Các Loại Thức ăn Xanh Cho Trâu Bò - Khoa Học

Thức ăn xanh bao gồm các loại: cỏ tươi, thân lá cây tươi, thân lá ngô non tươi, ngọn lá mía tươi, các loại rau tươi và thức ăn ủ xanh... Thức ăn xanh đóng vai trò hết sức quan trọng và là thức ăn chủ yếu của trâu bò.

Thức ăn xanh có đặc điểm là chứa nhiều nước (60 - 85%), ngon miệng, được trâu bò rất thích ăn và ăn với số lượng lớn. Thức ăn xanh đáp ứng 70 -100% nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò. Nó có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và chất lượng của sản phẩm.

1. Ngọn, lá mía: Đây là sản phẩm phụ của cây mía. Ở nước ta có diện tích mía khá lớn. Khi thu hoạch thân cây mía để làm đường, phần còn lại thải ra là ngọn, lá mía với số lượng rất lớn, có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò thay thế một phần cỏ rất tốt.

Ngọn, lá mía có hàm lượng đường cao, nhưng nhiều xơ và nghèo các chất dinh dưỡng khác hơn cỏ xanh. Do vậy, chỉ nên sử dụng ngọn lá mía để thay thế một phần cỏ xanh, chứ không nên thay thế hoàn toàn. Đặc biệt không nên cho trâu, bò chửa ở giai đoạn sắp đẻ ăn lá mía dễ gây sát nhau sau khi đẻ. Khi sử dụng nhiều ngọn, lá mía phải chú ý cho trâu bò ăn thêm thức ăn bột (như cám, bột sắn, bột ngô ) và thức ăn giàu đạm (như bột cá, khô dầu hoặc cây, cỏ họ đậu ...) để cân đối dinh dưỡng.

Nggoài ra, một số loại thức ăn khác như rơm tươi, các loại rau xanh (lá cải bắp, lá xu hào, cải xanh ...), dây khoai lang, rau muống và các loại phế, phụ phẩm khác (ngọn, vỏ dứa thải ra từ nhà máy chế biến dứa ...) cũng có thể được sử dụng thay thế một phần cỏ tươi trong những lúc khan hiếm.

* Thức ăn ủ xanh

Nếu có điều kiện có thể tổ chức ủ xanh (ủ chua) cỏ voi, thân lá ngô non hoặc cỏ tự nhiên ... làm thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa thiếu cỏ xanh.

Thức ăn ủ xanh chất lượng tốt có màu vàng sáng, mùi thơm, vị chua vừa phải được trâu bò rất thích ăn. Mỗi ngày một con trâu bò có thể ăn 10 - 15 kg thức ăn ủ xanh để thay thế cỏ tươi. Nếu cỏ ủ quá chua có thể hạ độ chua bằng cách trộn thêm bột đá vôi vào. Khi cho trâu bò ăn thức ăn ủ xanh nên cho ăn thêm các loại thức ăn củ quả như: khoai lang, sắn tươi bóc vỏ, bầu bí, củ cải, cà rốt ....

2. Các loại cỏ :

a. Cỏ tươi

+ Cỏ tự nhiên trên bờ ruộng, ven đê, gò bãi là hỗn hợp nhiều cỏ hòa thảo: cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ lá tre, cỏ mật, cũng có ít cỏ họ đậu. Cỏ bờ ruộng thư­ờng đ­ược cắt về cho bò ăn, các nơi khác thả chăn hoặc cắt.

+ Cỏ dầy: gồm cỏ dầy tía và cỏ dầy trắng thuộc giống cỏ hòa thảo mọc khắp các vùng, phát triển tốt ở đồng bằng đất màu mỡ, độ ẩm cao, có năng suất cao, ngon, bò thích ăn. Vùng trũng, đất cát không thích hợp cho giống cỏ này. Tỷ lệ nước trên 71%, protein 2%, lipit 0,8%, chất xơ cỏ t­ơi 1,59%. Cho trâu, bò ăn tư­ơi, ủ xanh hoặc phơi khô dự trữ.

+ Cỏ Pangola là loại cỏ thân bò thuộc loài hòa thảo, trồng bằng hom thân, lá dài 14-15cm, đốt dài 5-6cm, nhiều rễ phụ ở các mắt lá nơi đâm nhánh mầm. Cỏ mọc tốt ở đất mầu mỡ, ư­a ẩm như­ng phải thoát nước. Có thể trồng trên bờ đê, bờ thửa . Cỏ mọc rất nhanh, có thể lên 4-5cm sau một đêm mư­a ẩm. Mỗi năm cắt 5-6 lứa cho 40-50 tấn/ha. Tỷ lệ nước trong cỏ t­ươi 72,5%, protein 1,8%, lipit 2,3%, gluxit 5,1%, chất xơ cao 33-36%/chất thô.

+ Cỏ voi là một giống cỏ trồng chủ yếu cho gia súc, phát triển nhanh. Cỏ thân đứng, thuộc loài hòa thảo, rễ chùm, trồng hom cây 7-9 tấn/ha, mọc cao nh­ư mía đến 1,2-1,8m, cắt 6-9 lứa trong năm, năng suất 200-250 tấn/ha/năm. Cỏ voi có thành phần dinh dư­ỡng cao hơn nhiều loại cỏ hòa thảo khác. Trong 1kg cỏ t­ươi có 168g chất khô, protein thô 95-110g/kg chất khô, gluxit 1,3g, xơ 45g, canxi 0,6g, photpho 0,7g, năng lượng trao đổi 320KCalo. Cỏ voi có các loại: napier, kingrass, selecsion I, cho ăn t­ươi và ủ xanh dự trữ cho mùa đông.

+ Cỏ bấc gồm có loại tía và loại trắng. Bò thích ăn loại cỏ bấc trắng có thân mềm, ngọt; loại tía hơi chát. Thân cỏ bấc dài, tròn, rỗng, chia nhiều đốt, lá dài. Cỏ mọc tốt ở vùng đồng chiêm trũng có nhiều bùn hầu, năng suất đến 60-70 tấn/ha. Th­ường cho bò ăn cỏ bấc kèm ít rơm rạ hoặc cỏ đã phơi tái để giảm lượng nước quá nhiều trong cỏ tư­ơi đến 85,4% tỷ lệ protein 2,3%, lipit 0,3%.

+ Cỏ Stylo: thuộc họ đậu, mọc bò, thân bụi, không chịu đ­ược úng và sư­ơng muối. Cỏ trồng bằng hạt 6-8kg/ha, bằng cành 3-4 tấn/ha. Năng suất 30-40 tấn/ha, thu cắt 4-6 lứa/năm. Hàm lượng protein thô 158-169g/kg chất khô.

+ Cỏ Ruzi: Là loại cỏ hòa thảo, thân bò, chịu khô hạn tốt, chủ yếu thu hoạch vào mùa m­ưa. Trồng cỏ Ruzi bằng hạt 6-10kg/ha hoặc trồng bằng thân 6-7 tấn/ha. Thu cắt 5-7 lứa/năm, năng suất 70-80 tấn/ha. Tỷ lệ sử dụng trên 90%. Hàm lượng protein thô 90-120g/kg chất thô.

+ Cỏ lông para: thuộc loại cỏ hòa thảo thân bò, chịu úng ngập, không chịu hạn. Cỏ trồng bằng hom cây 4-4,5 tấn/ha. Thu cắt 4-5 lứa/năm, hàm lượng protein thô 80-90g/kg chất khô.

+ Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ Tây Nghệ An, cỏ sữa, cỏ sả, chịu đ­ược hạn, không ­ưa đất ẩm cao, mùa đông vẫn xanh tư­ơi, là giống cỏ hòa thảo, trồng bằng nhánh gốc 4-6 tấn/ha, mọc bụi, rễ chùm, cao 60-120cm, năng suất đạt 60-80 tấn/ha/năm, hàm lượng protein thô 97,111g/kg chất khô. Có thể trồng hai bên bờ đường, lối xóm, vư­ờn nhà thành từng dãy các bụi cỏ tây này. Cho bò ăn t­ươi hoặc phơi khô dự trữ.

b. Cỏ khô

Cỏ khô là lọai thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông rất tốt. Nếu có điều kiện nên tổ chức cắt, phơi cỏ để làm cỏ khô đảm bảo cung cấp thức ăn cho trâu bò về mùa đông khi thiếu cỏ tươi.

Có thể cho ăn 1 - 1,5 kg cỏ khô tính trên 100 kg khối lượng trâu bò (ví dụ: một con trâu, bò nặng 200kg có thể ăn 2 – 3 kg cỏ khô).

3. Rơm khô

Rơm khô là nguồn thức ăn dự quanh năm, rất quan trọng cho trâu bò nhất là về mùa khô. Rơm nghèo dinh dưỡng, nhiều sơ khó tiêu hóa, trâu bò không ăn được nhiều. Nên ủ rơm với ure và bổ sung rỉ mật đường để làm tăng giá trị dinh dưỡng và nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, giúp trâu bò ăn được nhiều hơn. Mỗi ngày một con trâu, bò có thể ăn 8 - 10 kg rơm ủ.

Từ khóa » Thức ăn Xanh Là Gì