Trẻ Bị Nôn Liên Tục Phải Làm Sao? 5 điều Cha Mẹ Cần Lưu ý | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Tình trạng nôn trớ thường gặp ở trẻ
- Các dấu hiệu nhận biết khi nào hiện tượng nôn ói ở trẻ là bất thường
- Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn liên tục
- Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn liên tục?
- Phòng tránh trẻ bị nôn liên tục như thế nào?
- Một số câu hỏi thường gặp về hiện tượng trẻ bị nôn bất thường
Trẻ bị nôn liên tục là triệu chứng thông thường của các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục hay trẻ nôn nhiều sốt nhẹ còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại những cơ quan khác, thậm chí là bệnh lý nguy hiểm. Và hầu hết các mẹ thường dễ bị lúng túng, không biết phải xử lý làm sao khi gặp phải trường hợp trẻ nôn liên tục. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo:
- Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
- Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Nước Vàng Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
Tình trạng nôn trớ thường gặp ở trẻ
Nôn ói là hiện tượng thường bắt gặp ở trẻ vào những giai đoạn đầu trong đời, vì trẻ đang tập thích nghi với các loại thức ăn được bổ sung hằng ngày. Các mẹ thường nhầm lẫn giữa nôn ói và nôn trớ nhưng trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày đẩy một lượng nhỏ sữa hoặc thức ăn trào ra khóe miệng thì được gọi là tình trạng nôn trớ. Hiện tượng nôn trớ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé.
>>Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và 6 cách khắc phục
Tình trạng nôn trớ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên (Nguồn: Huggies)
Các dấu hiệu nhận biết khi nào hiện tượng nôn ói ở trẻ là bất thường
Các mẹ không cần quá lo lắng về cân nặng khi trẻ thường xuyên nôn trớ, tuy nhiên nếu việc nôn ói đi kèm một số dấu hiệu bất thường sau thì các mẹ cần lưu ý quan sát bé thật cẩn thận hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất:
- Nôn ói đi kèm triệu chứng thiếu nước như mắt bị khô, miệng bị khô, tiểu ít,...
- Nôn ói kèm sốt cao, sốt chân tay lạnh đầu nóng.
- Nôn liên tục và kéo dài từ 12 tiếng trở lên.
- Bãi nôn có máu hoặc mật xanh.
- Có dấu hiệu tiêu chảy liên tục.
- Không chịu ăn hoặc uống sữa.
>> Tham khảo: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ
Các dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị nôn ói bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn liên tục
Một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị nôn liên tục hay trẻ nôn nhiều sốt nhẹ, không đi ngoài như:
Viêm dạ dày ruột
Rất khó phân biệt giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus hay vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì triệu chứng của 2 nguyên nhân này khá giống nhau. Cụ thể trẻ sẽ nôn liên tục, cứ 5 - 30 phút trẻ nôn 1 lần và tình trạng này có thể kéo dài từ 1 cho đến 12 giờ đầu. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể phân biệt thông qua một số dấu hiệu như:
- Đối với trường hợp trẻ nôn liên tục do sốt virus, bệnh sẽ khởi phát đột ngột, lúc này trẻ sốt và nôn liên tục, kèm theo dấu hiệu trẻ bị đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài từ 12 đến 72 giờ. Tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu tiên nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai. Vì vậy trẻ bị nôn nhiều không sốt có thể loại trừ khả năng viêm dạ dày do vi khuẩn, virus.
- Nếu trẻ nôn nhiều không sốt, mẹ có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn. Triệu chứng trẻ nôn nhiều lần trong ngày sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng 2 đến 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không sốt và các triệu chứng nôn thông thường sẽ không kéo dài quá 12 giờ, có thể có hoặc không có kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt và nôn liên tục hơn 12 giờ thì ít khả năng là do ngộ độc thực phẩm. Lúc này ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và điều trị.
>> Tham khảo: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng
Giải đáp một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn liên tục (Nguồn: Huggies)
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trẻ sốt trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì đây có thể là nguyên nhân. Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không sốt có thể loại trừ nguyên nhân này.
Tắc ruột
Bệnh lý này xảy ra khi ruột của trẻ bị xoắn. Mặc dù là một bệnh hiếm gặp nhưng đây là một tình trạng rất nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng rõ ràng nhất của tắc ruột là đau bụng dữ dội. Nếu con bạn chỉ đau bụng vừa phải hoặc không đau bụng, nôn ói kéo dài thì không phải do tắc ruột.
Các dấu hiệu nhận biết tắc ruột bao gồm: đau bụng đột ngột, dữ dội, từng cơn hoặc ngắt quãng, nôn ra dịch mật vàng xanh, nôn ói (có hoặc không), kèm theo đi ngoài, da trở nên nhợt nhạt, chảy nhiều mồ hôi và tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Trẻ có thể mắc bệnh khi liên tục nôn ói (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?
Lồng ruột
Với các trẻ nhỏ, nếu bé bị nôn liên tục, không sốt nhưng không muốn ăn uống, hay bị đau bụng nhưng không đi tiêu được thì rất có thể bé bị lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu. Biểu hiện của lồng ruột mà mẹ dễ dàng nhận thấy đó là trẻ thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt, có thể có máu trong phân hay đi ngoài phân lỏng.
>>Tham khảo: Phân của trẻ sơ sinh có bọt, phân lỏng do bị tiêu chảy phải làm sao?
Hẹp phì đại môn vị
Đối với một số ít trường hợp, nếu bé từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên nôn dữ dội, trẻ nôn nhiều lần trong ngày thì cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị. Mẹ sẽ dễ dàng nhận biết khi thấy trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói và thường không sốt.
>> Tham khảo: Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bình sữa cho bé chất lượng
Trào ngược dạ dày thực quản
Bé bú mẹ hay bị trớ, nôn ói hoặc có dấu hiệu kích thích muốn ói nhưng không ói được thì nhiều khả năng bé đang trong tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Một số trường hợp trẻ sẽ nôn trớ ra sữa nhiều và mạnh.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn liên tục?
Cách xử lý khi trẻ bị nôn liên tục
Trẻ nôn ói thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ lẫn tâm lý của ba mẹ rất nhiều. Vậy trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Đầu tiên, ba mẹ phải nghiêng đầu của trẻ sang một bên để tránh bị sặc, sau đó nhanh chóng loại bỏ chất nôn bằng cách hút mũi và thấm hết chất nôn trong miệng bằng khăn. Khi trẻ ngủ nên kê cao đầu, nằm nghiêng để trẻ không bị trớ khi ngủ và bị sặc.
Những cách chăm sóc trẻ bị nôn liên tục tránh nguy hiểm (Nguồn: Huggies)
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Trẻ bị nôn liên tục có thể khiến cơ thể bị mất nước với các cấp độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ có những biểu hiện như môi khô nhẹ, luôn trong tình trạng khát nước. Với mức độ này, ba mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, và theo dõi cho đến khi xuất hiện dấu hiệu nặng: môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng,… lúc này các mẹ cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
>> Tham khảo: Có nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?
Thay đổi chế độ ăn
Bà mẹ cần xây dựng chế độ ăn của trẻ sơ sinh đầy đủ dinh dưỡng bằng thức ăn dễ tiêu hóa, tiếp tục cho trẻ bú khi trẻ còn bú mẹ, chia nhỏ bữa ăn và tập cho trẻ ăn chậm, cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn quá mức. Sau bữa ăn, nên để trẻ vận động chậm, tránh khóc cười quá nhiều vì có thể gây nôn ói.
Bên cạnh ngăn việc nôn mửa liên tục ở trẻ, thay đổi chế độ ăn còn giúp cha mẹ có thể thử nghiệm nhiều chế độ dinh dưỡng và phù hợp với trẻ. Các mẹ có thể tham khảo video "Ăn dặm kiểu Nhật" sau của Huggies.
Bù nước
Để giúp trẻ tránh bị mất nước, mẹ có thể pha dung dịch Oresol theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch Oresol không gây nôn ói nặng hơn, có công dụng phòng ngừa và điều trị mất nước do các bệnh lý. Nếu trẻ không chịu uống hay nôn ngay sau khi uống dung dịch oresol, phụ huynh cần theo dõi thật kỹ các triệu chứng mất nước nặng hơn và cho uống lại sau 10 phút.
>> Tham khảo: Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt và cách điều trị
Ba mẹ hãy theo dõi kỹ tình trạng nôn ói bất thường ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Nằm đầu cao
Mẹ nên cho trẻ bị nôn liên tục nằm đầu cao vì cách làm này sẽ góp phần làm giảm trào ngược. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật.
Phòng ngừa lây lan
Trường hợp trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm, mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân, người trong gia đình và bạn bè. Một lưu ý là nên rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn trong 24 giờ nhé.
>> Tham khảo: Dạy bé cách lau chùi sau khi đi vệ sinh
Phòng tránh trẻ bị nôn liên tục như thế nào?
Để tránh những rủi ro trẻ bị nôn liên tục do trúng gió, cảm lạnh, ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ và người chăm sóc trẻ cần chủ động:
- Cho trẻ ăn chín nấu sôi, hạn chế thức ăn đường phố và thận trọng khi cho bé ăn món mới, món lạ.
- Vào giai đoạn giao mùa, mùa lạnh, mẹ cần chủ động giữ ấm cho trẻ như mặc đồ phù hợp với thời tiết, cho trẻ nghỉ học nếu thời tiết khắc nghiệt,...
- Ba mẹ không nên tắm cho con sau 20 giờ. Trong trường hợp bắt buộc phải tắm thì nên tắm nhanh trong phòng kín gió rồi lau khô người, mặc quần áo và ủ ấm cho trẻ.
- Thường xuyên rửa tay, vệ sinh tai - mũi - họng cho bé hàng ngày để tránh các bệnh lây nhiễm hay viêm đường hô hấp.
>> Tham khảo: Hướng dẫn hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
Ba mẹ nên làm gì để tránh trẻ bị nôn bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
Một số câu hỏi thường gặp về hiện tượng trẻ bị nôn bất thường
Trẻ nên uống thuốc gì khi nôn ói?
Ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý mua cho trẻ sử dụng. Việc cho trẻ uống thuốc chống nôn chỉ nên thực hiện khi ba mẹ nhận thấy trẻ bị mất nước quá nhiều hoặc để giảm cảm giác say tàu xe.
Làm gì khi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài?
Hiện tượng nôn nhiều không sốt không đi ngoài thường là do trẻ bị cảm lạnh, do dạ dày của trẻ lúc này sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, trẻ có thể sẽ bị kiệt sức, chóng mặt, sổ mũi và quấy khóc vì khó chịu. Mẹ hãy bổ sung cho bé đa dạng loại vitamin và chất xơ để tăng cường sức đề kháng.
>> Các mẹ có thể tham khảo thêm về tình trạng trẻ bị nôn không sốt.
Trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục phải làm sao?
Ở độ tuổi này, dạ dày và đường ruột của trẻ 4 tuổi đã trở nên dần hoàn thiện, do đó, nguyên nhân gây ra trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục cũng đa dạng và cần chú ý hơn. Một số nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi nôn liên tục có thể là:
- Ngộ độc thực phẩm
- Viêm đường hô hấp làm trẻ ho và nôn ra
- Bệnh ngoại khoa
- Bệnh về đường tiêu hóa
- Do yếu tố bên ngoài tác động (sợ hãi, phấn khích…)
Điều này cũng được xác định bởi từng tình huống khi nôn của trẻ 4 tuổi, ví dụ như sau khi ăn, hay sau khi ho, hoặc vận động…
Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có giống trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt không?
Trong trường hợp trẻ 2 hoặc 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thì không có gì khác biệt, đặc biệt là trẻ trên 12 tháng tuổi, thậm chí là trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt cũng tương tự. Nguyên nhân chủ yếu ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi ở đây gặp này là:
- Ngộ độc thực phẩm
- Viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi
- Tắc ruộc
- Lồng ruột
- Ăn phải thực phẩm bị dị ứng
- Viêm dạ dày co rút, cúm dạ dày
- Ăn quá nhiều
- Trào ngược dạ dày
- Sử dụng một số loại thuốc gây nôn (Codeine, Erythromycin. Viên bổ sung sắt, thuốc trị hen suyễn…)
- Bị chấn thương đầu
- Bị nhiễm trùng tai
Các triệu chứng nôn nhưng không sốt do 1 trong các nguyên nhân trên thì sẽ xuất hiện nhanh và có thể biến mất từ 24 đến 48 giờ. Nhưng nếu trẻ không có dấu hiệu giảm bớt, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế kịp thời.
Làm thế nào khi trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn?
Hiện tượng trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn sẽ chia ra 2 trường hợp. Nếu trẻ chỉ đơn giản nôn trớ thông thường thì có thể do khi ăn quá no, hoặc vận động quá nhiều sau khi ăn hoặc đồ ăn không thích hợp. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường hơn trên cơ thể, hoặc nôn ra màu và tình trạng kéo dài nhiều ngày thì cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Tại sao trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn?
Trường hợp trẻ 2 tuổi ăn vào bị nôn xảy ra có thể là do nhiều lý do khác nhau. Đây có thể chỉ là hiện tượng nôn trớ bình thường ở trẻ nhưng có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo cho ba mẹ cần lưu ý hơn về trẻ.
>> Tham khảo chi tiết hơn về tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn.
Tại sao trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm?
Nếu trẻ 2 tuổi gặp tình trạng nôn ói vào ban đêm thì có thể đây là các dấu hiệu bệnh lý mà ba mẹ cần để tâm tới. Đây có thể là do trào ngược acid từ dạ dày thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi. Điều này gây kích ứng cổ họng, làm trẻ bị ho và nôn ra vào ban đêm khi ngủ. Bố mẹ nên chú ý và phát hiện kịp thời để đưa con đến trung tâm y tế và can thiệp sớm.
Bé gặp tình trạng nôn ói vì nhiều nguyên nhân (Nguồn: Sưu tầm)
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích về vấn đề này như sau:
Biểu hiện nôn ói ở trẻ em là tình trạng sức khỏe bất thường. Trẻ cần được đưa đi gặp bác sĩ để làm một số chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm mới xác định được nguyên nhân và điều trị phù hợp. Trong các nguyên nhân gây nôn ói, chỉ có trào ngược dạ dày thực quản là tương đối lành tính, các nguyên nhân còn lại đều cần điều trị tích cực.Do đó, một khi trẻ bị nôn ói liên tục, mẹ không nên tự chẩn đoán và điều trị, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có thể mẹ nhé!
>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo từng tháng tuổi đến 3 tuổi, 10 tuổi, 18 tuổi
Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu u. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu u (Nguồn: Huggies)
Hiện tượng nôn ói ở trẻ là một vấn đề thường gặp, tuy nhiên ba mẹ cũng không được hạ thấp cảnh giác nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác về sản phẩm của Huggies hoặc những bí kíp nuôi em bé sơ sinh thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies nhé!.
Từ khóa » Nôn Không Rõ Nguyên Nhân
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
"Vạch Mặt" 12 Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Không Ngờ Tới
-
9 Triệu Chứng Buồn Nôn Thường Gặp Bạn Nên Biết
-
Nôn ói Tái Diễn Nhiều Lần, Vì Sao? | Vinmec
-
Trẻ Nhỏ Tuổi Bị Nôn Nhiều Không Sốt: Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Và Nôn - Tuổi Trẻ Online
-
Trẻ Bị Nôn Nhiều Không Sốt, Vì Sao? | Hapacol
-
Trẻ Bị Nôn Không Sốt: Nguyên Nhân, Bố Mẹ Cần Làm Gì | Huggies
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn
-
Trẻ Bị Nôn Nhưng Không Sốt Cha Mẹ Cần Xử Lý Thế Nào?
-
Nhiều Người Bị Nôn ói, Tiêu Chảy Không Rõ Nguyên Nhân| VTC14
-
Trẻ đau Bụng, Nôn Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì?
-
Nhiều Trẻ Nôn Trớ, đau Bụng, Chuyên Gia Chỉ Cách Xử Trí