Miền Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam gồm nhiều miền địa lý khác nhau, đây là kết quả của quá trình Nam tiến kéo dài suốt 1.000 năm trong lịch sử Việt Nam. Do lịch sử và theo mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư và địa lý, lãnh thổ Việt Nam được chia thành các miền theo những cách khác nhau.

Phân chia theo chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước gồm Bắc Hà (do chúa Trịnh cai quản) và Nam Hà (do chúa Nguyễn cai quản). Đầu thế kỷ 19, vua Gia Long đã thống nhất Việt Nam và xóa bỏ tình trạng Bắc Hà, Nam Hà.[1]

Trong thời gian Chiến tranh Đông Dương, theo cách phân chia của Đảng Cộng sản Việt Nam thì gồm 2 vùng xen kẽ trên cả nước, là vùng giải phóng và vùng địch tạm chiếm.[2]

Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, được gọi là Miền Bắc và Miền Nam, hay Bắc Việt và Nam Việt.

Phân chia theo hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời chính quyền Đông Dương thuộc Pháp, kể từ năm 1887, lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ) và Cochinchine (Nam Kỳ).[3]

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương, chính quyền Nhật đã hủy bỏ việc gọi "Kỳ" mà gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ (tương đồng với cách gọi hiện nay).[4] Chúng cũng được Đế quốc Việt Nam sử dụng. Đây là những tên gọi sẽ được sử dụng lần nữa từ năm 1975.

Cuối năm 1945, Pháp mang quân quay lại Việt Nam, tuyên bố "trao trả độc lập" Việt Nam cho Bảo Đại, lãnh thổ được gọi là Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt.[4] Về sau bổ sung thêm Hoàng triều Cương thổ. Chiếu dụ 21 vào ngày 11 tháng 3 năm 1955, Hoàng triều Cương thổ bị giải thể.[5]

Sau khi Quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại đã ban hành các sắc lệnh quy định việc gọi 3 miền Bắc-Trung-Nam là Bắc Việt, Trung Việt, và Nam Việt, ngoài ra cấp quy chế tự trị cho 3 vùng này, mỗi vùng có một thủ hiến đứng đầu. Ngày 4 tháng 8 năm 1954, sau khi đất nước bị chia cắt, Quốc gia Việt Nam dưới thời thủ tướng chính phủ Ngô Đình Diệm bãi bỏ quy chế tự trị cho 3 vùng và gọi chúng là Bắc Phần, Trung Phần, và Nam Phần. Ngày 24 tháng 10 năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Sắc lệnh số 143 – NV của tổng thống Ngô Đình Diệm, bãi bỏ chế độ hành chính 3 miền khi nó được chia thành thành các phần nhỏ hơn, dù tên gọi 3 vùng không đổi.[6]

Phân chia theo điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân vùng hiện nay

Hiện nay toàn lãnh thổ Việt Nam được tổ chức thành 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, được xếp vào các miền như sau:

1. Bắc Bộ (hay còn gọi là miền Bắc) gồm có 25 tỉnh, thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa được chia thành 3 tiểu vùng:

  • Tây Bắc Bộ (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có thể được gộp chung lại thành Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh, thành): Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.

2. Trung Bộ (hay còn gọi là miền Trung) gồm có 19 tỉnh, thành từ Thanh Hóa trở vào đến Bình Thuận được chia thành 3 tiểu vùng:

  • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh):[7] Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh, thành):[7] Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Tây Nguyên hay Cao nguyên Nam Trung Bộ (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có thể được gộp chung lại thành Nam Trung Bộ; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có thể được gộp chung lại thành Đồng bằng duyên hải miền Trung.

3. Nam Bộ (hay còn gọi là miền Nam) gồm có 19 tỉnh, thành phía nam tỉnh Bình Thuận được chia thành 2 tiểu vùng:

  • Đông Nam Bộ hay miền Đông (6 tỉnh, thành):[8] Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nam Bộ, miền Tây (13 tỉnh, thành):[9] Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Phân chia kinh tế trọng điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
  • Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
  • Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ
  • Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bộ Quốc gia giáo dục (VNCH) 1963, tr. 1633.
  2. ^ Nguyễn Đình Lê 1999, tr. 26.
  3. ^ Lê Văn An 1963, tr. 44.
  4. ^ a b Nguyễn Q. Thắng 2003, tr. 12.
  5. ^ Học viện quốc gia hành chính 1957, tr. 450.
  6. ^ Royal Woodblocks of Nguyễn Dynasty – World documentary heritage (2021). “Significant collections § Fonds of the Phủ Thủ hiến Trung Việt or Office of the Governor of Trung Viet”. mocban.vn (bằng tiếng Anh). The National Archives Center No. 4 (State Records and Archives Department of Vietnam). Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ a b Viện Chiến lược phát triển 2009, tr. 265.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFViện_Chiến_lược_phát_triển2009 (trợ giúp)
  8. ^ Viện Chiến lược phát triển 2009, tr. 481.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFViện_Chiến_lược_phát_triển2009 (trợ giúp)
  9. ^ Viện Chiến lược phát triển 2009, tr. 553.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFViện_Chiến_lược_phát_triển2009 (trợ giúp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Quốc gia giáo dục (VNCH) (1963). Văn hóa, nguyệt san: tập-san nghiên-cứu và phổ-thông, Tập 12-13. Nhà Văn Hóa [và] Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
  • Học viện quốc gia hành chính (1957). Niên-giám hành-chánh. Học viện quốc gia hành chính.
  • Lê Văn An (1963). Tổ-chức hành-chánh Việt-Nam. Học viện quốc gia hành chính.
  • Nguyễn Đình Lê (1999). Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954-1975. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  • Nguyễn Q. Thắng (2003). Văn học miền Nam: văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  • Viện chiến lược phát triển (2009). Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tiềm năng và triển vọng đến năm 2020. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đặc điểm Các Vùng Miền Việt Nam