Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Khi Thành Lập

Cập nhật lần cuối: 24/09/2024.

Sau khi thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải hoàn thành các thủ tục về thuế để tiến hành và duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều câu hỏi mà các công ty/doanh nghiệp đang thắc mắc là khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đóng những loại thuế nào? Những loại thuế nào được ưu đãi? Những loại thuế nào được miễn?…Bài viết sau đây Luật Bistax xin cung cấp đến quý khách hàng các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ cho công ty mới thành lập

Thuế doanh nghiệp là gì? Tại sao phải nộp thuế doanh nghiêp?

Thuế doanh nghiệp tức là các khoản tiền thuế doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan quản lý thuế nhằm phục vụ cho mục đích là duy trì hệ thống quản lý, cân bằng xã hội được nhà nước quy định rõ trong Luật.

Đối với từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế khác nhau.

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế sau:

Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Khi Thành Lập
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Khi Thành Lập

1. Lệ phí môn bài:

Lệ phí môn bài là tên gọi mới của Thuế môn bài và được thực hiện theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 302/2016/TT-BTC và sửa đổi bổ sung một số theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP.

Lệ phí môn bài là thuế bắt buộc đối với doanh nghiệp và được thực hiện hằng năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đầu tư.

Hiện này theo quy định mới tại Điều 1 nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì:

  • Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra sản xuất kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Thuế Giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản đây là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán các sản phẩm hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Có 2 phương pháp tính thuế GTGT:

  • Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

  • Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0%; 5%; 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Tất cả các cá nhân, tổ chức cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Cách tính thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNDN x thuế suất (20%)

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017).

4. Thuế Thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng và kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Cách tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế TNCN là tổn TNCN được công ty chi trả.
  • Các khoản giảm trừ bao gồm:
  • Giảm trừ gia cảnh :
  • Đối với bản thân: 9.000.000 đồng/ người/ tháng.
  • Đối với người phụ thuộc: 3.600.000 đồng/ người/ tháng.
  • Các khoản bảo hiểm.

Lưu ý:

Bên cạnh các loại thuế bắt buộc trên tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp còn phải có nghĩ vụ đối với một số loại thuế khác như:

  • Thuế Tiêu thụ đặc biệt;
  • Thuế xuất nhập khẩu;
  • Thuế bảo vệ môi trường;

Thời gian nộp các tờ khai báo cáo thuế

Tờ khaiHạn nộp
Theo thángTheo quýTheo năm
Lệ phí môn bài30/1
Thuế GTGTNgày 20 tháng sauNgày 30 tháng đầu quý sau
Thuế TNCNNgày 20 tháng sauNgày 30 tháng đầu quý sau
Thuế TNDNKhông phải nộp tờ khai chỉ cần tạm tính ra số tiền phải nộp
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơnNgày 20 tháng sauNgày 30 tháng đầu quý sau
Báo cáo quyết toán thuế: TNCN, TNDNChậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

(30 hoặc 31/3)

Xem thêm: Chi tiết lịch khai báo thuế định kỳ 

Dịch vụ tư vấn kế toán thuế doanh nghiệp tại Luật Bistax

Luật Bistax là một trong những công ty dịch vụ kế toán uy tín tại TPHCM. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ dịch vụ kế toán, Luật Bistax hỗ trợ khách hàng đầy đủ các dịch vụ:

  • Tư vấn báo cáo thuế định kỳ
  • Thực hiện tư vấn và giải đáp các vấn đề cho doanh nghiệp về những chính sách kế toán, thuế giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn và cùng doanh nghiệp đưa ra giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc khi cơ quan thuế thanh kiểm tra.

Hãy tham khảo ngay dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, giải quyết được các hồ sơ khó.

Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Tham khảo thêm: 
  • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
  • Bảng giá dịch vụ kế toán
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp 2020