Lễ Cất Nóc Và Những Việc Cần Làm Trong Ngày Lễ Đặc Biệt Này

Tầm quan trọng của lễ cất nóc

Đối với những dự án lớn, việc tổ chức lễ cất nóc là vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)
Đối với những dự án lớn, việc tổ chức lễ cất nóc là vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)

Lễ cất nóc là nghi lễ bắt buộc khi xây nhà, hay các công trình. Tuy nhiên ở những công trình lớn, nghi lễ này được các chủ đầu tư công trình đặc biệt quan tâm và xem trọng với mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi, khách hàng sở hữu công trình gặp nhiều may mắn trong quá trình sinh sống định cư và kinh doanh tại ngôi nhà sắp hoàn thành.

Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương là ngày gác thanh giữa của nóc nhà, (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sn mái.

Nhiều người thường cho rằng truyền thống lễ cất nóc của người Việt có nguồn gốc ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế đây là truyền thống của người Âu Mỹ.

Khi tổ chức lễ cất nóc, chủ nhà, chủ công trình thường chọn ngày giờ tốt để sau khi tiến hành làm nghi lễ xong các giai đoạn, hoạt động xây dựng tiếp theo được thuận lợi, sau này người ở trong nhà mới sẽ gặp được mọi sự may mắn bình yên. Như vậy, nếu tổ chức lễ cất nóc diễn ra trong không khí trang trọng và thành kính sẽ mang lại may mắn thuận lợi cho chủ công trình và người sống ở trong công trình đó.

Đối với các công trình xây dựng quy mô càng lớn, càng cao thì Lễ cất nóc là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngành xây dựng.

Lễ cất nóc là hoạt động được tổ chức dành riêng cho các dự án, các công trình xây dựng. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chủ đầu tư, các cổ đông khi cùng góp vốn xây dựng công trình; và các khách hàng – những người luôn mong chờ vào sự thành công của dự án đó.

Lễ cất nóc được tổ chức sau khi công trình, dự án đã được hoàn thành xong. Và trước khi bước vào hoạt động thì lễ cất nóc như là một thông báo của chủ đầu tư đến các cổ đông; và các khách hàng thân thiết về sự có mặt, sự xuất hiện của công trình này. Vì vậy, lễ cất nóc cần phải được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi nó sẽ thể hiện sự uy tín của chủ đầu tư đối với các cổ đông và khách hàng.

>>> Xem thêm: Làm nhà theo phong thủy - nên hay không?

Sắp lễ

Sắm sửa lễ cẩn thận trước khi tổ chức lễ cất nóc (Ảnh minh họa)
Sắm sửa lễ cẩn thận trước khi tổ chức lễ cất nóc (Ảnh minh họa)

- 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô.

- Bánh bao 5 chiếc

- Một đĩa ngũ quả.

- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).

- Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.

- Một bó nhang.

- 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt

- Hai cây đèn cầy.

- 5 Đinh tiền lễ,

Văn khấn

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

- Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

- Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

- Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

- Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.

- Con kính lạy Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:………...........................................................Sinh năm: .........................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................)

Hôm nay, ngày...... Tháng ..... năm..... (Âm lịch) Tại địa chỉ:................................

Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ cất nóc, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ.......

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép cất nóc cho căn nhà này. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

>>> Tìm hiểu thêm: Các nghi thức khi làm nhà

Từ khóa » Nghi Lễ Sau Lễ Cất Nóc