Các Nghi Lễ Truyền Thống Trong Việc Xây Nhà Mới
Có thể bạn quan tâm
Các Nghi Lễ Truyền Thống Trong Việc Xây Nhà Mới
Các cụ xưa cũng thường nhắc con cháu: “Tậu trâu – Lấy vợ – Làm nhà”. “Tậu trâu” có lẽ là tương đương với việc học hành để lo cho sự nghiệp. “Lấy vợ” là bước đầu xây dựng cho mình cái tổ ấm. “Làm nhà” chính là tổng hợp của 2 việc trên. Căn nhà là nơi con người ta được che chở suốt cả cuộc đời. Vì thế, mà đối với người xưa, công việc xây nhà luôn kèm theo các nghi lễ xây nhà đặc biệt quan trọng, phải được làm với một tấm lòng tha thiết và một kiến thức phong phú đa dạng.
Ý nghĩa của các nghi lễ khi bắt đầu xây nhà
Với người Việt, xây nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người, liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, dân gian rất chú trọng tới các nghi thức, các bước làm lễ cúng xây nhà.
Ngoài việc chọn hướng nhà sao cho hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú y tới lễ động thổ, lên tầng, cất nóc. Từ khi bắt tay vào làm nhà đên khi ngôi nhà được hoàn tất, người Việt xưa phải tiến hành nhiều nghi lễ khác nhau.
Đọc thêm bài viết: Những Kiêng Kị Khi Xây Nhà
Lễ Bình Cơ
Đây là lễ đầu tiên trong các lễ cúng xây nhà. Gia chủ đặt lễ vật trên miếng đất chọn làm nhà rồi cúng. Sau lễ này, gia chủ mới đi mời thợ đến bàn việc làm nhà.
Lễ Phạt Mộc (Lễ khởi công)
Gia chủ làm hai mâm cỗ, một để cúng Tổ tiên và Thổ thần, một để cúng Tổ sư thợ mộc. Cúng xong, người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Sau đó, người thợ cả nhất thiết phải lên rui mực, tức là định kích thước ngôi nhà vào một thanh tre gọi là rui mực hay sào nhà, thước tầm.
Lễ In Tảng (lễ định tàu)
Gia chủ làm lễ này để tiến hành đổ nền nhà; sau đó, định vị trí đặt đá chân cột (đá tảng)
Lễ Lập Tục (lễ cất nóc, lễ thượng lương)
Đây là nghi lễ được coi là quan trọng nhất, không thể bỏ qua trong các lễ cúng xây nhà. Chọn được ngày tốt, gia chủ nhờ một người nào đó trong họ; vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu, làm ăn phát đạt, để đưa cái nóc lên gian chính giữa.
Trong khi làm lễ, người ta buộc lên cái nóc đó hai cành lá thiên tuế, một vài vuông vải đỏ hay vóc đại hồng có vẽ hình bát quái, quyển lịch hay sách chữ Nho.
Lễ An Thổ
Lễ này cúng bái để Tổ tiên biết rằng nhà đã làm xong. Trong số lễ vật có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.
Lễ Động Sàng
Làm lễ này cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được chuyển các đồ gia dụng vào trong nhà.
Lễ Khánh Thành (lễ hoàn thành, lễ lạc thành, lễ cài sào)
Gia chủ làm lễ cúng Gia tiên, rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa. Lễ này có tổ chức ăn uống mời bà con họ hàng, khách gần tới dự. Những người được mời thường đem tiền, câu đối, pháo đến chúc mừng gia chủ.
Đọc thêm bài viết: Văn Khấn Cáo Yết Gia Tiên Khi Nhập Trạch
Lễ Trả Công Thợ
Làm lễ này do những người thợ tổ chức cúng tổ sư và để nhận tiền công.
Lễ An Cư
Gia chủ làm lễ tạ ơn Tổ tiên, Thổ thần để báo cáo rằng chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới.
Từ khóa » Nghi Lễ Sau Lễ Cất Nóc
-
Các Nghi Lễ Cần Thiết Tuyệt đối Không được Bỏ Qua Khi Xây Nhà
-
Các Nghi Lễ Trong Xây Nhà Mà Bạn Cần Phải Lưu ý
-
Các Nghi Lễ Trong Xây Dựng Nhà Cửa Gia Chủ Tuyệt đối Không được ...
-
Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà Quan Trọng - Kiến Trúc Tây Hồ
-
Bật Mí Các Nghi Lễ Trong Xây Nhà - Myvietgroup
-
Lễ Cất Nóc Là Gì? Và Bao Gồm Những Thủ Tục Gì?
-
Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà Mới Không Thể Thiếu - Đồ Cúng Việt Nam
-
Lễ Cất Nóc Và Những Việc Cần Làm Trong Ngày Lễ Đặc Biệt Này
-
Lễ Cất Nóc Là Gì? Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Như Thế Nào
-
Top #10 Nghi Lễ Cất Nóc Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7/2022 ...
-
Khi Nào Nên Làm Lễ Cất Nóc? Quy Trình Cất Nóc Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
Lễ Cất Nóc Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của Buổi Lễ Trong Xây Dựng
-
Thủ Tục Cúng Lễ động Thổ, Khởi Công, Cất Nóc....
-
Những điều Cần Biết Về Lễ Cất Nóc