Các Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Và Nôn - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. Nguồn: homesecurity.press
Buồn nôn và nôn được điều khiển bởi trung tâm nôn ở não. Buồn nôn và nôn có thể do uống quá nhiều rượu, ngộ độc thức ăn hay một nhiễm trùng ở dạ dày (thường là nhiễm virus). Nhưng nếu nôn lặp đi lặp lại trong vòng hơn 48 giờ hay khó chịu và mệt mỏi thì cẩn phải được chữa trị. Nếu nôn ra máu và mắc các triệu chứng không thể giải thích được như gầy sút, khó nuốt, bạn phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Buồn nôn và nôn là gì?
Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Nôn là cách cơ thể tống những gì trong dạ dày ra. Có thể là do dạ dày bị kích thích bởi rượu, ngộ độc thức ăn hay nhiễm trùng ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ giảm trong vòng 48 giờ đồng hồ. Nhưng cũng có thể là do ảnh hưởng trực tiếp lên trung tâm nôn ở não. Điều này giải thích tại sao buồn nôn và nôn thường đi kèm với đau đầu, thời kỳ đầu mang thai, viêm tai trong và các thuốc trong hóa trị liệu.
Buồn nôn và nôn xảy ra ở những người nào?
Buồn nôn và nôn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là một triệu chứng rất thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể gặp ở những lứa tuổi khác nhau.
Nôn từng cơn có thể là do virus như Norovirus. Đây là nhóm virus gây nhiễm trùng nặng, gây ra buồn nôn, sau đó nôn và ỉa chảy toàn nước. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân hồi phục trong vòng 48 giờ đồng hồ. Trẻ nhỏ và người già có thể bị mất nước và cần phải nhập viện.
Những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị liệu có thể gặp buồn nôn và nôn. Người già nôn đột ngột có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới hay viêm phổi.
Thăm khám triệu chứng buồn nôn như thế nào?
Bác sĩ sẽ muốn biết buồn nôn và nôn đã xuất hiện bao lâu, và các triệu chứng khác kèm theo. Đặc biệt, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng gợi ý đến các bệnh lý nền nghiêm trọng.
Những triệu chứng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ khám bệnh, kiểm tra nhiệt độ, khám ngực và bụng. Có thể bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu và máu, hay xét nghiệm xem có thai hay không. Các loại xét nghiệm khác nữa về bụng và dạ dày cũng có thể được chỉ định. Nếu cần thiết, có thể chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn là gì?
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng ở ruột. Nó gây ra tiêu chảy và cũng có thể gây nôn, đau bụng và một số triệu chứng khác. Thông thường, tình trạng nhiễm trùng biến mất trong vòng một vài ngày nhưng đôi khi lâu hơn. Nguy hiểm nhất là mất nước. Điều trị chủ yếu là cho trẻ uống nhiều nước, có thể bằng loại dung dịch bù nước đặc hiệu. Ngoài việc bù nước cho trẻ, cũng cần khuyến khích trẻ ăn uống bình thường nhất có thể.
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em thường hay gặp. Nó có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, kể cả nôn. Một liệu trình kháng sinh thường tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn. Hầu hết trường hợp, trẻ em mắc nhiễm trùng tiết niệu sẽ phục hồi hoàn toàn. Sau khi tiêu diệt hết vi khuẩn, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận và/hoặc bàng quang. Điều này phụ thuộc vào tuổi, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và liệu nó đã xuất hiện trước đó hay chưa.
Có thai
Nhiều phụ nữ buồn nôn và nôn trong 12 tuần đầu mang thai. Trong hầu hết các trường hợp buồn nôn và nôn ở mức độ vừa phải và không cần bất cứ điều trị cụ thể nào. Nhưng trong trường hợp nặng hơn, có thể sử dụng thuốc chống nôn. Hiếm gặp phụ nữ mang thai nôn dữ dội mà có thể gây mất nước hay thậm chí cần phải nằm viện một thời gian ngắn.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là đau ở một bên của đầu, thường kèm theo buồn nôn và nôn. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc tránh các yếu tố có thể thúc đẩy bệnh, giảm đau, chống viêm giảm đau, chống nôn, và thuốc triptan. Nếu cơn đau thường xuyên hay dữ dội, có thể lựa chọn các thuốc này.
Viêm tai trong
Viêm tai trong và viêm dây thần kinh số VIII hay gặp nhất là do nhiễm virus ở tai trong. Đặc biệt, bệnh gây ra chóng mặt dữ dội, thường kèm theo nôn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này dần dần thuyên giảm và biến mất trong vòng một vài tuần lễ khi mà đã hết nhiễm trùng. Dùng thuốc cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Có một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể có cách tiếp cận và chữa trị khác.
Do thuốc
Các thuốc hóa trị liệu trong điều trị ung thư có thể ít gây buồn nôn và nôn hơn trước kia và các triệu chứng này có thể được kiểm soát tốt. Nhưng nhiều thuốc, kể cả thuốc điều trị hóa chất cũng có thể gây buồn nôn. Chắc chắn phải nói với bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc mới nào hay thay đổi chế độ ăn để có thể đề xuất loại thuốc thay thế.
Các nguyên nhân khác
- Viêm ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận, viêm thận, sỏi mật đều có thể gây ra đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn. Nếu các triệu chứng này xuất hiện dữ dội, phải được đưa đi cấp cứu.
- Tắc ruột: Nôn nhiều lần và dữ dội có thể là do tắc bất cứ đoạn ruột nào. Có thể là một đoạn ruột hoại tử, khối u tiến triển hay tắc ruột không do ung thư. Đây là một cấp cứu ngoại khoa.
- Tăng áp lực nội sọ - viêm màng não, u não, chấn thương sọ não có thể làm tăng áp lực trong sọ, có thể gây buồn nôn và nôn. Nếu nghi ngờ viêm màng não ở trẻ em, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Rối loạn chức năng gan-thận, đái tháo đường không được kiểm soát cũng có thể gây buồn nôn và nôn. Xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán những nguyên nhân hiếm gặp này.
- Rối loạn tiêu hóa ở một số người cũng có thể gây nôn.
Có thể đưa ra những phương pháp điều trị gì khi buồn nôn và nôn?
- Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây buồn nôn và nôn có thể gặp.
- Nếu uống quá nhiều rượu, nên uống ít đi hoặc nhờ người khác giúp cai rượu.
- Nếu đang mang thai, không nên dùng thuốc trừ khi mất nước.
- Có thể chuyển đến chuyên khoa sâu để kiểm tra và điều trị. Hẩu hết các trường hợp có thể không cần nằm viện nhưng một số trường hợp có thể cần đến những thăm khám và điều trị ở bệnh viện.
Nếu buồn nôn và nôn, bạn có thể làm gì?
- Giữ bình tĩnh.
- Nếu nôn dữ dội và mệt mỏi nhiều hay đau bụng dữ dội, hãy đến bệnh viện ngay.
- Nếu nôn kéo dài hơn 48 giờ đồng hồ và không tiến triển, hãy đi khám.
Làm cách nào để tránh buồn nôn và nôn?
Rửa tay và giữ vệ sinh cẩn thận sẽ giúp tránh lây lan nhiễm trùng ở bụng. Rửa sạch thức ăn và giữ gìn vệ sinh trong khi nấu ăn làm giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu nghiện rượu, không nên uống quá nhiều rượu. Người bị đau nửa đầu có thể phát hiện những yếu tố thúc đẩy mà có thể tránh được, ví dụ như đồ ăn như pho mát.
Tiên lượng bệnh buồn nôn và nôn như thế nào?
Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân nền của nó nhưng nói chung, tiên lượng rất tốt. Nôn liên quan đến rượu về cơ bản phải giải quyết nghiện rượu. Hầu hết nguyên nhân gây buồn nôn và nôn là do nhiễm virus ngắn ngày, không cần điều trị đặc biệt mà sẽ hồi phục trong vòng 1 tuần./.
Từ khóa » Nôn Không Rõ Nguyên Nhân
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
"Vạch Mặt" 12 Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Không Ngờ Tới
-
9 Triệu Chứng Buồn Nôn Thường Gặp Bạn Nên Biết
-
Nôn ói Tái Diễn Nhiều Lần, Vì Sao? | Vinmec
-
Trẻ Nhỏ Tuổi Bị Nôn Nhiều Không Sốt: Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Trẻ Bị Nôn Nhiều Không Sốt, Vì Sao? | Hapacol
-
Trẻ Bị Nôn Không Sốt: Nguyên Nhân, Bố Mẹ Cần Làm Gì | Huggies
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn
-
Trẻ Bị Nôn Nhưng Không Sốt Cha Mẹ Cần Xử Lý Thế Nào?
-
Nhiều Người Bị Nôn ói, Tiêu Chảy Không Rõ Nguyên Nhân| VTC14
-
Trẻ Bị Nôn Liên Tục Phải Làm Sao? 5 điều Cha Mẹ Cần Lưu ý | Huggies
-
Trẻ đau Bụng, Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì?
-
Nhiều Trẻ Nôn Trớ, đau Bụng, Chuyên Gia Chỉ Cách Xử Trí