Tìm Hiểu 6 Các Mô Hình Thương Mại điện Tử Phổ Biến Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Tốc độ sử dụng Internet cao cộng hưởng với sự tác động của địa dịch Covid-19 khiến nhu cầu giao dịch trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu những mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là thương mại điện tử?
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hình thức giao dịch, trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa qua Internet. Trong kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử đề cập cụ thể đến quá trình giao dịch hàng hóa, dịch vụ trên mạng. Thương mại điện tử không chỉ bao gồm việc mua bán, trao đổi sản phẩm mà thuật ngữ này còn mô tả mọi loại giao dịch được thực hiện qua Internet.
Khởi nguồn của thương mại điện tử bắt đầu vào năm 1994, khi người đàn ông bán đĩa nhạc của mình qua nền tảng bán lẻ của Mỹ – Netmarket. Đây được xem là ví dụ điển hình của thương mại điện tử thông qua World Wide Web.
Thương mại điện tử phát triển mở ra một chương mới đối với lĩnh vực kinh doanh. Hình thức trao đổi, mua bán này giúp người tiêu dùng tiếp cận và mua sắm dễ dàng hơn. Đồng thời, các nhà bán lẻ và doanh nghiệp cũng có cơ hội tăng doanh thu nhờ thương mại điện tử.
6 mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Nếu bạn có ý định kinh doanh trực tuyến, việc hiểu rõ về các mô hình thương mại điện tử là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần phải xem xét và lựa chọn mô hình thương mại điện tử phù hợp để kinh doanh thuận lợi hơn.
Quá trình tìm hiểu về thương mại điện tử giúp bạn thiết lập hướng đi và định hình chiến lược bán hàng hợp lý hơn. Hiện tại, có 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay là: B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer), C2C (Consumer to Consumer), C2B (Consumer to Business), B2G (Business to Government), C2G (Consumer to Government).
Mô hình B2B
B2B (Business to Business) là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nghĩa là một doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm cho một doanh nghiệp khác. Trong thương mại điện tử, mô hình B2B được ưa chuộng nhất. Đối với mô hình này, người mua có thể là người dùng cuối cùng hoặc là người bán lại sản phẩm cho người dùng khác.
B2B đòi hỏi một quy trình bán hàng dài và phức tạp. Tuy nhiên, mô hình này luôn mang lại những đơn đặt hàng có giá trị và mang tính ổn định dài lâu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình B2B khi giao dịch thương mại trực tuyến dựa trên khách hàng mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình.
Mô hình B2C
B2C (Business to Consumer) là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nếu B2B được ưa chuộng nhất thì mô hình B2C lại phổ biến và dễ hình dung nhất. Thương mại điện tử theo mô hình B2C còn được gọi là bán lẻ trực tuyến. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm cho nhiều người tiêu dùng khác nhau
Mặc dù B2C đang chiếm ưu thế hơn so với các mô hình thương mại điện tử còn lại. Tuy nhiên, kích thước của mô hình này lại chỉ bằng ½ mô hình B2B trên toàn thế giới.
Mô hình C2C
C2C (Consumer to Consumer) là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. So với hai mô hình được giới thiệu phía trên, C2C ít phổ biến và được ưa chuộng bằng. Trong thương mại điện tử, mô hình này là quá trình trao đổi, giao dịch giữa các cá nhân với nhau.
Trong mô hình C2C, người dùng này sẽ trao đổi, mua bán hoặc đấu giá sản phẩm với những người dùng khác trên mạng. Những sản phẩm ấy do chính người dùng tự làm ra như: đồ handmade, quà lưu niệm,…, hoặc sản phẩm cần thanh lý.
Mô hình C2B
C2B (Consumer to Business) là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, mô hình này là quá trình người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Có thể nói, C2B là một bước tiến rất khác so với mô hình thương mại điện tử truyền thống.
Upload là ví dụ điển hình nhất của mô hình C2B. Đây là nền tảng cho phép người dùng về các lĩnh vực khác nhau cung cấp sản phẩm/dịch vụ của họ đến các doanh nghiệp. Những người dùng này còn được biết đến với một tên gọi khá quen thuộc – freelancer.
Mô hình C2B cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận với thị trường. Đồng thời, những freelancer sẽ hiểu rõ về nhu cầu tiêu dùng và mong muốn của khách hàng hơn.
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài ngày càng nhiều. Vì vậy, mô hình C2B trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạnh và phổ biến hơn.
Mô hình B2G
B2G (Business to Government) hay B2A (Business to Administration) là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ. Mô hình này được xem là một biến thể của mô hình B2B.
Những sàn thương mại điện tử theo mô hình B2G được các chính phủ sử dụng để giao dịch với các tổ chức kinh doanh. Phần lớn mô hình này sẽ hoạt động dựa trên hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để ủy quyền về một sản phẩm/dịch vụ.
Một số ví dụ về mô hình B2G như: công ty phần mềm cung cấp dịch vụ cho chính phủ, dữ liệu hậu cần, phân phối thông tin pháp lý,…
Mô hình C2G
C2G (Consumer to Government) tương tự với mô hình B2G được giới thiệu phía trên. Cả hai mô hình này đều hướng đến quá trình hợp tác với chính phủ hoặc những cơ quan hành chính công. Mô hình C2G còn có tên gọi khác là C2A (Consumer to Administration).
Mô hình này cho phép các cá nhân giao dịch trực tuyến với cơ quan hành chính công. Thông qua đó, quá trình giao tiếp giữa người tiêu dùng với chính phủ hoặc cơ quan hành chính được đơn giản hóa.
Một số ví dụ về C2G như: khai thuế điện tử, khai báo thông tin an sinh xã hội, học trực tuyến, thanh toán dịch vụ y tế,…
Mô hình thương mại điện tử đa dạng về hình thức lẫn quy mô vừa là cơ hội vừa là thách thức cho những ai có ý định chuyển sang kinh doanh trực tuyến. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn mô hình thương mại theo mong muốn nhưng cũng rất tốn thời gian để hoạt động theo mô hình phù hợp.
Với 6 mô hình thương mại điện tử được Tino Group giới thiệu phía trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn trực quan và toàn diện hơn về hình thức kinh doanh trực tuyến mới mẻ này.
Những câu hỏi thường gặp về mô hình thương mại điện tử
Ví dụ về C2C là gì?
Những ví dụ điển hình về mô hình C2C phổ biến nhất hiện nay là: Amazon, eBay, Craigslist,… Bên cạnh đó, các dịch vụ thanh toán theo mô hình C2C thường gặp như Google Pay hoặc Venmo.
Thế nào là monthly fee?
Monthly fee bao gồm những khoản phí liên quan đến các dịch vụ doanh nghiệp đã sử dụng trong một tháng như: phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán, bảng kê khai (số tiền nhập hoặc xuất của doanh nghiệp theo tuần, tháng hoặc năm).
Điểm khác nhau giữa B2B và B2C là gì?
Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C thông qua 4 yếu tố:– Nền tảng và mục tiêu hướng đến– Dịch vụ chăm sóc khách hàng của B2B tốt và tương tác với nhiều người dùng hơn so với B2C– Khách hàng tiềm năng và phương tiện tiếp cận khách hàng khác nhau– Định giá của B2C ổn định và nhất quán hơn trong việc trình bày danh mục
Xây dựng website cung cấp sản phẩm thương mại điện tử cần điều kiện gì?
– Doanh nghiệp có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp– Chuẩn bị đề án cung cấp dịch vụ– Đăng ký website cung cấp sản phẩm thương mại điện tử dựa trên sự công nhận của Bộ Công thương
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org
Từ khóa » Ví Dụ Về C2g
-
Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Việt Nam - GoSELL
-
G2g Là Gì Ví Dụ
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? Các Mô Hình TMĐT Hiện Nay
-
[PDF] CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH TRONG TMĐT
-
G2G (Government To Government) Là Gì? Ví Dụ Về G2G
-
Ứng Dụng Các Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại điện Tử Tại Việt Nam ...
-
Các Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại điện Tử Hiện Nay - WinERP
-
Thương Mại điện Tử Là Gì? 9 Mô Hình Thương Mại điện Tử Phổ Biến
-
Ví Dụ Về Các Mô Hình Thương Mại điện Tử - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Những điều Cần Biết Về Chính Phủ điện Tử (Kỳ 1)
-
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - 123doc