Các Nguyên Nhân Gây Khàn Tiếng | Phòng Khám Bình Minh
Có thể bạn quan tâm
Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rất dễ mắc bệnh giọng thanh quản. Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng.
Bệnh giọng thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.Tỷ lệ người mắc bệnh giọng thanh quản khá cao, chiếm tới 20%. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi xoang (chủ yếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày... Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trong đó, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều... tùy theo nhu cầu phát âm.Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm. Thủ phạm là những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng, rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh... Các biểu hiện khàn, mất tiếng cũng có thể do rối loạn chức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy thì, hoặc do nhược cơ dây thanh, bệnh thần kinh, ngộ độc...Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị viêm thanh quản cấp, có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nói hoàn toàn trong 3 ngày. Nếu bị viêm thanh quản mạn tính, cần nghỉ ngơi, hạn chế nói. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp khàn tiếng, mất tiếng do hạt xơ, polyp, u nang dây thanh để bóc tách phần niêm mạc dày cứng...Để giữ giọng, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, hút thuốc lá, uống rượu bia...
TS. Phạm Trần Anh, Sức Khoẻ & Đời Sống
- CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG
- 5 Dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám Tai mũi họng ngay
- Dấu hiệu sớm của ung thư mũi xoang
- Vì Sao Bạn Hay Bị Viêm Họng Và Cách Phòng Chữa
- HỘI CHỨNG NGỦ NGÁY - NGỪNG THỞ KHI NGỦ
- Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại
- Thuốc trị nghẹt mũi: Cẩn thận khi dùng
- Dùng nước súc miệng thế nào cho đúng?
- Chảy máu cam và cách xử trí
Bài liên quan
Các chuyên khoa
Tim mạch Thần kinh Tiêu hóa - Gan Mật Thận - Tiết niệu Nội tiết - Đái tháo đường Cơ xương khớp Tai mũi họng Phụ sản Nam khoa Các Chuyên khoa kháctin tức nổi bật
Từ khóa » Các Bệnh Gây Khàn Tiếng
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Khàn Tiếng Là Gì? | Vinmec
-
KHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM
-
Khàn Tiếng Là Gì? Liệu Tình Trạng Này Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Khàn Tiếng Và Những Bệnh Lý Nguy Hiểm
-
14 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Khàn Tiếng - Hello Bacsi
-
Khàn Tiếng Kéo Dài Có Thể Là Dấu Hiệu Của Căn Bệnh Nguy Hiểm!
-
Khàn Tiếng Là Gì? Nguyên Nhân Do đâu? | TCI Hospital
-
Chớ Nên Coi Thường Triệu Chứng Khàn Tiếng Kéo Dài | TCI Hospital
-
Đừng Chủ Quan Khi Bị Khàn Giọng
-
Khàn Tiếng - Coi Chừng Bệnh Lý ác Tính
-
Nguyên Nhân Gây Khàn Tiếng Lâu Ngày Và Giải Pháp Từ Thảo Dược
-
Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Khàn Tiếng - Báo Tuổi Trẻ
-
Khàn Tiếng - VnExpress Sức Khỏe