Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp. Thuế, Phí, Lệ Phí Doanh Nghiệp

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật. Thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp phải nộp mới nhất.

Khi thành lập công ty và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải nộp nhiều ít các loại thuế, phí, lệ phí tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mình.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Đây là mức lệ phí mà người đăng ký doanh nghiệp phải nộp một lần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Biếu mức lệ phí thành lập doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC như sau:

Lệ phí đối với công ty 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Nếu nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD: 100.000 đồng/lần

Nộp thông qua ứng dụng Đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp: miễn phí

Lệ phí đối với các đơn vị phụ thuộc

Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Nếu nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD: 50.000 đồng/hồ sơ

Nộp thông qua ứng dụng Đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp: miễn phí.

Xem thêm: Thuế và lệ phí khác nhau như thế nào

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài được kê khai 01 lần khi mới thành lập doanh nghiệp và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập. Theo quy định tại nghị định Nghị định 22/2020/NĐ-CP, năm đầu tiên doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01. Mức nộp lệ phí môn bài được căn cứ vào số vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký, cụ thể theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP như sau:

  • Tổ chức có vốn đầu tư, vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Tổ chức có vốn đầu tư, vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

>> Xem thêm: Miễn lệ phí môn bài

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN phải nộp=(Doanh thuThu nhập được miễn thuếCác khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước)xThuế suất

Mức thuế suất thuế TNDN được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Lĩnh vực hoạt độngThuế suất thuế TNDN
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam32-50%
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí)50%
Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN40%
Các lĩnh vực còn lại (áp dụng với cả mức doanh thu >=20 tỷ và <20 tỷ)20%

Ngoài các mức thuế trên, một số doanh nghiệp đặc biệt thuộc các ngành nghề được khuyến khích phát triển hoặc doanh nghiệp được đặt tại địa bàn khó khăn sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế. Các doanh nghiệp này có thể được áp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn phí thuế hoặc giảm 50% số thuế TNDN phải nộp. Chi tiết xem tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008,  Luật Thuế TNDN sửa đổi bổ sung 2013.

>> Xem thêm: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tùy theo phương pháp tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp lựa chọn mà mức thuế suất thuế GTGT cũng khác nhau.

Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Công thức tính thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp là:

Thuế GTGT phải nộp=Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra xThuế suất thuế GTGTSố thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế suất thuế GTGT theo phương pháp tính này là 0%, 5% và 10% đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chi tiết về các mức thuế suất xem tại điều 8 Luật Thuế GTGT 2008, khoản 3 điều 1 Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013 và khoản 2,3 điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

Xem thêm: Phương pháp khấu trừ khi kê khai thuế giá trị gia tăng

Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

Công thức tính số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp như sau:

Thuế GTGT phải nộp=Doanh thuxTỷ lệ % tính thuế GTGT

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm mà doanh nghiệp được hưởng.

Tỷ lệ % tính thuế GTGT được quy định với các ngành, nghề theo Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

>> Xem thêm: Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người lao động phải nộp tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng lao động cũng có trách nhiệm thực hiện khai, nộp thuế TNCN theo tháng, quý hoặc theo từng lần phát sinh thay cho người lao động đó. Hằng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế TNCN dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền. Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật Thuế TNCN 2007 và Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012.

>> Xem thêm: Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đánh vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Tùy theo loại mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty mà có các phương pháp tính thuế khác nhau.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %:

Thuế XNK phải nộp=Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xnkxGiá tính thuếxThuế suất

Trong đó:

  • Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xnk: số lượng đơn vị thực tế ghi trên tờ khai hải quan
  • Giá tính thuế: xem tại Thông tư 39/2015/TT-BTC
  • Thuế suất: xem tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 182/2015/TT-BTC

Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:

Thuế XNK phải nộp=Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK xMức thuế tuyệt đối xTỷ giá tính thuế

Chi tiết về các mức thuế suất có thể tra cứu trên trang của Tổng cục Hải quan.

>> Xem thêm: Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên phải nộp=Sản lượng tài nguyên tính thuế xGiá tính thuếxThuế suất

Chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên xem tại Nghị quyết 12/2013/UBTVQH13

>> Xem thêm: Thuế tài nguyên

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp=Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế xMức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về 08 nhóm hàng hóa phải chịu thuế BVMT.

Thông tư 152/2011/TT-BTC và Thông tư 159/2012/TT-BTC quy định cụ thể về số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế.

Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 quy định cụ thể về mức thuế tuyệt đối thuế BVMT.

>> Xem tiếp: Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Công thức tính thuế tiêu thu đặc biệt được xác định như sau:

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó, giá tính thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB được quy định chi tiết tại Luật thuế TTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế TTĐB 2014, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014).

>> Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Trên đây là tư vấn của Lawkey về Tổng hợp các loại thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp phải nộp xin được gửi tới quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất hoặc tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi.

Từ khóa » Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp 2020