Các Loại Vật Liệu Làm Răng Tạm Nha Khoa - Nha Việt Dental
Có thể bạn quan tâm
Mão răng tạm và cầu răng tạm cần thiết trong nhiều tình huống điều trị phục hình răng, đặc biệt là để bảo vệ cùi răng đã sửa soạn trong thời gian chờ gắn phục hình sau cùng. Mão và cầu răng tạm cần đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và chức năng tương đối trong khoảng thời gian sử dụng ngắn hạn. Vật liệu làm phục hình tạm không cần phải đạt độ bền chắc và thẩm mỹ như phục hình sau cùng, nhưng cần dễ sử dụng, hiệu quả trong việc mô phỏng phục hình sau cùng, tạo cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu khi mang và dễ tháo gỡ khi cần thiết.
Vật liệu làm răng tạm truyền thống:
Nhựa acrylic được xem là vật liệu làm răng tạm lâu đời và phổ biến nhất, vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Nhựa acrylic được chia ra thành hai nhóm chính là PMMA (polymethyl methylacrylic) and PEMA (polyethyl methylacrylic). Sản phẩm thường được cung cấp dưới dạng bột và nước, cần trộn thủ công với nhau trước khi cho vào trong dấu khóa bằng alginate hoặc cao su để thực hiện mão/cầu răng tạm.
1 Methyl methacrylate
Methyl methacrylate là một trong những vật liệu nhựa tự cứng được sử dụng làm phục hình tạm lâu đời nhất.
Vật liệu thuộc nhóm PMMA, được cung cấp dưới dạng bột và nước, tự trùng hợp. Nước nhựa chứa thành phần chủ yếu là methyl methacrylate và lượng nhỏ hóa chất khác, bột nhựa chứa chủ yếu là polymer và dibutyl hoặc diethyl phthalate. Nhựa methyl methacrylate thường có nhiều màu phù hợp với màu răng, cũng có màu trong để làm stein phẫu thuật hoặc khí cụ chỉnh nha. Vật liệu làm răng tạm methyl methacrylate có thể được bổ sung thêm một số chất khác, một số tác giả đề xuất để tăng độ bền dán bằng cách làm ướt bề mặt cần dán bằng dung dịch monomer.
Ưu điểm của vật liệu này là khả năng khít sát với đường hoàn tất và có độ cứng cao giúp mão hoặc cầu răng tạm có thể sử dụng trong thời gian chờ đợi phục hình sau cùng. Vật liệu methyl methacrylate có thể dễ dàng được đánh bóng, nhưng khả năng kháng mòn thì không cao nên thường xuất hiện dấu hiện mài mòn theo thời gian trên những bệnh nhân có thói quen nhai một bên. Một nhược điểm lớn của vật liệu là nhiệt độ tỏa ra trong quá trình trùng hợp, nhiệt lượng tỏa ra tỉ lệ với lượng vật liệu được trùng hợp. Do phản ứng tự trùng hợp sinh nhiệt nên có thể ảnh hưởng đến tủy răng và sự thoải mái của bệnh nhân khi sử dụng trực tiếp trong miệng. Giải pháp để hạn chế là thực hiện phục hình tạm bên ngoài miệng và sẽ điều chỉnh trên miệng, điều này giúp giảm lượng vật liệu cần trùng hợp trực tiếp trên cùi răng. Một vấn đề cần được cân nhắc là các monomer tự do có thể gây độc tính lên tủy răng, do đó,với những cùi răng đã được mài gần sát tủy hoặc những trường hợp răng nhạy cảm. Một nhược điểm khác của vật liệu là sản phẩm thường có mùi khó chịu và có thể gây phản ứng với niêm mạc.
1 Ethyl methacrylate
Ethyl methacrylate được áp dụng như một giải pháp thay thế cho methyl methacrylate và để khắc phục một số nhược điểm của vật liệu PMMA. Ethyl methacrylate còn được gọi là PEMA. Nhóm vật liệu làm răng tạm này cũng có dạng bột và nước, tự trùng hợp sau khi được trộn thủ công. Nước nhựa chứa thành phần chủ yếu là ethyl methacrylate và lượng nhỏ hóa chất khác, bột nhựa chứa chủ yếu là polymer và benzoyl peroxide. Vật liệu cũng có một số đặc điểm giống như methyl methacrylate như có những màu khác nhau phù hợp với màu răng và có thể được đánh bóng dễ dàng. Ethyl methacrylate có ưu điểm là khả năng giữ ổn định màu theo thời gian, ít co khi trùng hợp và nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình trùng hợp thấp hơn so với nhựa methyl methacrylate. Nhờ đó, vật liệu PEMA thân thiện hơn với tủy răng và dễ chịu hơn cho bệnh nhân khi sử dụng trực tiếp trên cùi răng. Tuy nhiên, khi xét đến độ cứng bề mặt, khả năng kháng gãy thì vật liệu ethyl methacrylate thấp hơn so với methyl methacrylate. Do đó, ethyl methacrylate sẽ không được ưu tiên sử dụng ở những vùng răng chịu lực cao hoặc cầu răng tạm dài.
1 Vinylethyl methacrylate
Vinylethyl methacrylate cũng là một vật liệu làm răng tạm thuộc nhóm PEMA với những ưu điểm tương tự như vật liệu ethyl methacrylate. Thêm vào đó, vật liệu có khả năng kháng mòn tốt và khả năng đàn hồi. Tuy nhiên, so với ethyl methacrylate, vật liệu thuộc nhóm này có tính thẩm mỹ thấp hơn.
Tóm lại, mặt dù nhựa acrylic tỏa nhiệt và có mùi đặc trưng khó chịu, nhưng vật liệu này vẫn được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả và tính kinh tế. Nhựa acrylic sau khi trùng hợp có thể đánh bóng dễ dàng, ổn định màu sắc và độ cứng cao giúp phục hình tạm có tính thẩm mỹ và đặc tính cơ học tốt. Một trong những nhược điểm của nhựa acrylic là sự co khi trùng hợp, và các monomer tự do có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Sau khi vật liệu trùng hợp và cứng lại, phục hình tạm có thể bị vướng vào các vùng lẹm trên cùi răng, sẽ rất khó tháo gỡ. Vì thế, trước khi sử dụng, cần kiểm tra cẩn thận cùi răng và nên cách ly bằng lớp vaseline hoặc glycerin sẽ giúp việc tháo phục hình tạm được dễ dàng hơn.
Khi trộn bột nhựa và nước nhựa, cần chắc rằng tất cả bột nhựa đều được làm ướt bởi dung dịch, nên rắc từ từ bột nhựa vào trong nước nhựa và giảm động tác trộn tối đa để hạn chế hình thành bọt khí. Vật liệu acryl thường trùng hợp sau khoảng từ 5 đến 6 phút. Để rút ngắn thời gian trùng hợp, có thể làm ấm dụng cụ trộn nhựa; và nếu muốn kéo dài thời gian làm việc thì có thể làm lạnh nước nhựa hoặc dụng cụ trộn nhựa.
Vật liệu làm răng tạm Resin Composite
1 Vật liệu làm răng tạm Bis-acryl
Hiện nay, những vật liệu làm răng tạm mới là Bis-acryl, thuộc nhóm vật liệu composite resin. Vật liệu làm răng tạm bis-acryl có đặc tính thẩm mỹ cải thiện hơn, tuy nhiên lại giòn hơn so với methylacrylic. Do đó, bis-acryl không phù hợp để thực hiện các cầu răng tạm dài với các nhịp cầu liên tiếp. Một trong những ưu điểm nổi bật của vật liệu bis-acryl là ít tỏa nhiệt trong quá trình trùng hợp, do đó vật liệu sẽ thân thiện hơn với tủy răng. Đồng thời, vật liệu được đóng gói trong các tuýp đôi với tỉ lệ trộn cố định nên vật liệu sau khi trộn sẽ đạt được đặc tính cơ học ổn định và giảm thiểu tình trạng bọt khí so với việc trộn tay. Thêm vào đó, vật liệu làm răng tạm bis-acryl ít co khi trùng hợp, có độ kín khít tốt với đường hoàn tất, có độ cứng và khả năng kháng mòn tốt. Tuy nhiên, do có sự hình thành của lớp ức chế oxy trên bề mặt nên mão/cầu răng tạm thực hiện bằng vật liệu làm răng tạm bis-acryl dễ bị đổi màu trong quá trình thực hiện chức năng nếu không được đánh bóng kỹ. Các vật liệu bis-acryl hiện tại cũng có số lượng màu sắc khá giới hạn. Do khác thành phần hóa học với composite nên composite lỏng và hệ thống dán không có được liên kết tốt với vật liệu bis-acryl, làm cho việc sửa chữa điều chỉnh phục hình tạm sẽ gặp cản trở. Tuy nhiên, so với methacrylate, vật liệu làm răng tạm bis-acryl có tính thẩm mỹ cao hơn nên được ưu tiên sử dụng hơn cho vùng răng trước.
2 Vật liệu làm răng tạm Bis-GMA Resin composite
Thế hệ vật liệu làm răng tạm Bis-GMA ra đời với mục tiêu khắc phục các nhược điểm của các vật liệu làm răng tạm bằng nhựa methacrylate hoặc Bis-acryl. Tương tự như bis-acryl, vật liệu bis-GMA ít tỏa nhiệt khi trùng hợp, ít co ngót nên khít sát tốt với đường hoàn tất. Thêm vào đó, do có lớp ức chế oxy mỏng hơn khi trùng hợp nên vật liệu làm răng tạm bis-GMA sẽ dễ dàng đánh bóng hiệu quả hơn và giữ ổn định màu tốt, giúp tăng tính thẩm mỹ cho phục hình tạm. Những vật liệu làm răng tạm này thuộc nhóm này ít giòn hơn so với Bis-acryl và cho thấy khả năng kháng gãy cao hơn. Ưu điểm khác của vật liệu bis-GMA là do cùng bản chất hóa học với composite và các hệ thống dán resin nên phục hình tạm làm bằng vật liệu này khi cần điều chỉnh sẽ được bổ sung dễ dàng bằng composite trám nha khoa. Khi cần bổ sung lượng lớn, có thể dùng keo dán ngà và composite quang trùng hợp để điều chỉnh phục hình tạm. Nếu sử dụng vật liệu trong suốt như cao su trong suốt để làm dấu khóa thì việc chiếu đèn xuyên qua vật liệu sẽ giúp cho vật liệu làm răng tạm bis-GMA trùng hợp nhanh hơn, rút ngắn thời gian làm việc. Mặt khác, bis-GMA có đặc tính cơ học cao hơn so với bis-acryl nên có thể áp dụng cho các cầu răng tạm dài và yêu cầu độ cứng chắc hơn. Chính vì những ưu điểm nổi bật như vậy, vật liệu làm răng tạm bis-GMA có mức chi phí khá cao.
Tóm lại, phục hình tạm là một phần không thể thiếu trong quy trình thực hiện phục hình cố định. Để đạt được hiệu quả và thành công cho giai đoạn điều trị này, cần xem xét các yêu cầu về cơ sinh học và thẩm mỹ. Nhiều loại vật liệu phục hình tạm đã được phát triển hiện nay với các ưu điểm bổ sung cho nhau. Việc lựa chọn vật liệu phục hình răng tạm phù hợp nên dựa trên những yêu cầu như thời gian mang phục hình tạm, yêu cầu thẩm mỹ và chức năng cũng như thói quen ăn nhai của bệnh nhân.
Nguồn:
https://www.aegisdentalnetwork.com/id/2014/04/provisional-materials
https://www.styleitaliano.org/mock-up-a-versatile-tool-for-everyday-practice/
Từ khóa » Composite Làm Răng Tạm
-
Những Điều Cần Biết Về Trám Răng Composite - Nha Khoa I-Dent
-
Composites Làm Răng Tạm Màu A1, A2, A3, (tempofit®) (Dùng Súng ...
-
Vật Liệu Làm Răng Tạm Trực Tiếp Tại Phòng Nha (Tempofit Composite)
-
Composite Làm Răng Tạm New Temp C&B Automix
-
Vật Liệu Làm Răng Tạm & Mock-up Tempofit | Nha Việt Dental
-
Điểm Danh 6 Loại Vật Liệu Làm Răng Tạm Nha Khoa đẹp Như Thật
-
Nên Chọn Sử Dụng Răng Sứ Hay Răng Nhựa Composite
-
Sử Dụng Vật Liệu Làm Răng Tạm Protemp 4 - Thiên Phúc TPDent
-
COMPOSITE LÀM RĂNG TẠM, CẦU MÃO TẠM HANTEMP CROWN
-
Làm Răng Tạm Bằg Composite - YouTube
-
Composite Làm Răng Tạm, Cầu Mão Tạm Hantemp Crown - Shopee
-
Nhựa Làm Răng Tạm - Hàn Quốc - Vật Liệu Nha Khoa
-
VẬT LIỆU LÀM RĂNG TẠM TRANTEMP - Đại Dương Center