Các Lý Thuyết Về Hành động Xã Hội Theories On Social Action

Các Lý thuyết về Hành động Xã hội Theories on Social ActionProfile image of Cuong T BuiCuong T Buivisibility

description

14 pages

link

1 file

Hiện nay ở Việt Nam nhiều chương trình giảng dạy và giảng viên môn xã hội học hoặc những lĩnh vực liên quan đến xã hội học vẫn dựa trên những mặc định tư tưởng và tập quán đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá nhấn mạnh vào quy luật, cấu trúc, tính tất yếu,...). Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnh này hoàn toàn không phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Quan trọng nữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩn ngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu hướng khích lệ người ta chỉ thấy một chiều những câu thúc, chấp nhận những "tính tất yếu", "cái xã hội khách quan", và một diễn ngôn thông dụng hơn trong đời thường: định mệnh, số phận. Kết quả phụ kèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi, đón nhận vai trò "chủ thể hành động". Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trên thể hiện khuynh hướng tôi muốn gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụng khái niệm bái vật giáo của Mác). Xã hội học hành động xã hội giúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác của hiện thực xã hội đối lập với hệ tri thức mà tôi tạm gọi là hệ tri thức chức năng-cấu trúc-tiến hóa; trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian rộng lớn dành cho chủ thể sáng tạo. Điều này rất quan trọng cho những con người đang sống trong những xã hội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thể tạo nên tương đối nhanh chóng những cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểu biết và hành động xã hội. Không phải con người bị giam hãm trong những cấu trúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "tự tiến hóa", mà cấu trúc là sản phẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị" thay đổi duy nhất bởi chính hành động con người.

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Thuyết So Sánh Xã Hội