Các Miền Khí Hậu ở Việt Nam? Đặc Điểm Khí Hậu ở Việt Nam

Việt Nam gồm 4 miền khí hậu chủ yếu là miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ (Trường Sơn) và miền khí hậu biển Đông. Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về các Miền khí hậu tại Việt Nam và Đặc điểm của khí hậu Việt Nam.

MỤC LỤC

Các miền khí hậu tại Việt Nam

Miền khí hậu phía Bắc

Miền này bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm khí hậu là sự mất ổn định với thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

  • Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi tả ngạn sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm, là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới về mùa hè và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.
  • Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió nên nền khí hậu của Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc. Tại miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt- ẩm, sườn đón gió tiếp nhận lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện đón gió “phơn” được hình thành khi khối khí thổi xuống thung lung.

Miền khí hậu phía Nam

Gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Vùng có mùa khô kéo dài và đặc biệt sâu sắc, khí hậu ít biến động.

Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào cao điểm mùa khô

Miền khí hậu Trung và Nam Bộ

Miền này bao gồm lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoàng Sơn tới Mũi Dinh, mang đậm tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và mùa khô của 2 miền khí hậu còn lại. Mùa hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

Vùng bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn miền khí hậu phía Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Mùa đông vùng vẫn chịu ảnh hưởng thời tiết lạnh do gió mùa đông bắc mang đến và kèm theo mưa nhiều.

Môi trường nhiệt đới gió mùa

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng tới Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thi thoảng cũng chịu ảnh hưởng của đợt lạnh mùa đông song không dài. Sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn nhưng có mùa khô sâu sắc hơn.

Miền khí hậu biển Đông

Vùng biển Đông mang đặc tính của nhiệt đới mùa hải dương tương đối đồng nhất. Nơi đây thường có dãy lốc xoáy đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.

Khí hậu Việt Nam

Khí hậu nước ta được đánh giá là khá đa dạng nhưng cũng rất nhiều thất thường

  • Đa dạng

- Theo không gian: hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô.

Khí hậu miền Bắc Việt nam khi vào đông.

Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Theo thời gian: các mùa

  • Thất thường

- Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão...

- Những năm gần đây, các hiện tượng nhiễu loạn toàn cầu như En Ninô và La Nina đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta.

Lũ lụt ở Quảng Ninh năm 2021

Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt trong thời gian gần đây do ô nhiễm không khí và hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho khí hậu có những biến động phức tạp nên chúng ta cần bảo vệ bầu không khí trong lành khỏi ô nhiễm cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Từ khóa » đặc điểm Các Vùng Miền Việt Nam