Các Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại điện Tử Hiện Nay - WinERP
Có thể bạn quan tâm
Theo tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, thị trường thương mại điện tử đã và đang phủ sóng ngày càng mạnh mẽ. Không chỉ trong nước mà trên thế giới, các mô hình thương mại điện tử cũng dần được phát triển và chứng tỏ được tầm quan trọng của mình. Hiện tại, thương mại điện tử được chia ra tổng cộng 9 loại mô hình với đầy đủ các đặc điểm và tính chất riêng. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ đến bạn các mô hình ấy, cùng theo dõi nhé:
Mục lục
Một số thuật ngữ viết tắt chuyên dụng
Để rút ngắn tên gọi của các mô hình, trong các thuật ngữ kinh tế của mô hình thương mại điện tử người ta quy định như sau
- B: Business – Doanh Nghiệp
- 2: To
- E: Employee – Nhân Viên
- G: Goverment – Chính phủ
- C: Consumer – Khách hàng
- C: Citizen – Công dân
Theo đó:
- B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
- B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên
- B2G: Business to Goverment – Doanh nghiệp với Chính phủ
- G2B: Govermen to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
- G2G: Govermen to Govermen – Chính phủ với Chính phủ
- G2C: Govermen to Citizen – Chính phủ với Công dân
- C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
- C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp
Thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử (TMĐT) là giao dịch mua bán dựa trên nền tảng www (world wide web) thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet.
TMĐT ở Việt nam với lợi thế là số lượng người dân sử dụng smart phone lớn, dân số trẻ dễ thích nghi với ứng dụng công nghệ thông tin. Các sàn TMĐT tên tuổi như AeonEshop, Yes24, Shoppe, Tiki, Lazada, Sen đỏ… hình thành và phát triển song hành với các website TMĐT.
Hoạt động kinh doanh cá thể trên mạng xã hội nở rộ, các dịch vụ phụ trợ như giao hàng… cũng trên đà phát triển. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế rất lớn như lòng tin vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn thấp; thanh toán trực tuyến chưa đại trà; và bảo mật chưa cao.
Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Tổng quan về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay
Các mô hình thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể hoạt động như cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ. Nó cũng có thể là hình thức duy nhất đưa sản phẩm của họ ra thị trường.
Tuy nhiên, các mô hình thương mại điện tử rất khác nhau và được chia ra như sau:
Business-to-business (B2B)
Thương mại điện tử B2B là gì? Là khi một công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác. Ví dụ như: một nhà hàng mua một máy làm đá hoặc một công ty luật mua phần mềm kế toán. Các phần mềm kinh doanh như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được coi là B2B. Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn các hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp.
Business-to-consumer (B2C)
Bán lẻ trực tuyến B2C là khi người tiêu dùng mua một mặt hàng qua internet để sử dụng riêng. Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới.
Consumer-to-consumer (C2C)
C2C hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Đây có thể là những sản phẩm họ làm ra, chẳng hạn như thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán.
Consumer-to-business (C2B)
Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Tạo giá trị có thể có nhiều hình thức. Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp hoặc một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng second hand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường.
Business-to-government (B2G)
Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration (B2A). Là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng. Thông thường dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền. Chẳng hạn, một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận hoặc một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố.
Mô hình thương mại điện tử G2B
Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp này thường không mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua internet.
Mô hình thương mại điện tử G2G
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh.
Mô hình thương mại điện tử G2C
Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Mô hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông
Consumer-to-government (C2G)
Bạn có bao giờ thực hiện trả phí cho chỗ đậu xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại chưa? Nếu rồi thì bạn đã có kinh nghiệm về C2G rồi đấy! Mô hình này cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online. Bất cứ khi nào bạn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet, là bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G đấy!
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam
Mô hình B2B
B2B (Business to Business): được hiểu là Thương mại điện tử giữa (TMĐT) các doanh nghiệp, là mối quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu.
Mô hình B2B được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi những lợi ích của nó như giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả, độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham giá.
Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế.
Có 4 mô hình B2B thường gặp là:
- Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
- Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
- Mô hình B2B dạng trung gian
- Loại hình thương mại hợp tác
Một trong những mô hình B2B điển hình trên thế giới đã thành công là Alibaba.com của Trung Quốc. Còn ở Việt nam có cvn.com (Bộ công thương); vietnamesemade.com; Vietgo.vn; Bizviet.net…
Mô hình B2C
B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nói cách khác là việc mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua mạng internet.
Website TMĐT: là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng.
Sàn giao dịch TMĐT: là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Website khuyến mại trực tuyến: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ như website chia sẻ mã giảm giá, voucher…)
Website đấu giá trực tuyến: là website TMĐT cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Ở nước ta, số lượng website TMĐT chiếm hơn 94% được xem là đại diện cho phần lớn các hoạt động thương mại trực tuyến. Các loại hình website còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể.
Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com, Best Buy, AliExpress… Ở Việt nam có Tiki, Shopee, Sendo…
Mô hình C2C
C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là TMĐT giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau, không phải là doanh nghiệp. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Cụ thể, đây là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng.
Một số hoạt động của mô hình C2C:
- Nổi tiếng nhất trong mô hình này là hoạt động đấu giá (mua hàng)
- Giao dịch trao đổi (không sử dụng tiền tệ)
- Giao dịch hỗ trợ (bảo trì, thanh toán trung gian…)
- Bán tài sản ảo (điển hình nhất là game online)
Một trong những thương hiệu thành công nhất theo mô hình này là website đấu giá eBay. Việt nam có các website hoạt động theo mô hình C2C như chodientu.com; heya.com.vn; 1001shoppings.com…
Bên cạnh đó, loại hình TMĐT M-eCommerce (Mua bán qua các thiết bị di động) hay TMĐT sử dụng tiền ảo cũng đã xuất hiện ở Việt nam. Trong đó M-Commerce được ứng dụng đa dạng trong nhiều loại hình TMĐT và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra còn một số mô hình TMĐT khác nữa nhưng không phổ biến ở nước ta như mô hình B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp và chính phủ (khối hành chính công). Loại hình này bao gồm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ.
Gần đây, nhiều website của các nhà sản xuất hoặc phân phối lớn ở nước ta đã tích hợp nhiều chức năng để có thể bán hàng trực tuyến, giống như một trang TMĐT nhưng chuyên về một vài ngành hàng như Juno, Vascara…
Việc phân chia các mô hình thương mại điện tử mang nặng tính giáo trình. Các mô hình thương mại điện tử có thể đan xen, hòa quyện với nhau trong hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tách bạch hay phân biệt mộ cách cứng nhắc.
Trên thực tế, một doanh nghiệp hay cá đồng thời có thể áp dụng linh hoạt các mô hình nói trên vào hoạt động kinh doanh theo cách thức phù hợp nhất. Vì một doanh nghiệp hay cá nhân có thể vừa tiến hành bán sỉ và bán lẻ. Hoặc có thể sử dụng mô hình B2B làm đầu vào và mô hình B2C, C2C làm đầu ra…
Những tính chất của thương mại điện tử
Được phát triển dựa trên công nghệ
Thương mại truyền thống đã xuất hiện từ thời xa xưa, còn thương mại điện tử là kết quả của việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số với các quy trình kinh doanh và các giao dịch kinh tế. Nền tảng công nghệ của thương mại điện tử là Internet, World Wide Web và các giao thức khác.
Công nghệ trung gian
Trong thương mại điện tử, người mua và người bán gặp trực tiếp nhau trong không gian ảo thay vì là một địa điểm như thương mại truyền thống. Do đó thương mại điện tử là một công nghệ trung gian.
Tính quốc tế
Trong thương mại điện tử các hoạt động mua bán diễn ra trên các trang web. Các trang web này có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào trên toàn cầu do đó thương mại điện tử có tính quốc tế.
Thông tin hai chiều
Công nghệ thương mại điện tử đảm bảo liên lạc hai chiều giữa người mua và người bán. Một mặt, bằng cách sử dụng thương mại điện tử các công ty có thể giao tiếp với khách hàng thông qua các trang web. Mặt khác, khách hàng cũng có thể điền vào các mẫu đơn đặt hàng, phản hồi và tương tác với các công ty có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Cung cấp thông tin
Thương mại điện tử đóng vai trò là kênh truyền thông tốt nhất. Các công nghệ thương mại điện tử đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng với chi phí rất thấp và cũng làm tăng đáng kể mật độ thông tin.
Tính đa ngành
Triển khai thương mại điện tử cần rất nhiều kiến thức về các vấn đề quản trị, công nghệ, xã hội và pháp lý. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hành vi của người tiêu dùng, các công cụ marketing cũng quan trọng như thiết kế các trang web thương mại điện tử.
Xem thêm: Mô hình 7C trong thương mại điện tử nhất định bạn phải biết
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ WinERP sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Từ khóa » Ví Dụ Về C2g
-
Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Việt Nam - GoSELL
-
G2g Là Gì Ví Dụ
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Các Mô Hình TMĐT Hiện Nay
-
[PDF] CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH TRONG TMĐT
-
Tìm Hiểu 6 Các Mô Hình Thương Mại điện Tử Phổ Biến Hiện Nay
-
G2G (Government To Government) Là Gì? Ví Dụ Về G2G
-
Ứng Dụng Các Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại điện Tử Tại Việt Nam ...
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? 9 Mô Hình Thương Mại điện Tử Phổ Biến
-
Ví Dụ Về Các Mô Hình Thương Mại điện Tử - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Những điều Cần Biết Về Chính Phủ điện Tử (Kỳ 1)
-
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - 123doc