn chim bồ câu quá to hay quá nhỏ: vì thịt sẽ không ngon như những loại chim bồ câu mới ra ràng
3.1.3. Thịt heo
Hẳn mẹ không còn xa lạ gì với thịt heo rồi. Loại thịt này vừa mang hương vị thơm ngọt nhẹ, bé không bị lạ vị, vừa cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm lành tính nên được rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn chế biến cho con ăn dặm.
Trong 100g thịt lợn có chứa tới 145 calo, 20g protein, 7g chất béo, 80mg cholesterol. Ngoài ra, thịt lợn còn chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi khác nhau như: photpho, kali, vitamin B6, vitamin B12,… Khi ăn thịt lợn, bé yêu sẽ được cung cấp nguồn protein và đạm dồi dào, lành tính, giúp bé phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng cũng như não bộ.
Để bé yêu hấp thụ được đầy đủ những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của thịt lợn, mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau:
- Đối với bé ở 7 tháng tuổi, phần thịt tốt nhất mà mẹ nên cho bé yêu ăn là thịt thăn, thịt bắp,… Phần thịt này mềm phù hợp để bé nhai nuốt, tiêu hóa.
- Mẹ lưu ý, không nên chọn phần thịt ba chỉ hay phần thịt có nhiều gân, bởi vì khi ở giai đoạn 7 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa phát triển toàn diện nên không thể hấp thụ và tiêu hóa được thịt ba chỉ.
- Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể chọn xương sườn để hầm lấy phần nước ngọt để nấu cháo hoặc súp củ quả cho bé yêu.
3.1.4. Thịt bò
Thịt bò là một thực phẩm mẹ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn có mùi vị hấp dẫn. Không chỉ vậy, thịt bò còn được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng “khổng lồ” cho bé hào hứng hoạt động vui chơi cả ngày dài.
Dinh dưỡng mà 100g thịt bò đem lại bao gồm: 324 calo, 24g protein, 25g chất béo, 85mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, natri, kali, canxi, magie…), vitamin (B6, B12…) giúp bé yêu phát triển toàn diện. Ngoài ra, thịt bò rất giàu sắt và folate là 2 yếu tố quan trọng hình thành hệ thần kinh cho bé và ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ở bé sơ sinh.
Tuy nhiên, thịt bò có phần hơi dai, đặc biệt là phần gân và thịt ở đùi. Để phù hợp với bé 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên chọn phần thịt thăn nõn bò nạc mềm, không có gân và mỡ, giúp bé dễ dàng nhai nuốt và tiêu hoá tốt nhất nhé.
3.2. Lượng thịt ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
Trong 7 tháng đầu đời, cơ thể bé có nhiều sự thay đổi và đây cũng là lúc bé có nhiều hoạt động hơn như: tập bò, tập ngồi,…Chính vì vậy, bên cạnh sữa, mẹ nên bổ sung đủ lượng đạm từ các loại thịt cho bé. Đạm từ thịt rất tốt, nhưng nhiều mẹ bỉm vận băn khoăn chưa biết bé ăn bao nhiêu thịt là đủ? Dưới đây là bảng dinh dưỡng, gợi ý cho mẹ bỉm biết lượng thịt con nên ăn trong một bữa và tần suất các bữa ăn trong một tuần cho bé 7 tháng tuổi:
Loại thịt | Lượng thịt bé ăn mỗi bữa | Tần suất bé ăn mỗi tuần |
Thịt gà | 25g/bữa | 2-3 bữa/tuần |
Thịt chim bồ câu | 25g/bữa | 2 bữa/tuần |
Thịt heo | 30g/bữa | 3-5 bữa/tuần |
Thịt bò | 25g/bữa | 2-3 bữa/tuần |
3.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại thịt cho bé ăn dặm 7 tháng
Để mang lại cho bé 7 tháng tuổi những món ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng từ các loại thịt, mẹ cần bỏ túi ngay những mẹo sơ chế hay dưới đây:
- Thịt gà: Khi mua thịt gà về, mẹ nên rửa sạch thịt với nước muối loãng hoặc nước vo gạo. Để khử mùi tanh của thịt, mẹ có thể dùng chanh hoặc quất để chà sát lên bề mặt thịt rồi rửa sạch lại với nước mẹ nhé!
- Thịt chim bồ câu: Để món ăn dặm cho bé từ thịt chim bồ câu mang hương vị thơm ngon, các bé “mê tít”, mẹ nên làm sạch lông và nội tạng của chim bồ câu. Sau đó, rửa sạch với nước và tiến hành băm nhỏ, rồi vo tròn thành từng viên nhỏ.
- Thịt heo, thịt bò: Mẹ nên rửa sạch thịt với nước vo gạo hoặc nước muối loãng và rửa lại với nước sạch. Sau đó, mẹ nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt để có thể chế biến cho bé nhiều món ăn dặm phong phú.
Ngoài cách sơ chế, cách chế biến làm sao để các món ăn dặm từ thịt thơm ngon, hấp dẫn khiến bé “mê tít” cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Đối với bé 7 tháng tuổi, mẹ băm hoặc xay nhuyễn thịt để nấu bột/cháo cho bé ăn là phù hợp nhất, vì khi này răng của bé chưa mọc hoàn chỉnh và hoạt động cơ hàm còn yếu nên chưa thể ăn được miếng to hay đồ cứng.
Bên cạnh đó, để các món ăn ăn dặm trở nên thú vị, phong phú hơn, mẹ nên kết hợp các loại thịt với rau củ vừa tăng độ ngọt cho món bột/cháo vừa giúp bé dễ tiêu hóa hơn nhờ bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu súp hoặc hầm canh để kích thích vị giác và sự ngon miệng cho bé yêu, mẹ nhé!
Thường xuyên cập nhật thực đơn ăn dặm của bé yêu trở nên đa dạng và giàu dinh dưỡng hơn bằng các công thức cháo gà thơm ngon bổ dưỡng trong bài viết Bật mí 12 cách nấu cháo gà cho bé ăn dặm chuẩn “đầu bếp” mẹ nhé!
4. Lưu ý khi cho bé 7 tháng ăn dặm thịt, cá
1 – Sơ chế đúng cách: Vì hệ tiêu hóa và răng lợi của bé 7 tháng tuổi còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện, mẹ cần biết cách sơ chế đúng, để tránh việc bé bị hóc hoặc không tiêu hóa được thức ăn.
2 – Bảo quản đúng cách: Mẹ bảo quản thịt cá ở ngăn đá trong vòng 1-2 tuần, giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất có lợi, tránh tình trạng dự trữ thịt cá quá lâu khiến thịt cá không còn tươi ngon hoặc bị biến chất sẽ mang đến nguồn bệnh cho bé yêu.
3 – Cách ăn: Trong 7 tháng đầu đời, cơ thể bé vẫn còn nhạy cảm nên trong quá trình ăn dặm, bổ sung đạm và dưỡng chất từ thịt cá, mẹ nên chú ý cách ăn cho bé như sau:
- Thử dị ứng: Với lần đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa món ăn từ thịt hoặc cá. Nếu bé không có các biểu hiện dị ứng hay tiêu chảy sau 48 giờ, mẹ có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm cho bé với liều lượng và tần suất phù hợp.
- Tính toán lượng ăn hợp lý: Mẹ cần chú ý không cho bé ăn “dư thừa” thịt, cá, tránh dẫn đến bé bị thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều thịt hoặc bị nhiễm kim loại nặng do ăn nhiều cá.
- Cân bằng các nhóm chất: Mẹ nên cho bé ăn cân bằng các nhóm chất đạm – xơ – vitamin – tinh bột để tránh tình trạng hấp thụ quá nhiều đạm và protein khiến bé bị táo bón.
4 – Đảm bảo vệ sinh: Khi ăn bé thường thích thú dùng tay cầm nắm thức ăn đưa lên miệng để tăng vị giác ngon miệng hơn. Sau khi ăn, nếu mẹ chỉ vệ sinh tay và miệng cho bé bằng khăn xô ẩm thông thường không loại bỏ được hết vi khuẩn đâu ạ. Mẹ nên lựa chọn sử dụng khăn ướt chuyên dụng dành cho bé sơ sinh vừa làm sạch hết đồ ăn trên miệng và tay bé, vừa diệt khuẩn an toàn tránh chúng xâm nhập gây kích ứng da con mẹ nhé!
5. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi cho bé 7 tháng ăn dặm thịt cá
5.1. Nên cho bé 7 tháng ăn dặm thịt hay cá trước?
Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, thời gian đầu bé tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thịt trước rồi mới bổ sung các loại cá. Một số loại cá hải sản có chứa các loại protein có dễ gây dị ứng, kích ứng dẫn đến tình trạng bé bị nổi mề đay, nôn và tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên bổ sung nguồn đạm lành tính từ thịt trước cho con để hệ tiêu hoá của bé làm quen dần với nhóm chất đạm.
Tuy nhiên, khi bổ sung các loại thuỷ hải sản cho bé ăn dặm như: cá, tôm, cua, lươn,… để đảm bảo an toàn, mẹ nên cho con ăn 1 – 2 thìa trước. Nếu sau ăn 48 giờ, bé không xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như: nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy,… mẹ có thể tăng dần lượng ăn trong thực đơn ăn dặm của bé nhé.
5.2. Thịt trắng và thịt đỏ, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
Trước khi so sánh giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ và thịt trắng đối với bé ăn dặm 7 tháng,mẹ cần biết phân biệt thịt trắng và, thịt đỏ:
- Thịt trắng: bao gồm các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt chim bồ câu, thịt vịt,…
- Thịt đỏ: bao gồm các loại thịt gia súc như thịt heo, thịt bò,…
Đặc trưng của nhóm thịt trắng là có nhiều acid béo không no hơn so với thịt đỏ, giúp bé dễ tiêu hóa, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tốt cho tim mạch. Trong khi đó, thịt đỏ lại vượt trội hơn hẳn thịt trắng về cung cấp năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong thịt đỏ lên tới 3.1md/100g lớn gấp đôi so với thịt trắng. Khoáng chất kẽm trong 100g thịt đỏ có thể đáp ứng đủ nhu cầu kẽm một ngày của bé.
Như vậy, cả 2 loại thịt đỏ và thịt trắng đều là những nguồn thực phẩm “vàng”, loại thịt nào cũng tốt và cần thiết cho bé. Mẹ nên kết hợp song song 2 loại thịt này trong thực đơn ăn dặm của bé, vừa đem lại những món ăn dặm đa dạng, hấp dẫn vừa mang đến những năm tháng phát triển đầu đời tuyệt vời và toàn diện cho bé yêu.
5.3. Cá đồng và cá biển, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
Trước khi quyết định đưa các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng vào thực đơn ăn dặm của bé, mẹ cần phân biệt được 2 loại cá cơ bản đó là cá đồng và cá biển:
- Cá đồng: là các loại cá sống trong môi trường nước ngọt như cá chép, cá quả, cá diêu hồng,…
- Cá biển: là các loại cá sinh sống trong môi trường nước biển (nước mặn) như cá hồi, cá basa, cá thu,…
Nhiều mẹ băn khoăn không biết cá đồng và cá biển, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng? Để giải đáp, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rằng sự chênh lệch về hàm lượng chất dinh dưỡng của cá đồng và cá biển là rất ít. Thành phần protein trong 2 loại cá là như nhau, khoảnh 15 – 22%, chất béo từ 1 – 10% và đều chứa những loại vitamin, khoáng chất giống nhau như: A, D, B2, Canxi, Magie, Kali,…
Như vậy, cả cá biển và cá đồng đều tốt và cần thiết cho bé yêu. Do đó, mẹ nên kết hợp đa dạng các loại cá trong thực đơn ăn dặm của bé, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để an toàn, dễ mua và dễ chế biến, mẹ nên cho bé ăn cá đồng trước rồi mới đến cá biển.
Theo dõi bài viết tới đây, chắc hẳn những thông tin và mẹo nhỏ hữu ích trên đã giúp mẹ nắm chắc được các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng rồi đúng không ạ? Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Từ khóa » Các Loại đạm Cho Bé 7 Tháng
-
Bé 7 Tháng Tuổi ăn được Thịt Gì Và Những Lưu ý Cần Biết Khi Chế Biến ...
-
Dinh Dưỡng Và ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi | Vinmec
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Giàu Protein - Vinamilk
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Nhanh Mà Dễ Nấu Cho Mẹ
-
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh: Bé 7 Tháng ăn được Thịt Gì? - MarryBaby
-
Bé 7 Tháng ăn được Thịt Gì Và Lượng Thịt ăn Dặm Phù Hợp Cho ... - Eva
-
Chất đạm Và Cách ăn Dặm Cho Bé 7-8 Tháng - Ngôi Sao
-
Trẻ 7 Tháng ăn được Gì? Thực đơn ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng
-
Trẻ 7 Tháng ăn được Thịt Gì? Không Nên ăn Thịt Gì? - Fitobimbi
-
Thực đơn ăn Dặm Tốt Nhất Cho Trẻ Từ 7 -12 Tháng Tuổi
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng “nhiều Chất, Dễ Làm” - Fitobimbi
-
Trình Tự Các Nhóm Thực Phẩm Trong Giai đoạn ăn Dặm Của Bé
-
Bé 7 Tháng ăn được Gì? Nguyên Tắc Khi Cho Bé ăn Dặm Sao Cho đúng