Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Giàu Protein - Vinamilk
Có thể bạn quan tâm
- Thế giới ăn dặm
- Ăn Khỏe – Ăn Ngon Trở về
Ăn Khỏe – Ăn Ngon
- Ăn dặm khoa học Trở về
Ăn dặm khoa học
-
- Ăn dặm đúng cách
- Ăn dặm hữu cơ
- Ăn dặm ngon - khỏe
- Ăn dặm siêu thực phẩm
-
- Thực đơn ăn dặm Trở về
Thực đơn ăn dặm
-
- Cho bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm
- Cho bé 7 - 9 tháng
- Cho bé 10 - 12 tháng
-
- Nuôi dạy con
- Ăn dặm khoa học Trở về
- Góc chuyên gia
- Sản Phẩm Ăn Dặm Trở về
Sản Phẩm Ăn Dặm
- Bột ăn dặm Ridielac Gold
- Bột ăn dặm Optimum Gold
- Truyền Thông
- Mua Ngay
Ở tháng thứ 7, bé sẽ có một vài chiếc răng được nhú ra. Nếu ở tháng thứ 6 mẹ cho bé ăn những món loãng, nhiều nước, rây nhuyễn thì trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn ở dạng đặc hơn, dạng khối (mềm: khoai, carot hấp chín để tận dụng tối đa chất xơ …). Thịt, cá, rau, củ lúc này có thể xay nát và dùng trực tiếp mà không cần rây.
Mẹ có thể bắt đầu bổ sung chất đạm từ thịt, cá,… cho bé từ thời điểm này nhưng cần lưu ý về tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa nhé.
Thành phần trong bữa ăn dặm của bé gồm những gì?
Một chén bột/cháo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.- Nguồn chất bột đường : từ bột hoặc cháo. Nguồn chất đạm: từ cá, thịt, trứng, tôm, cua, các loại đậu (như đậu nành, đậu xanh…),..
- Nguồn chất béo: từ mỡ động vật (mỡ cá, gà, heo…), dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương…)
- Nguồn vitamin và khoáng chất: từ rau, củ, quả. Ưu tiên những rau củ quả mềm, dễ tiêu hóa như: khoai lang, chuối, đu đủ, rau mồng tơi, rau dền, cải ngọt, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt…
Tiêu chuẩn đo lường trong bữa ăn của bé
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bạn cần phải cung cấp cho bé đó là:- Năng lượng: 100 kcal/kg/ngày
- Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày
- Lipid: 3 – 4g/kg/ngày
- Glucid: 10 – 12g/kg/ngày
- Bột gạo: 20g (4 thìa canh )
- Thịt (cá, tôm): 2 -3 thìa canh gạt ngang(20 – 30g) hoặc lòng đỏ trứng gà
- Dầu (mỡ): 5ml (một thìa canh)
- Rau xanh (xay nhuyễn hay băm nhỏ): 2 4thìa canh (20g).
- Vẫn duy trì việc bú sữa mẹ.
- Thay vì 1 bữa/ ngày như trước đây, có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn dầy lên từ 2-3 bữa/ ngày.
- Không nên cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.
- Kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ…để đa dạng bữa ăn làm phong phú khẩu vị của bé.
- Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
- Thay đổi cách chế biến và thực đơn ăn dặm để tránh gây sự nhàm chán cho bé.
- Nếu mẹ không thể cho bé bú sữa thì mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài cho bé.
- Trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn trái cây, nên tuân thủ nguyên tắc “từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp” và ăn các hoa quả lành như cam, táo, chuối, bơ,..
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Dưới đây là cách chế biến một vài món ăn dặm giàu dinh dưỡng, các mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Khoai tây nghiền với gan gà- Nguyên liệu: Khoai tây, gan gà, rau bina (cải bó xôi), nước luộc gà, lượng nhỏ nước tương, bột gạo.
- Chế biến: Đầu tiên mẹ hãy rửa sạch khoai tây, luộc chín, bóc vỏ và nghiền nhuyễn. Kế đến ngâm gan gà trong nước khoảng 10 phút, rồi luộc trong nước sôi khoảng 1 phút. Rau bina rửa sạch, luộc chín, sắt nhuyễn. Lấy nước luộc gà vừa đủ, cho gan gà và ít nước tương vào, đun sôi trở lại, cho thêm ít bột gạo để tạo độ sánh. Cuối cùng cho khoai tây và rau bina vào. Sau khi tắt bếp, mẹ đừng quên cho thêm dầu ăn vào nhé.
2. Cá ngừ trộn
Món này rất dễ làm nên mẹ có thể áp dụng vào những lúc không có thời gian chuẩn bị.- Nguyên liệu: đậu hũ non, cà chua, cá ngừ hộp
- Chế biến: bỏ bớt nước cá ngừ và đánh tơi. Nghiền nhuyễn đậu hũ non sau khi đã luộc sơ. Cà chua trụng nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền hoặc băm nhỏ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì chỉ cần trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau là mẹ đã có ngay một món ăn đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.
- Nguyên liệu: bí ngòi, khoai tây, trứng
- Chế biến: Bí ngòi, khoai tây rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ. Lọc lấy lòng đỏ trứng. Cho tất cả vào máy, xay mịn, sau đó đổ ra bát đem đi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
Lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại rau củ khác.
4. Soup lườn gà, bí đỏ- Nguyên liệu: Nước dùng ninh từ chân gà và mía tím, lườn gà, bí đỏ, ngô bao tử, đậu Hà Lan, bột bắp, dầu oliu, phomai
- Chế biến: Lọc nước dùng qua rây lọc để loại bỏ dặm mía. Rửa sạch bí đỏ, ngô bao tử, đậu hà lan, lườn gà rồi cho vào hấp chín xong xay nhỏ hoặc băm sau đó rây lại. Lần lượt cho các nguyên liệu đã băm vào nồi nước dùng đun sôi. Hoà 2 thìa cơm bột ngô với nước cho tan rồi đổ vào nồi súp ngoáy đều tay đến khi súp sệt, sánh. Sôi lại là tắt bếp. Đổ súp ra bát, thêm dầu oliu và phomai là xong.
- Nguyên liệu: táo, yến mạch, sữa tươi (hoặc sữa đặc nếu muốn có vị ngọt nhẹ)
- Chế biến: Táo rửa sạch, cắt miếng, xay nhuyễn. Nấu yến mạch với một ít sữa, vừa sôi tim thì tắt bếp. Sau đó cho táo vào. Trộn đều là có thể dùng được.
Có thể mẹ quan tâm
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy dinh dưỡng
Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?
Ba mẹ nên cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý?
Bài Viết Liên Quan
23-11-2020 Thực đơn ăn dặmGợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thơm ngon và dinh dưỡng cho bé
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp vốn được rất nhiều mẹ Việt quan tâm và áp dụng cho con nhờ tính khoa học và bổ dưỡng. Vậy mẹ có thể học theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật như thế nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách thức phù hợp cho bé yêu […] Xem thêm 19-10-2020 Thực đơn ăn dặmGợi ý 6 thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng từ siêu thực phẩm giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quan trọng cho phát triển thể chất và đặc biệt là trí não của bé. Do đó mẹ cần lưu ý tăng cường bổ sung nguồn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này để giúp bé phát triển toàn diện. Với […] Xem thêm 19-10-2020 Thực đơn ăn dặmThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic
Để bé yêu của mẹ được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng an lành nhất từ khi mới bắt đầu ăn dặm, nhiều mẹ tin chọn thực phẩm organic cho thực đơn ăn dặm của bé. Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chuẩn organic, để có thể đa […] Xem thêm 22-09-2020 Thực đơn ăn dặmThực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy dinh dưỡng
Khi được 7 tháng tuổi, bé yêu của mẹ đã nặng khoảng 6,8 – 8,7 kg, cao khoảng 65 – 72cm nếu là bé gái và sẽ nặng khoảng 7,5 – 9,3kg, cao khoảng 67 – 73cm nếu là bé trai. Khác với giai đoạn 6 tháng đầu đời, bé 7 tháng tuổi có nhu […] Xem thêmVề đầu trang
Mua ngay tại Giacmosuaviet
Kết nối với Vinamilk tại
-
- Vinamilk Babycare
- Vinamilk - Vui Khỏe Mỗi Ngày
- Vinamilk - Sống khỏe, sống thanh xuân
- Mua hàng trực tuyến
-
- Vinamilk Baby Care
- Vinamilk_lovenature
- Facebook
- Vinamilk Baby Care
- Vinamilk - Vui Khỏe Mỗi Ngày
- Vinamilk - Sống khỏe, sống thanh xuân
- Vinamilk Giấc Mơ Sữa Việt
- Youtube
- Instagram
- Vinamilk Baby Care
- Vinamilk_lovenature
- Mua hàng trực tuyến
- Khám phá món ngon & nấu ngon
Khám phá cách nấu bột ăn dặm ngon cho bé cùng Vinamilk
Từ khóa » Các Loại đạm Cho Bé 7 Tháng
-
Bé 7 Tháng Tuổi ăn được Thịt Gì Và Những Lưu ý Cần Biết Khi Chế Biến ...
-
Dinh Dưỡng Và ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi | Vinmec
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Nhanh Mà Dễ Nấu Cho Mẹ
-
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh: Bé 7 Tháng ăn được Thịt Gì? - MarryBaby
-
Bé 7 Tháng ăn được Thịt Gì Và Lượng Thịt ăn Dặm Phù Hợp Cho ... - Eva
-
Chất đạm Và Cách ăn Dặm Cho Bé 7-8 Tháng - Ngôi Sao
-
Trẻ 7 Tháng ăn được Gì? Thực đơn ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng
-
Trẻ 7 Tháng ăn được Thịt Gì? Không Nên ăn Thịt Gì? - Fitobimbi
-
Thực đơn ăn Dặm Tốt Nhất Cho Trẻ Từ 7 -12 Tháng Tuổi
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng “nhiều Chất, Dễ Làm” - Fitobimbi
-
Trình Tự Các Nhóm Thực Phẩm Trong Giai đoạn ăn Dặm Của Bé
-
Các Loại Thịt, Cá TỐT Nhất Cho Bé ăn Dặm 7 Tháng, đọc Ngay Mẹ ơi!
-
Bé 7 Tháng ăn được Gì? Nguyên Tắc Khi Cho Bé ăn Dặm Sao Cho đúng