THUỐC BÔI NGOÀI DA CHỮA VIÊM DA DỊ ỨNG NẤM NGỨA

Mô tả

1. THÀNH PHẦN

– Betamethason Dipropionat………………………………..6,4 mg

– Clotrimazol……………………………………………………….100 mg

– Gentamicin………………………………………………………10,0 mg

– Tá Dược…………………………………………….vđ 1 tuýp 10 gam

2. DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Betamethason là một corticosteroid tổng hợp có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng. Betamethason liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch.

Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau và cũng có tác dụng trên Trichomonas, Staphylococcus và Bacteroides. Không có tác dụng với Lactobacillus.

+ Cơ chế tác dụng của clotrimazol là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.

Gentamicin Sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn các vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicillinase và kháng methicilin do ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.

3. DƯỢC ĐỘNG HỌC

Betamethason dễ được hấp thu khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có một lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ.

+ Các corticosteroid được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhưng cũng cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.

Clotrimazol rất ít được hấp thu khi bôi trên da hoặc dùng đường âm đạo. Sáu giờ sau khi bôi kem, nồng độ clotrimazol thay đổi từ 100 microgam/ ml trong lớp sừng đến 0,5-1 microgam/ml trong Iớp gai và 0,1 microgam/ml trong lớp mô dưới da.

Gentamicin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, không bị chuyển hóa và được thải trừ (gần như không thay đổi) ra nước tiểu qua lọc ở cầu thận.

4. CHỈ ĐỊNH

– Bệnh viêm da dị ứng (eczema cấp và mãn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da tiết chất nhờn, vết trầy, viêm da có tróc vẩy, sần mày đay, bệnh vẩy nến, ngứa âm đạo, ngứa hậu môn, viêm da do ánh sáng mặt trời…).

– Bệnh nấm da (bệnh nấm  chân, bệnh nhiễm nấm trichophyton…).

– Bệnh nấm đốm nhiều màu sắc.

– Vết cắn của côn trùng 

5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Vùng có vết thương hoặc vùng tiết niêm dịch.

– Lao da, herpes simplex, zona, eczema do chủng đậu, giang mai.

– Bệnh nhân đã có biểu hiện quá mẫn với các thành phần của kem, với bacitracin hoặc các kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid như streptomycin, gentamicin.

– Eczema viêm tai ngoài có thủng màng nhĩ.

– Loét da.

6. THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC

– Dừng bôi thuốc trong trường hợp bệnh nặng hơn hoặc không cải thiện.

– Dừng bôi thuốc càng sớm càng tốt sau khi bệnh đã cải thiện.

– Bệnh vảy nến có mụn mủ và vảy nến có đỏ da đã được báo cáo là có thể xảy ra nếu dùng thuốc này liều cao hoặc kéo dài để điều trị vảy nến.

– Cần tránh dùng thuốc trên diện rộng, dùng thuốc kéo dài và băng kín vết thương trừ những trường hợp đặc biệt để ngăn sự hấp thu toàn thân.

– Không được bôi vào mặt.

– Đối với trẻ em: khi dùng thuốc này liều cao, trong thời gian dài bằng kỹ thuật băng ép (tã lót cũng có tác dụng tương tự kỹ thuật băng ép) đã cho thấy là có tác dụng làm giảm sự phát triển của cơ thề.

7. SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

– Không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Do dùng corticoid tại chỗ có thể đưa đến sự hấp thu toàn thân đủ để có thể tìm thấy thuốc trong sữa mẹ, nên cân nhắc quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú tuỳ theo mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

8. SỬ DỤNG CHO NGƯỜI LÁI XE VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC

– Dùng được

9. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

– Các triệu chứng khác ở da: Viêm nang lông do dùng steroid dài ngày (tương tự như viêm nang lông đơn thuần với nhiều nhân trứng cá), bệnh da do steroid (teo da, giãn mao mạch), trứng cá đỏ do steroid, viêm da quanh miệng, da vảy nến, ban xuất huyết, rậm lông, giảm sắc tố. Nếu có các triệu chứng này xuất hiện thì cần giảm liều hay chọn thay thế bằng một kháng sinh khác.

– Quá mẫn : Ngưng dùng thuốc khi các phản ứng quá mẫn xảy ra như kích thích da, nổi ban.

– Ức chế ngược vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận có thể xảy ra khi dùng liều cao trong thời gian dài và bằng kỹ thuật băng ép.

– Thuốc này có thể gây ra glaucome góc mở và đục thuỷ tinh thể.

– Bội nhiễm : Đôi khi có thể gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Ngưng thuốc trong trường hợp này.

– Rối loạn chức năng thận và điếc hiếm khi xảy ra.

10. TƯƠNG TÁC THUỐC

– Không

11. QUÁ LIỀU VÀ XỬ LÝ

– Triệu chứng : Sử dụng corticoid tại chỗ quá nhiều kéo dài có thể làm ức chế tuyến yên, thượng thận gây ra bệnh Cushing. Sử dụng gentamicin tại chỗ quá nhiều hay kéo dài có thể làm sang thương bộc phát thêm do sự phát triển của các vi khuẩn không nhạy cảm.

– Điều trị : Các triệu chứng tăng tiết tuyến thượng thận cấp thường là có hồi phục. Điều chỉnh mất cân bằng điện giải nếu cần thiết. Trong trường hợp ngộ độc mãn tính nên ngưng thuốc từ từ. Nếu xuất hiện sự tăng trưởng của các vi khuẩn không nhạy cảm, ngưng sử dụng thuốc và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

12. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

– Hộp 1 tuýp 10 gam

13. NƠI SẢN XUẤT

– CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

14. SỐ ĐĂNG KÝ

– VD – 22252 – 15

15. HỆ THỐNG NHÀ THUỐC BÁN HÀNG CHÍNH HÃNG

15.1. CƠ SỞ 1

– NHÀ THUỐC THANH BÌNH – SỐ 56 PHAN ĐÌNH GIÓT – PHƯƠNG LIỆT – THANH XUÂN – HÀ NỘI 15.2. CƠ SỞ 2

– NHÀ THUỐC SỐ 48 NGUYỄN VĂN TRỖI – PHƯƠNG LIỆT – THANH XUÂN – HÀ NỘI

16. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG

0983742960- 0977610107- 0339009163

CAM KẾT HÀNG CHÍNH HÃNG – GIÁ CẢ HỢP LÝ – MUA NHIỀU KHUYẾN MẠI LỚN

Từ khóa » Kem Bôi Da Chống Dị ứng