Các Loại Thuốc, Kem Bôi Trị Viêm Da Cơ địa Hiệu Quả

Viêm da cơ địa là chứng bệnh mạn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, phát ban, bong tróc rất khó chịu. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm da cơ địa, bao gồm cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những loại thuốc chữa viêm da cơ địa nào thường được dùng để chữa viêm da cơ địa qua bài viết dưới đây.

Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa, kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả 1

Mục lục

  • Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
  • Thuốc trị viêm da cơ địa gồm những dạng nào?
    • Kem bôi trị viêm da cơ địa
    • Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống
  • Các loại thuốc chữa trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thường dùng
    • 1. Kem bôi viêm da cơ địa Sodermix
    • 2. Kẽm Oxide 10%
    • 3. Hồ nước
    • 4. Dung dịch Chlorhexidine
    • 5. Thuốc bôi Hydrocortisone 1%
    • 6. Kem bôi Eumovate
    • 7. Thuốc mỡ Salicylic 5%
    • 8. Thuốc bôi Tacrolimus Ointment 0.1%
    • 9. Thuốc Hydroxyzine
    • 10. Thuốc Corticosteroid đường uống Medrol
    • 12. Thuốc kháng sinh Cephalosporin
  • Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một chứng bệnh da liễu có liên quan đến tính di truyền và cơ địa. Bệnh thường có tiến triển mãn tính, dai dẳng và xu hướng tái phát nhiều lần. Viêm da cơ địa thường phát triển qua ba giai đoạn là: cấp tính, giai đoạn bán cấp và mãn tính với những dấu hiệu đặc trưng trên da như: Khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước, bong trợt, đóng vảy, nứt nẻ, lichen hóa….

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa 1
Vùng da khô, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu là những triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa

Theo các chuyên gia da liễu thì vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chứng bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố cơ địa, sự rối loạn của hệ miễn dịch và tăng sinh quá mức của các gốc tự do trong cơ thể. Theo nhiều thống kê cho thấy, có đến 60% trường hợp bị viêm da cơ địa có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các chứng bệnh liên quan như hen suyễn, sốt cỏ khô, dị ứng. Không những vậy, ở những người nhiễm bệnh, các nhà khoa học đều nhận thấy có sự bất thường về gen và vai trò của kháng thể IgE – yếu tố khiến cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể bùng phát do các yếu tố nguy cơ như:

Tiếp xúc dị nguyên: Lông chó, mèo, khói thuốc, nhựa cây, nọc độc côn trùng, hóa chất, len, dạ…

  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
  • Dị ứng thực phẩm: Thịt bò, hải sản, sữa…
  • Thời tiết khô hanh, lạnh đột ngột.
  • Hệ miễn dịch non yếu (ở trẻ nhỏ) hoặc suy giảm chức năng.
  • Rối loạn nội tiết tố, trầm cảm, stress kéo dài…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa 2Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những yếu tố khiến viêm da cơ địa bùng phát

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính và rất dễ tái phát, việc điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đúng theo liệu trình bác sĩ đề ra. Việc dùng thuốc tây y để chữa trị viêm da cơ địa tương đối phổ biến, dưới đây là những loại thuốc chữa viêm da cơ địa hay được dùng trong điều trị viêm da cơ địa, các bạn có thể tham khảo.

Để nhận tư vấn về viêm da cơ địa, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.

Thuốc trị viêm da cơ địa gồm những dạng nào?

Thuốc trị viêm da cơ địa được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh. Mỗi dạng lại có những ưu nhược điểm nhất định, bao gồm:

Kem bôi trị viêm da cơ địa

Thuốc chữa viêm da cơ địa hay được gọi là thuốc điều trị tại chỗ, được bác sĩ chỉ định dùng ngoài da để giảm các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu mà viêm da cơ địa gây ra. Thuốc phù hợp với những trường hợp viêm da cơ địa nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Ưu điểm của kem bôi trị viêm da cơ địa:

  • Tiện lợi, dễ sử dụng.
  • Tác dụng trực tiếp, nhanh chóng giảm các triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Thường có thêm thành phần dưỡng ẩm giúp tái tạo da, ngăn ngừa tái phát.

Nhược điểm:

  • Chất kem thấm lâu, dễ bị dính vào quần áo.
  • Một số loại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống

Thuốc chữa viêm da cơ địa đường uống được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc điều trị tại chỗ trong trường hợp bệnh diễn tiến xấu, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng. Thuốc giúp kiểm soát hoàn toàn triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng mà viêm da cơ địa có thể gây ra.

Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống 1

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc uống trị viêm da cơ địa gồm:

  • Viêm da cơ địa gây những tổn thương da nghiêm trọng và không đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ
  • Xuất hiện tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm
  • Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần.

Ưu điểm của thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống:

  • Giảm nhanh, hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm, khó chịu mà viêm da cơ địa gây ra.
  • Tác dụng toàn thân, xử lý được các triệu chứng bệnh trên diện rộng.
  • Đặc trị được các triệu chứng viêm da cơ địa tiến triển nặng.

Nhược điểm:

  • Gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
  • Chỉ sử dụng trong thời gian nhất định

Lưu ý:

Tất cả các loại thuốc trị viêm da cơ địa khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng khi chưa đươc sự đồng ý của bác sĩ. Việc làm này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Các loại thuốc chữa trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thường dùng

1. Kem bôi viêm da cơ địa Sodermix

Kem bôi viêm da cơ địa Sodermix là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm eczema được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp. Sản phẩm chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó Sodermix rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

1. Kem bôi viêm da cơ địa Sodermix 1

Sodermix dùng tốt cho các trường hợp:

  • Viêm da cơ địa
  • Chàm ngứa
  • Tổ đỉa
  • Viêm da
  • Chàm sữa trẻ nhỏ
  • Sẹo lồi, sẹo thâm, sẹo phì đại
  • Bệnh vảy nến
  • Viêm da do xạ trị
  • Ngứa

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch vùng da cần chăm sóc và lau khô. 
  • Lấy một lượng kem vừa đủ ra đầu ngón tay, thoa đều và massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da.
  • Sử dụng Sodermix 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối) trong thời gian đầu để có tác dụng tốt nhất. Sau 2-3 tháng, bạn có thể giảm xuống 2 lần/ngày để duy trì tác dụng và ngăn ngừa tái phát.

Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên, hoàn toàn không chứa Corticoid nên cực an toàn với làn da. Có thể sử dụng lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ.
  • Dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Tác dụng nhanh, hiệu quả tốt với các triệu chứng viêm da cơ địa nhờ thành phần chuyên biệt, cơ chế trị bệnh thuyết phục (Bổ sung SOD tự nhiên để trung hòa gốc tự do – căn nguyên gây viêm da cơ địa, chàm sữa…
  • Sodermix được sản xuất Pháp, là thương hiệu toàn cầu, hiện sản phẩm có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, được hàng triệu người tin tưởng sử dụng trong việc khắc phục các vấn đề da liễu.

Nhược điểm:

Giá khá cao nên nhiều người chưa tiếp cận được.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

2. Kẽm Oxide 10%

Kẽm Oxide 10% là loại kem bôi trị viêm da cơ địa khá phổ biến, có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, làm dịu tổn thương da đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

2. Kẽm Oxide 10% 1

Chỉ định:

Điều trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn da như:

  • Viêm da cơ địa
  • Chàm
  • Da bị kích ứng
  • Vết bỏng nông
  • Da bị cháy nắng hoặc hồng ban do chiếu nắng.
  • Trứng cá

Chống chỉ định:

Không sử dụng Kẽm Oxide 10% cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người có các tổn thương kèm theo nhiễm khuẩn trên da.

Cách dùng:

Với viêm da cơ địa, cách dùng như sau:

  • Làm sạch vùng da tổn thương.
  • Bôi một lớp dày chế phẩm lên vùng tổn thương, 2 – 3 lần một ngày.

Tác dụng phụ:

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như kích ứng hoặc dị ứng với thành phần có trong thuốc.

3. Hồ nước

Hồ nước hay gọi là thuốc hồ có tác dụng giảm viêm, giảm sung huyết và hạn chế tình trạng chảy dịch mủ ở người bệnh viêm da cơ địa. Với thành phần chính gồm Glycerin, kẽm Oxide và bột Talc, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hỗn hợp dùng để thoa ngoài da giúp làm lành và khô các vết trầy xước, tổn thương nhỏ.

hồ nước
Hồ nước có tác dụng chống viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Công dụng:

  • Kháng khuẩn nhẹ.
  • Giảm viêm ngứa, làm dịu da.
  • Làm se da.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm rồi thấm khô.
  • Lấy lượng hồ nước vừa đủ thoa đều lên vùng da bị viêm da cơ địa, ngày 2-3 lần.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ.
  • Khá an toàn và lành tính.
  • Dùng được cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

Nhược điểm:

  • Khả năng sát khuẩn không cao.
  • Chỉ có tác dụng với những bệnh ngoài da mức độ nhẹ. Với trường hợp nặng thì hầu như không có tác dụng.
  • Không dùng được cho vết thương hở, vết loét ngoài da.
  • Thường chỉ dùng để giảm ngứa và vệ sinh da trước khi dùng sản phẩm chuyên biệt.

Lưu ý:

Trước khi sử dụng hồ nước, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách sử dụng chính xác và hiệu quả nhất.

4. Dung dịch Chlorhexidine

4. Dung dịch Chlorhexidine 1

Đây là loại dung dịch thoa ngoài có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa cấp tính và bán cấp. Thuốc có tác dụng kháng viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường khả năng phục hồi da cho người viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.

Chỉ định:

Dung dịch Chlorhexidine chỉ định dùng cho các trường hợp sau:

  • Sát khuẩn, làm sạch vết thương nông ngoài da và toàn thân.
  • Khử khuẩn khoang miệng, vệ sinh răng miệng, điều trị viêm lợi, phòng sâu răng.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Chlorhexidine và các thành phần của thuốc.
  • Không dùng Chlorhexidine vào não, màng não, vị trí mô nhạy cảm và tai giữa. Dung dịch Chlorhexidine có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước trước khi bôi dung dịch.
  • Lấy một lượng vừa đủ dung dịch Chlorhexidine gluconat 2 – 4% cho lên vùng da bị bệnh, rửa nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch lại thật kỹ.

5. Thuốc bôi Hydrocortisone 1%

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Hydrocortisone 1% là một steroid, thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, eczema, mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn… mức độ nhẹ đến trung bình.

5. Thuốc bôi Hydrocortisone 1% 1

Chỉ định:

Kem bôi Hydrocortisone 1% có tác dụng chống viêm tại chỗ, giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngoài da trong các trường hợp:

  • Viêm da cơ địa.
  • Viêm da dị ứng, kích ứng
  • Mề đay, mẩn ngứa, chàm.
  • Côn trùng đốt.
  • Ngứa da

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Không sử dụng thuốc bôi ở khu vực mắt, vùng da bị lở loét, nhiễm trùng.
  • Không dùng để điều trị mụn trứng cá.
  • Không dùng sản phẩm trong trường hợp bị bệnh ngoài da do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm.

Cách dùng:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thoa kem.
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương, để khô ráo.
  • Thoa một lớp kem mỏng lên khu vực da bị bệnh.
  • Khi kem đã khô thì thoa tiếp kem dưỡng ẩm như bình thường.
  • Thoa 3-4 lần/ngày. Khi các triệu chứng đã giảm thì có thể giảm xuống 2 lần/ngày.
  • Khi ngưng sử dụng kem Hydrocortisone 1% thì người bệnh hãy giãn một thời gian rồi hãy dừng hẳn.

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian nhất định, sử dụng kéo dài có thể dẫn đến những tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch…
  • Trẻ nhỏ không được dùng kem Hydrocortisone 1%, trừ khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

6. Kem bôi Eumovate

Eumavate là thuốc bôi trị viêm da cơ địa khá phổ biến trên thị trường. Thuốc chứa hoạt chất Clobetasone 17-butyrate – là một corticosteroid dùng tại chỗ, tác dụng giảm viêm ngứa hiệu quả cho các bệnh ngoài da.

6. Kem bôi Eumovate 1

Công dụng:

Eumovate cream có công dụng giảm viêm, ngứa ở các bệnh ngoài da như:

  • Viêm da cơ địa, chàm.
  • Viêm da tiếp xúc.
  • Viêm da tiết bã.
  • Sẩn cục, ngứa.
  • Côn trùng đốt.

Cách dùng:

  • Rửa sạch tay trước khi thoa thuốc.
  • Thoa một lớp mỏng Eumovate cream lên vùng da bị bệnh, ngày bôi 1-2 lần. Đến khi các triệu chứng cải thiện thì giảm tần suất bôi hoặc chuyển sang dùng thuốc có hiệu lực thấp hơn.
  • Nếu sau 4 tuần bôi thuốc mà triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc trở nên xấu đi thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc khác phù hợp.
  • Sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng hay đột ngột ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng da chưa được điều trị.
  • Bệnh nhân bị bệnh trứng cá đỏ rosacea.
  • Người bệnh bị nổi mụn trứng cá.
  • Trường hợp bị ngứa da nhưng không viêm.

Tác dụng phụ:

  • Gây phát ban, nổi mề đay.
  • Vùng da bôi thuốc cảm thấy bỏng rát.
  • Xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Thay đổi sắc tố da.
  • Vùng da bôi thuốc, lông mọc dày và rậm hơn.

7. Thuốc mỡ Salicylic 5%

7. Thuốc mỡ Salicylic 5% 1

Thuốc mỡ Salicylic 5% thành phần chứa Acid Salicylic, là loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa, thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính. Đặc tính của Acid Salicylic là có khả năng tan trong dầu, giúp làm sạch da, sát trùng nhẹ và tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Ngoài ra chúng có thể được kết hợp với Corticoid để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương xong để khô.
  • Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh ngày 2-4 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người dễ mẫn cảm với salicylat.
  • Không dùng trên vùng da diện rộng, da nứt nẻ, nhạy cảm hoặc vùng da niêm mạc.

Lưu ý:

Khi sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa Acid Salicylic cần lưu ý là không được bôi lên vết thương hở, nơi có vết trầy xước hoặc vùng bị viêm da cơ địa bội nhiễm. Ngoài ra, bị viêm da cơ địa trên mặt, nhất là các vùng xung quanh miệng cũng không nên sử dụng thuốc bôi chứa Acid Salicylic.

8. Thuốc bôi Tacrolimus Ointment 0.1%

Tacrolimus Ointment là thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi được sử dụng phổ biến, tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng nứt nẻ ở người viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hiệu quả. Loại này thường được sử dụng thay thế nếu người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc bôi chứa corticoid.

8. Thuốc bôi Tacrolimus Ointment 0.1% 1

Công dụng:

  • Điều trị các triệu chứng ngoài da như viêm, ngứa, nứt nẻ… ở những người bị viêm da cơ địa, Eczema, viêm da tiết bã…
  • Dùng ngắn hạn hoặc dài hạn ngắt quãng khi người bệnh viêm da không dung nạp hoặc không đáp ứng với những liệu pháp điều trị truyền thống.
  • Điều trị và phòng ngừa các đợt bùng phát của bệnh viêm da cơ địa mức độ vừa đến nặng.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không dùng điều trị ở khu vực vết thương hở, lở loét trên da.
  • Không bôi lên vùng mắt, miệng.

Lưu ý:

Tuy cơ chế hoạt động thì giống với Corticoid nhưng các thuốc ức chế hệ thống dạng bôi nói chung và Tacrolimus Ointment nói riêng không gây giãn tĩnh mạch hoặc mỏng da. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này sẽ khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Nếu dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da hoặc hình thành các khối u ác tính trên da,…

9. Thuốc Hydroxyzine

9. Thuốc Hydroxyzine 1

Hydroxyzine là thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống thường được bác sĩ kê. Thuốc này thuộc nhóm kháng histamine, hoạt động bằng cách ngăn ngừa cơ thể sản sinh ra Histamine (một chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng) giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy và cải thiện da khô, nứt nẻ.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1 lần 25mg vào buổi tối hoặc có thể tăng lên uống 25mg/lần, 3-4 lần/ngày nếu cần thiết.
  • Trẻ từ 6 -12 tuổi: Uống 15-25mg 1 lần vào buổi tối hoặc 50-100mg/ngày, chia 3-4 lần/ngày nếu cần thiết.
  • Trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi: Uống 5 – 15 mg 1 lần vào buổi tối, có thể tăng lên 50 mg/ngày, chia làm 3 – 4 lần/ngày, nếu cần thiết.

Tác dụng phụ:

Khi dùng thuốc kháng Hydroxyzine, người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, sốt nhẹ,…

Lưu ý:

  • Không dùng kết hợp Hydroxyzine với thuốc ức chế thần kinh trung ương.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc nếu người bệnh đang dùng các thuốc như: Kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị ung thư, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim…
  • Hydroxyzine chống chỉ định trong trường hợp người bệnh mang thai, đang nuôi con bằng sữa hoặc bị mẫn cảm, dị ứng với các thành phần thuốc.

10. Thuốc Corticosteroid đường uống Medrol

Medrol là thuốc corticosteroid tổng hợp, có tác dụng giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, từ đó kiểm soát, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sưng, viêm, ngứa ngáy mà viêm da cơ địa gây ra. Medrol thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa nặng, khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả.

10. Thuốc Corticosteroid đường uống Medrol 1

Cách dùng:

  • Sử dụng các loại thuốc này cần phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro đáng tiếc hoặc những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
  • Tùy thuộc và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc khác nhau. Thông thường, liều ban đầu được chỉ định sẽ là 4mg-8mg/ngày. Liều lượng sẽ được điều chỉnh từ từ đến khi đáp ứng trên lâm sàng.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, chóng mặt nhẹ.
  • Buồn nôn.
  • Mặt đỏ.
  • Mất ngủ.
  • Đau dạ dày nhẹ.
  • Đầy hơi.
  • Tăng tiết mồ hôi.

Lưu ý:

  • Chỉ được dùng thuốc khi có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ. Quá trình sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đề ra.
  • Medrol tương tác với nhiều loại thuốc, chẳng hạn như: thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai, aspirin, thuốc chữa viêm khớp, Clarithromycin, kháng sinh… nên người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc kể trên.
  • Không uống Medrol với rượu vì sẽ gây chóng mặt và xuất huyết dạ dày.
  • Cần kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình điều trị viêm da cơ địa bằng Medrol.
  • Thông báo với bác sĩ rằng đang sử dụng Medrol trước khi tiêm phòng hoặc làm xét nghiệm dị ứng.

12. Thuốc kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là thuốc kháng sinh đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thuốc thường được sử dụng điều trị viêm da cơ địa ở những người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm cao. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại Cephalosporin và liều lượng phù hợp.

12. Thuốc kháng sinh Cephalosporin 1

Tác dụng:

  • Phòng ngừa và xử lý nhiễm trùng.
  • Tiêu diệt các vi khuẩn nhạy cảm với Cephalosporin.
  • Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gram dương.

Tác dụng phụ:

  • Gây dị ứng, phát bán.
  • Tăng bạch cầu ái toan.
  • Gây nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng đến chức nặng thận.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với Cephalosporin.
  • Người gặp vấn đề về gan, thận, chuyển hóa.
  • Cephalosporin thế hệ 2 không dùng cho người bệnh viêm màng não.

Lưu ý:

  • Cephalosporin là các loại kháng sinh thường được chỉ định điều trị viêm da cơ địa. Người bệnh cũng cần lưu ý là không được tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, mọi loại thuốc sử dụng cần được chỉ định và đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Cephalosporin tác dụng mạnh với cồn nên khi dùng thuốc, người bệnh không được sử dụng đồ uống chứa cồn để tránh đe dọa đến tính mạng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa

Sử dụng các loại thuốc trị viêm da cơ địa đúng cách có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ và những rủi ro không mong muốn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

  • Chỉ được sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa khi nhận được chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
  • Cần uống thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn, không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn
  • Với các loại thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi, trước khi sử dụng người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và tay, việc này sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da
  • Không được sử dụng thuốc Corticoid và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng khác
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa mà nhận thấy các tác dụng phụ hoặc các phản ứng khác không mong muốn, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ để có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp

Viêm da cơ địa là chứng bệnh mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Chính vì vậy việc điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, phối hợp tốt với các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm da cơ địa cần nhận được sự tư vấn và chỉ định của chuyên gia để tránh tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Bởi vậy, nếu có bất cứ thắc mắc nào về viêm da cơ địa, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

  • Viêm da dị ứng ở nách – Triệu chứng và cách chữa trị
  • Viêm da dị ứng ở bà bầu phải làm sao?
  • Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn cho bà bầu
  • Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
  • Khắc phục tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Chia sẻ14

Từ khóa » Kem Bôi Da Chống Dị ứng