Khàn Tiếng - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ, ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới bị khàn tiếng ít nhất một lần trong đời. Khàn tiếng có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên... nguy cơ bị khàn tiếng sẽ cao hơn.
Những người mắc bệnh cảm cúm, viêm họng, ho nhiều kèm theo tình trạng viêm thanh quản cũng gây khàn tiếng. Ngoài ra, khàn tiếng cũng có thể là một dạng rối loạn chức năng mà không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh.
Bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng cho biết, một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến nhất được biết đến bao gồm:
Nói quá nhiều và quá to: Nếu nói quá lâu, cổ vũ quá to, hát quá nhiều hoặc nói với âm vực cao hơn bình thường, bạn có thể bị khàn tiếng.
Tuổi tác: Khi về già, dây thanh quản thoái hóa cấu trúc trở nên giảm đàn hồi, giảm rung động dây thanh, khiến giọng nói của bạn trở nên khàn hơn.
Lạm dụng thức uống có cồn: Uống rượu bia quá nhiều cũng có thể gây khàn tiếng.
Cảm lạnh, viêm họng, ho, viêm xoang: Khi bạn bị cảm cúm, ho, viêm họng hoặc viêm xoang, tình trạng khàn tiếng sẽ xảy ra nhưng có thể biến mất sau khi bạn khỏi bệnh.
Viêm thanh quản: Tình trạng dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên có thể khiến hai dây thanh quản bị sung huyết, phù nề và gây ra khàn tiếng.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit trong dạ dày đi lên cổ họng nhiều quá mức sẽ gây ra tình trạng trào ngược họng thanh quản (LPR). Chứng trào ngược thanh quản sẽ gây tổn thương vùng thanh quản và khiến giọng nói của bạn bị khàn.
Các u nang và polyp: Nếu có các polyp và u nang lành tính trên các dây thanh quản, chúng sẽ làm giọng của bạn trở nên khàn hơn.
Liệt dây thanh: Tình trạng liệt dây thanh có thể dẫn đến khàn tiếng. Nguyên nhân, liệt dây thanh có thể do chấn thương, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, nhiễm trùng, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson.
Ung thư thanh quản: Khàn giọng kéo dài hơn 3 tuần điều trị thuốc không giảm, có thể là một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản.
Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát: Các khối u này lành tính nhưng dễ tái phát, gây ra tình trạng khàn tiếng.
Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ: Căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.
"Để chẩn đoán khàn tiếng, bác sĩ sẽ kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem liệu có tổn thương nào ở vùng này gây ra khàn tiếng hay không. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi thanh quản thường quy, nội soi hoạt nghiệm thanh quản", bác sĩ Hằng cho biết.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn tiếng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:
Khàn tiếng do nói nhiều: người bệnh sẽ cần giảm bớt các hoạt động phải nói to, nói nhiều. Sau vài ngày, giọng nói của bạn có thể phục hồi trở lại bình thường.
Khàn tiếng do viêm họng, cảm cúm, ho, sốt, trào ngược dạ dày, dị ứng: người bệnh sẽ được dùng thuốc trị cảm cúm, ho, viêm họng, thuốc chống trào ngược dạ dày, thuốc chống dị ứng... Sau khi sức khỏe ổn định, tình trạng khàn tiếng cũng sẽ hết.
Khàn tiếng do các tổn thương dây thanh: người bệnh có thể cần phẫu thuật dây thanh để phục hồi giọng nói.
Khàn tiếng do ung thư thanh quản: người bệnh cần điều trị trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp nhắm đích... tùy thuộc vào giai đoạn ung thư.
Phòng ngừa
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng, để tránh gặp tình trạng khàn tiếng, người bệnh nên giữ ấm cổ họng để tránh bị cảm cúm, viêm họng; tránh uống rượu, bia vì nồng độ cồn cao có thể làm tổn thương họng, phù nề dây thanh gây khàn tiếng; tránh hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ ung thư thanh quản gây ra khàn tiếng. Người lớn, trẻ em cũng không nên nói to, hò hét quá mức làm tổn thương các dây thanh. Chúng ta cần thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng để điều trị kịp thời nếu có bất thường.
Bác sĩ Hằng cho biết thêm, khàn tiếng có thể là một dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt nếu sau hai tuần điều trị mà tình trạng này không khỏi. Ung thư thanh quản hình thành trên dây thanh quản thường gây khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói ngay từ giai đoạn sớm, trước khi xuất hiện thêm các triệu chứng như khó nuốt hoặc khó thở. Đối với các bệnh ung thư không bắt đầu trên dây thanh, tình trạng khàn tiếng chỉ xảy ra sau khi các bệnh ung thư này chuyển sang giai đoạn muộn hơn hoặc đã lan đến dây thanh quản.
"Ung thư thanh quản có diễn tiến âm thầm và biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn sớm nên việc tầm soát ung thư định kỳ rất quan trọng. Nếu xuất hiện triệu chứng khàn tiếng sau 2-3 tuần điều trị nhưng không khỏi, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhằm phát hiện sớm các bất thường tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt là ung thư thanh quản", bác sĩ Hằng khuyến nghị.
Quỳnh Phương
Từ khóa » Các Bệnh Gây Khàn Tiếng
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Khàn Tiếng Là Gì? | Vinmec
-
KHÀN TIẾNG VÀ NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM
-
Khàn Tiếng Là Gì? Liệu Tình Trạng Này Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Khàn Tiếng Và Những Bệnh Lý Nguy Hiểm
-
14 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Khàn Tiếng - Hello Bacsi
-
Khàn Tiếng Kéo Dài Có Thể Là Dấu Hiệu Của Căn Bệnh Nguy Hiểm!
-
Khàn Tiếng Là Gì? Nguyên Nhân Do đâu? | TCI Hospital
-
Chớ Nên Coi Thường Triệu Chứng Khàn Tiếng Kéo Dài | TCI Hospital
-
Đừng Chủ Quan Khi Bị Khàn Giọng
-
Khàn Tiếng - Coi Chừng Bệnh Lý ác Tính
-
Nguyên Nhân Gây Khàn Tiếng Lâu Ngày Và Giải Pháp Từ Thảo Dược
-
Các Nguyên Nhân Gây Khàn Tiếng | Phòng Khám Bình Minh
-
Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Khàn Tiếng - Báo Tuổi Trẻ