Các Loại Vaccine HPV? Độ Tuổi, đối Tượng Tiêm Phòng Vaccine HPV

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Vắc xin HPV có mấy loại? Những ai nên tiêm và giá tiêm HPV hiện nay
Vắc xin HPV có mấy loại? Những ai nên tiêm và giá tiêm HPV hiện nay Cập nhật: 13/06/2024 Lượt xem: 880 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Vaccine HPV là loại vaccine được dùng để phòng ngừa các bệnh lý gây ra bởi virus HPV. Việc tiêm vaccine HPV đang ngày càng trở nên phổ biến ở cả nam và nữ. Hãy cùng tìm hiểu xem vaccine HPV là gì, có mấy loại, tác dụng, các trường hợp nên và không nên tiêm vaccine thông qua bài viết sau nhé!

1Vắc xin HPV là gì? Hoạt động như thế nào?

HPV (Human papilloma virus) là tên viết tắt của một nhóm virus u nhú ở người. Đây là loại virus rất dễ lây lan qua các hoạt động tình dục, dùng chung đồ dùng hoặc lây từ mẹ sang con. HPV có thể xuất hiện ở cả nam và nữ với tỷ lệ lên đến hơn 11% dân số toàn cầu.

Vaccine HPV là loại vaccine được dùng để bảo vệ cơ thể trước những tác động của HPV. Vaccine này giúp bảo vệ âm đạo, âm hộ, dương vật... Từ đó giúp phòng ngừa các trường hợp mụn cóc sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo do HPV gây ra.

Tuy nhiên, vaccine HPV không phải thuốc điều trị mụn cóc sinh dục hoặc ung thư. Đây chỉ là phương pháp giúp nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể của hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm do các loại virus HPV gây bệnh.[1]

Vaccine HPV giúp phòng ngừa những bệnh lý do HPV (virus gây u nhú ở người) gây ra

Vaccine HPV giúp phòng ngừa những bệnh lý do HPV (virus gây u nhú ở người) gây ra

2Vắc xin HPV phòng bệnh gì?

Có đến hơn 100 loại virus khác nhau thuộc nhóm HPV được phát hiện ở người. Tuy nhiên, hầu hết các loại virus này thường vô hại, không dẫn đến các bệnh lý hay làm xuất hiện các triệu chứng nên không cần điều trị.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 40 chủng virus HPV gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ giới. Thường gặp nhất là mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư dương vật. Trong đó, HPV chủng 16 và 18 có nguy cơ gây ung thư bộ phận sinh dục cao nhất, đặc biệt là cổ tử cung.[1]

Tiêm phòng vaccine được đánh giá là phương pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả nhất đối với những bệnh lý do HPV gây ra. Có thể kể đến là:

  • Mụn cóc sinh dục
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư hậu môn
  • Ung thư âm hộ
  • Ung thư hầu họng (do hoạt động sinh hoạt tình dục bằng miệng)

Mụn cóc sinh dục có thể được phòng ngừa nhờ vắc xin HPV

Mụn cóc sinh dục có thể được phòng ngừa nhờ vắc xin HPV

3Các loại vắc xin HPV phổ biến

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại vaccine HPV phổ biến là Gardasil và Gardasil 9. Cả 2 loại vaccine này đều có nguồn gốc từ Mỹ. Tuy nhiên giữa chúng sẽ có một số điểm khác biệt nhất định.

Vắc xin phòng HPV – Gardasil

Loại vắc xin phòng HPV phổ biến nhất là Gardasil được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng Merch Sharp & Dohme (MSD) Hoa Kỳ. Vaccine này giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV type 6, 11, 16 và 18.

Nhờ đó, việc tiêm vaccine HPV Gardasil sẽ giúp phòng ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ,... Đối tượng sử dụng vaccine Gardasil chủ yếu là các bé gái và phụ nữ từ 9 - 26 tuổi.[2]

Vắc xin ngừa HPV – Gardasil 9

Ngoài vaccine Gardasil, Gardasil 9 cũng là một loại vaccine phổ biến, được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng Merch Sharp & Dohme (MSD) Hoa Kỳ có thể phòng đến 9 type HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Vaccine Gardasil 9 có thể phòng ngừa hiệu quả đến 94% các bệnh về sinh dục như mụn cóc, ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo, hầu họng. Loại vaccine này thường được dùng cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45.

Tuy nhiên, Gardasil 9 hay Gardasil đều không phải biện pháp điều trị mụn cóc sinh dục hoặc ung thư. Do đó, tất cả đối tượng dù đã tiêm vaccine vẫn phải thường xuyên khám sức khỏe và tầm soát định kỳ.[2]

Gardasil và Gardasil 9 là 2 loại vaccine HPV phổ biến nhất hiện nay

Gardasil và Gardasil 9 là 2 loại vaccine HPV phổ biến nhất hiện nay

4Ai nên tiêm Vắc xin HPV?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) khuyến nghị tất cả mọi người đều nên tiêm phòng vaccine HPV. Tuy nhiên, tác dụng của vaccine HPV còn phụ thuộc vào thời điểm tiêm phòng.

Người từ 9 – 26 tuổi

Theo khuyến cáo, cả nam và nữ trong độ tuổi từ 11 - 12 tuổi nên tiêm vaccine HPV đem lại tác dụng tốt nhất. Trẻ em trong độ tuổi này nên tiêm 2 liều vaccine HPV cách nhau từ 6 - 12 tháng.

Việc tiêm phòng HPV được khuyến khích ở tất cả trẻ vị thành niên để bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm HPV và gây ung thư về sau. Các liều vaccine nên được hoàn thành trước tuổi 26, thông thường là 3 liều nếu bắt đầu tiêm muộn hơn 15 tuổi.

Người từ 27 – 45 tuổi

Mặc dù vắc-xin HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã mở rộng chỉ định tiêm vắc xin phòng 9 chủng HPV cho người từ 27 đến tuổi 45.

Tuy nhiên độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng HPV là từ 9 - 26 và thường ít được khuyến khích hơn ở những người trưởng thành đã ngoài 26 tuổi. Đa số những người thuộc độ tuổi này đều đã tiếp xúc với HPV, do đó việc tiêm phòng đem lại ít tác dụng hơn nhiều so với khi còn trẻ.

Tuỳ thuộc vào sự cân nhắc về nguy cơ lây nhiễm và những lợi ích mà vaccine mang lại, nhưng những người từ 27 - 45 tuổi vẫn có thể trao đổi với bác sĩ để quyết định có nên tiêm phòng vaccine HPV hay không.

Phụ nữ mang thai

Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần hoàn thành phác đồ các mũi tiêm vắc xin phòng HPV trước lúc mang thai hoặc thể chờ sau khi sinh xong và đi tiêm loại vắc-xin này.

Nên tiêm phòng HPV cho cả nữ giới và nam giới trước 26 tuổi

Nên tiêm phòng HPV cho cả nữ giới và nam giới trước 26 tuổi

5Vắc xin HPV cần tiêm mấy mũi?

Số mũi tiêm HPV thường phụ thuộc vào loại vaccine và độ tuổi tiêm vaccine. Nên tuân thủ lịch tiêm vaccine để giúp phát huy hiệu quả phòng ngừa HPV tốt nhất.[3]

Lịch tiêm vắc xin Gardasil

Loại vaccine này thường được tiêm theo phác đồ 3 mũi, cách nhau 2 - 4 tháng và thường chỉ được dùng cho người tiêm phòng trước 26 tuổi.

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 - 6 tháng sau mũi 2.

Lịch tiêm vắc xin Gardasil 9

Đối với vaccine Gardasil 9, số mũi tiêm và thời gian tiêm được khuyến cáo dựa trên thời điểm tiêm lần đầu tiên.

Nếu bắt đầu tiêm từ lúc 9 - 15 tuổi:

Phác đồ 2 mũi Phác đồ 3 mũi

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 6 - 12 tháng sau mũi 1

Nếu thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 cách nhau < 5 tháng thì cần tiêm thêm mũi 3 (cách mũi 2 ít nhất 3 tháng)

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2

Nếu bắt đầu tiêm từ lúc 15 - 27 tuổi:

Phác đồ 3 mũi Phác đồ tiêm nhanh

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi

Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng

Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.

Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

6Vắc xin HPV có an toàn không?

Tính đến nay, các loại vaccine HPV phổ biến trên thị trường như Gardasil và Gardasil 9 đều được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn đối với người dùng.

Do có nguồn gốc từ Mỹ nên các loại vaccine này đều đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng như theo dõi chặt chẽ bởi các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) trên toàn thế giới.

Hơn 135 triệu liều vaccine được phân phối trong hơn 15 năm theo dõi và nghiên cứu, chứng minh hiệu quả và an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng như:

  • Gardasil® 9: thử nghiệm lâm sàng trên hơn 15.000 phụ nữ và nam giới.
  • Gardasil®: thử nghiệm lâm sàng trên hơn 29.000 phụ nữ và nam giới.[4]

Vaccine HPV đã được thử nghiệm về độ an toàn và hiệu quả trên lâm sàng

Vaccine HPV đã được thử nghiệm về độ an toàn và hiệu quả trên lâm sàng

7Tiêm vắc xin HPV có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Có rất nhiều type HPV khác nhau có khả năng gây ra những bệnh lý viêm nhiễm sinh dục và dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

Do đó, ngay cả khi đã tiêm phòng vaccine HPV, chị em vẫn nên thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ bởi loại vaccine này chỉ giúp phòng tránh một số type HPV nhất định.

Việc sàng lọc để phát hiện sớm các loại virus xâm nhập sẽ làm tăng cơ hội ngăn chặn sự phát triển gây bệnh của chúng. Từ đó bảo vệ chị em an toàn hơn trước nguy cơ ung thư cổ tử cung.

8Các tác dụng phụ của vắc xin HPV

Việc tiêm phòng vaccine HPV hiện nay tương đối an toàn. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ phổ biến mà bạn vẫn có thể sẽ gặp phải sau khi tiêm vaccine Gardasil và Gardasil 9 là:

  • Đau, sưng nóng nhẹ và đỏ ở chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Mỏi cơ, đau khớp

Các dấu hiệu này thường sẽ hết sau vài tiếng hoặc 1 - 2 ngày nên không gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể.

Người tiêm phòng vaccine nên nghỉ ngơi tại nơi tiêm chủng 15 - 30 phút sau khi tiêm để theo dõi các tác dụng phụ và xử lý kịp thời nếu xuất hiện những phản ứng nghiêm trọng và hiếm gặp hơn như:

  • Sốt cao kéo dài
  • Ngất xỉu, thậm chí chấn thương do va đập khi ngất xỉu
  • Sốc phản vệ

Tác dụng phụ thường gặp của vắc xin HPV là đau, sưng nóng tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ thường gặp của vắc xin HPV là đau, sưng nóng tại chỗ tiêm

9Trường hợp nào không được tiêm vắc xin HPV?

Đa số các loại vaccine HPV hiện nay có thể được dùng để tiêm phòng cho hầu hết các đối tượng, trừ các trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
  • Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở lần tiêm vaccine trước đó.
  • Phụ nữ mang thai.

Những người đang bị bệnh thường được khuyên tiêm vaccine HPV sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, vaccine HPV vẫn an toàn cho trẻ em, bệnh nhân mắc bệnh nhẹ, sốt nhẹ, cảm lạnh, sổ mũi, ho,...

Phụ nữ có thai không nên tiêm vaccine HPV

Phụ nữ có thai không nên tiêm vaccine HPV

10Lưu ý khi tiêm vắc xin HPV

Nhờ sự hiệu quả và an toàn trong việc bảo vệ mọi người tránh khỏi những bệnh lý gây ra bởi HPV, loại vaccine này ngày càng trở nên phổ biến. Nếu có dự định tiêm vaccine HPV, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Người dưới 46 tuổi, đặc biệt là nữ giới đã từng quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vaccine HPV, tuy nhiên hiệu quả của vaccine đem lại không tối ưu.
  • Người đã từng nhiễm HPV vẫn có thể tiêm vaccine HPV để phòng bệnh do các chủng HPV khác gây ra.
  • Không cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý trước khi tiêm nhưng vẫn nên khám sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính hoặc dị ứng với các thành phần có trong vaccine.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên tiêm vaccine. Nếu đã từng tiêm 1 hoặc 2 liều trước đó và phát hiện có thai thì tạm hoãn các liều còn lại đến khi hết thai kỳ. Việc tiêm đầy đủ liều (2 hoặc 3 mũi) nên được thực hiện trong vòng 2 năm.

Nên khám sàng lọc trước tiêm để tránh các phản ứng nghiêm trọng

Nên khám sàng lọc trước tiêm để tránh các phản ứng nghiêm trọng

11Giá tiêm HPV hiện nay

Hiện nay, việc tiêm vaccine phòng HPV được phổ biến rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại một số cơ sở y tế, loại vaccine này trở nên khan hiếm và khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêm chủng tăng cao của người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Theo đó, giá vaccine cũng có sự chênh lệch đáng kể, tuỳ thuộc vào loại vaccine, nơi tiêm chủng. Tham khảo mức giá vaccine trên thị trường hiện nay:

Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian cũng như nơi tiêm chủng.

Loại vaccine Tác dụng Mức giá
Gardasil Phòng ngừa các bệnh do 4 type HPV (6, 11, 16, 18) gây ra như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo... 1.790.000 Gardasil 9 Phòng ngừa các bệnh do 9 type HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58) gây ra như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, loạn sản, tiền ung thư... 2.950.000
Xem thêm

  • Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và những điều bạn cần biết
  • Phụ nữ đã quan hệ tình dục có được chích ngừa HPV không?
  • Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung và các lưu ý khi tiêm

Việc tiêm phòng HPV đ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm đúng thời điểm, độ tuổi, đủ mũi ngừa virus HPV có thể giảm đến 99% nguy cơ mắc các ung thư liên quan đến 1 số loại virus HPV. Cho nên, chị em hãy tích cực tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mình và bạn đời.

Nguồn tham khảo
  1. HPV vaccine: Who needs it, how it works

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hpv-infection/in-depth/hpv-vaccine/art-20047292

    Ngày tham khảo:

    27/06/2024

  2. Human Papillomavirus (HPV) Vaccination: What Everyone Should Know

    https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/hpv/public/index.html

    Ngày tham khảo:

    27/06/2024

Xem thêm

Từ khoá: vaccine hpv các loại vaccine hpv vắc xin hpv có mấy loại vaccine hpv có mấy loại Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • (29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    (29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    2 ngày trước
  • Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?

    Sử dụng thuốc an toàn

    Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    3 ngày trước
  • Giới thiệu thuốc Glotadol Power giảm cơn đau nặng an toàn, hiệu quả

    Giới thiệu thuốc Glotadol Power giảm cơn đau nặng an toàn, hiệu quả

    4 ngày trước
  • (26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%

    (26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%

    5 ngày trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Các Loại Vaccine Hpv