Các Nguyên Tắc Kiêng Và Lưu ý Khi đón Chó Về Nhà Mới
Có thể bạn quan tâm
- NGUYÊN TẮC “7 ngày” khi đón cún về nhà mới
- Cún sẽ ở đâu?
- Cún sẽ ăn gì?
- Chó sẽ được chăm sóc y tế ở đâu?
- Chó phải tiêm chủng như thế nào?
- Bệnh Parvo là gì?
- Bệnh Carre là gì?
- Các lưu ý về vệ sinh cho chó
Trong 3 trường hợp sau cần áp dụng nguyên tắc “7 ngày”:
- Chuyển nhà mới (chuyển nơi sinh sống, thổ nhưỡng mới)
- Tiêm vắc-xin
- Tiêm kháng sinh
Nguyên tắc “7 ngày” gồm:
- Không tắm, hạn chế tối đa tiếp xúc với nước làm ướt lông, uống nước tinh khiết
- Không uống sữa, mọi loại sữa và các chế phẩm từ sữa
- Không ăn trứng, đồ tanh như cá, các chế phẩm từ cá, đồ ăn có thành phần từ cá
- Không ăn mỡ
- Ăn theo thực đơn ở nhà cũ rồi chuyển dần sang đồ ăn mới
Nên: bổ sung men tiêu hóa để đường ruột thích nghi với môi trường mới. Mua men tiêu hóa Anibio hoặc các loại men thường dùng ở người tại hiệu thuốc tây bất kì. Pha một lượng nhỏ tương đương với thể trọng rồi trộn với bữa cơm hàng ngày.
Cún sẽ ở đâu?Bạn cần chuẩn bị trước nơi ăn chốn ở cho cún, chỗ đi vệ sinh và khu vực vui chơi, hoạt động. Đối với cún nhỏ, môi trường sống cần có sự ổn định, hạn chế thay đổi nay đây mai đó để phòng chống dịch bệnh và ảnh hưởng của thổ nhưỡng tới sức khỏe.
Chuẩn bị chuồng nuôi nhốt. Ngay cả khi bạn xác định sẽ nuôi cún tự do trong nhà thì vẫn cần một chiếc chuồng để hạn chế cún đi lại khi cần. Kích thước chuồng nên chọn đủ lớn ngay cả khi cún trưởng thành vẫn có đủ không gian để nằm trườn dài vẫn thoải mái và khi ngồi cũng thoải mái không phải khom lưng vì hạn chế chiều cao của chuồng. Đối với chó Cocker trưởng thành, chiều dài tối thiểu của chuồng là 90cm và chiều cao tối thiểu là 60cm.
Bát ăn và chai uống nước: cún nhỏ thì ăn bát “bệt” (đặt ngang mặt đất), cún trưởng thành thì cho ăn bằng bát có chân, đủ cao để cún không phải cúi thấp khi ăn. Chai uống nước có bi tự chảy khi cún liếm (55k mua ở hàng vật dụng thú nuôi bất kỳ).
Khay vệ sinh, giấy vệ sinh nếu nuôi cún trong nhà, không có sân vườn đi vệ sinh. Việc tập luyện cho cún đi vệ sinh đúng chỗ sẽ bắt đầu ngay khi cún từ trên xe đặt chân đến nơi ở mới. Vì vậy hãy chuẩn bị trước một chiếc khay vệ sinh chuyên dùng để dạy. Đây là loại khay có đáy kín để hứng nước tiểu, trên mặt khay là lưới nhựa để giữ phân ở trên và cún đứng lên không dính nước dưới khay. Giấy vệ sinh cũng rất cần thiết, gói gém cẩn thận chất thải trước khi ném vào thùng rác, tránh gây mùi và bị ruồi nhặng bám vào làm phát tán hoặc nuôi dưỡng vi khuẩn.
Cún sẽ ăn gì?Chưa cần biết bạn có kế hoạch nuôi dưỡng cún bằng chế độ ăn như thế nào, hãy bắt đầu bằng việc cho cún ăn giống như chủ cũ đang nuôi. Sau vài ngày mới bắt đầu thay đổi khẩu phần và cách cho ăn theo khả năng riêng của mình. Bởi vậy khi bắt cún cần hỏi chi tiết thời gian biểu và khẩu phần ăn của cún.
Chó KHÔNG ĐƯỢC ĂN bất kỳ loại gia vị nào! Thức ăn của chó đảm bảo nhất là loại thức ăn chỉ trải qua quá trình đun chín, không chế biến hay gia giảm bất kỳ loại gia vị nào. Trong trường hợp muốn tận dụng đồ ăn thừa của người, cần cắt nhỏ, trần qua nước sôi để rửa sạch muối và gia vị trong thức ăn. Cũng đừng thấy chó thích ăn kẹo bánh mà hứng chí cho ăn, đường cũng là một loại gia vị không được ăn.
Chó KHÔNG ĐƯỢC ĂN ngô, lạc và các chế phẩm có mặt hai loại ngũ cốc này.
Chó BỊ NGỘ ĐỘC với socola và cafe. Một hàm lượng đủ lớn có thể khiến chó bị trụy tim và shock, rất nguy hiểm cho tính mạng.
Chó sẽ được chăm sóc y tế ở đâu?Dịch vụ y tế là điều bắt buộc khi nuôi cún. Ngoài việc tiêm phòng và khám chữa bệnh, quá trình nuôi cún cũng cần mua các loại thuốc bổ trợ nên cần chuẩn bị trước địa chỉ chăm sóc y tế gần nhất.
Nên chọn phòng khám có đầy đủ cơ sở vật chất và vệ sinh dịch tễ cẩn thận. Hiện nay việc nuôi thú cưng như chó mèo đã rất phổ biến, các bác sĩ thú y mở phòng khám cũng rất nhiều. Một bệnh viện thú y đầy đủ có các trang thiết bị chuyên dụng như dành cho ngươì, từ siêu âm, khám lâm sàng đến phẫu thuật, từ chăm sóc lông đến cung cấp đồ dùng vật nuôi…
Nên gửi gắm niềm tin vào bác sĩ có chuyên môn cao, lành nghề. Đơn giản như việc tiêm và truyền dịch cho cún cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn ở người do mạch máu của chó rất nhỏ và mỏng.
Chó phải tiêm chủng như thế nào?Chó phải tiêm đúng và đủ các mũi tiêm chủng, tiêm đúng ngày theo phác đồ. Chính xác tuyệt đối để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bởi các bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nguy cơ tử vong khi mắc phải rất cao.
Tiêm mũi 1: vacxin phòng 5 bệnh (Parvovirus, Carre’, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và phó cúm). Mũi tiêm này được tiêm khi cún 35 – 40 ngày tuổi và thường là được chủ nuôi sinh đẻ tiêm và lập sổ theo dõi.
Tiêm mũi 2: vacxin phòng 7 bệnh (ngoài 5 bệnh trên thì có thêm vacxin phòng bệnh Leptospria và Coronavirus). Được tiêm 21 ngày sau khi tiêm mũi 1.
Tiêm mũi 3: tiêm nhắc lại vacxin 7 bệnh ở trên, cũng sau 21 ngày.
Tiêm phòng bệnh dại: có thể tiêm sau khi cún đủ 12 tuần tuổi, kết hợp với quá trình tiêm 3 mũi phòng bệnh ở trên hoặc đợi tiêm xong 3 mũi trên thì tiêm tiếp mũi dại.
Bệnh Parvo là gì?Là một loại bệnh dễ gặp nhất ở chó có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập về Việt Nam. Rất dễ hiểu nhầm sang bệnh tiêu chảy đường ruột dẫn đến chữa trị sai cách. Tỷ lệ tử vong khi chữa trị không chính xác là 99%.
Biểu hiện bệnh: cún bỏ ăn, nôn và tiêu chảy, dịch tiêu chảy có mùi tanh, đến ngày thứ ba kèm theo máu tươi do xuất huyết đường ruột, kéo dài liên tục cho đến chết nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân: cún bị nhiễm khuẩn đường ruột, giảm đề kháng dẫn đến virus Parvo có sẵn trong ruột cún bùng phát. Bệnh vẫn có thể gặp ngay cả khi cún đã tiêm phòng mũi 7 bệnh do sức đề kháng yếu và môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Virus lấy chất dinh dưỡng trong ruột cún làm thức ăn.
Cách điều trị: Parvo CHƯA CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ. Do đó chỉ điều trị triệu chứng, ngăn ngừa các bệnh kế phát do sức khỏe cún yếu đi.
Bước 1: khi thấy cún có biểu hiện bệnh cần đưa ngay đến phòng khám thú y để làm xét nghiệm (bác sĩ sẽ lấy dịch ở trong hậu môn, mũi, miệng đặt que thử để xác định xem dương tính hay âm tính với Parvo).
Bước 2: nếu dương tính với Parvo, không cho cún ăn bất kỳ thức ăn gì để cắt nguồn dinh dưỡng của virus trong ruột. Đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để truyền đạm và vitamin theo chỉ định của bác sĩ. Việc truyền dịch sẽ đưa các chất cần thiết để nuôi cơ thể đi thẳng vào mạch máu, không có thức ăn ở ruột virus sẽ ngừng phát triển.
Bác sĩ cũng có thểsẽ chỉ định tiêm thêm kháng sinh cho cún để phòng bệnh kế phát do cơ thể cún đang suy giảm miễn dịch dễ gặp các bệnh khác tấn công. Truyền thêm thuốc hạ sốt nếu sốt cao và thuốc chống nôn v.v…
Ngoài phương pháp điều trị căn bản nhất ở trên, mọi cách chữa truyền miệng của các hội nuôi chó cảnh đều chưa được kiểm chứng hiệu quả. Ngay cả khi cho uống nước điện giải hay thuốc chống nôn cũng cần được sự chỉ định của bác sĩ.
Bệnh Carre là gì?Là một dạng bệnh cũng gần giống như Parvo nhưng tính chất nguy hiểm thì dã man hơn nhiều.
Dã man 1: chó mắc bệnh ở thời kỳ đầu gần như không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Ăn ít hơn, ủ rũ hơn, sốt nhẹ thường là các dấu hiệu khó nhận biết. Bởi vậy khi có những biểu hiện rõ ràng để nghi vấn đưa cún ra phòng khám xét nghiệm Carre thì thường là đã chuyển sang cuối giai đoạn giữa. Ở giai đoạn này nếu việc điều trị không tích cực, không chính xác với thể bệnh và tình trạng chó thì 99% sẽ sang giai đoạn cuối.
Dã man 2: giai đoạn cuối, chó bị viêm phổi, viêm đường tiêu hóa nặng. Các ổ tụ máu trong ruột bị vỡ gây xuất huyết nội, tiêu chảy ra máu liên tục. Cầm chắc cái chết!
Dã man 3: ngay cả khi chữa trị thành công thì di chứng về thần kinh là điều khó tránh khỏi, chó bị run chân, có con bị động kinh.
Ngay khi có các dấu hiệu ủ rũ, chán ăn, thở gấp, run râỷ, hãy đưa đến phòng khám!
(ĐIỀU ĐÁNG MỪNG LÀ NẾU CÚN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG ĐỦ CHẤT THÌ TỶ LỆ MẮC CARRE KHÔNG CAO)
Các lưu ý về vệ sinh cho chóNếu bạn coi chó là một thành viên trong gia đình, nó cần được vệ sinh như người. Điều đó có nghĩa là: nó được tắm định kỳ, rửa tay chân hàng ngày, đánh răng trước khi đi ngủ và lấy ráy tai, lấy gỉ mắt và rửa mặt… hàng ngày. Vật dụng cần thiết: – Kéo để tỉa lông, dũa móng. – Mua một tuýp kem đánh răng của chó (có bàn chải đi kèm). Đánh răng cho chó vào buổi tối ngay sau bữa ăn, bất kể nó có thích hay không. – Nước muối sinh lý và chai cồn thường trực trong nhà. Nước muối để rửa vệ sinh “vùng kín” nếu ra ngoài hoạt động. Cồn sát trùng sàn chuồng định kì 1 tuần/lần (nếu dùng cho chó nhỏ). – Tăm bông: nhúng nước muối sinh lý và lau tai hàng tuần. – Lược chải lông: tối thiểu 2 ngày/lần chải lông cho chó. Việc loại bỏ lông rụng rất quan trọng vì nếu không chải, các lông rụng này sẽ rối vào với lông trên người chó tạo thành các cục lông bọn đến lúc không thể gỡ được, bắt buộc phải cạo lông. Hạn chế lông rụng để không bám vào đồ dùng của người. – Sữa tắm: mua các loại sữa tắm cho cún (tùy loại lông dài hay lông ngắn), tuyệt đối không dùng chung với sữa tắm của người, không dùng… nước rửa bát để tắm cho chó! …
Lưu ý về việc tắm cho chó! Dưới da của chó có tuyến nhờn tiết ra chất làm mượt lông, chống thấm nước, bảo vệ da. Vì vậy không phải cứ tắm thường xuyên cho chó đã là tốt. Lý tưởng tốt nhất là 10 ngày tắm một lần.
Bất kể mùa đông hay mùa hè, ngay sau khi tắm xong chó cần được lau khô và sấy khô lông càng sớm càng tốt. Môi trường ẩm ướt làm lỗ chân lông của chó nở ra, dễ làm nơi ký sinh của vi khuẩn, ve rận.
Trong trường hợp chưa tới ngày tắm mà lông cún quá bẩn do chơi đuà, có thể lau bằng khăn ẩm, sấy khô. Nếu lông dính phải đồ bẩn gây mùi, lau bằng khăn ẩm, sâý khô rồi xức phấn rôm.
Khử mùi hôi của chó! Có hai nguyên nhân khiến chó có mùi hôi khó chịu: ráy tai và hôi miệng. – Ráy tai: lau rửa bằng tăm bông và nước muôí sinh lý thường xuyên, hàng ngày. Vừa tránh bị viêm tai vừa khử tới 50% mùi hôi. – Hôi miệng: với chó con thì hôi miệng là chắc chắn vì “miệng còn hôi sữa”. Tuy nhiên sau khi đón về nhà mới không còn ti mẹ thì chủ yếu mùi hôi miệng do thức ăn và mảng bám trên răng. Chỉ cần đánh răng hàng ngày là giảm rất nhiều mùi hôi miệng. À, chỉ áp dụng nếu mọi người cho chó lên ngủ cùng để tránh bịt mũi khi nó thở vào mặt nhé!
Từ khóa » Cách Bắt Chó Về Nhà
-
7 Mẹo Giúp Chó Mới Về Nhà Thích Nghi Môi Trường Sống
-
Nên Làm Gì Trong Những Ngày Đầu Đón Cún Về Nhà? - NanaPet
-
15 Cách Huấn Luyện Chó Con Nghe Lời Khi Về Nhà Mới | Pet Mart
-
Cách Nuôi Chó Con Mới Về Nhà Như Thế Nào? - Miao Lands
-
Cách Nuôi Chó Con Từ A - Z Từ Lúc Về Nhà Mới Tới Trưởng Thành
-
6 Mẹo Huấn Luyện Chó Con Khi Mới Về Nhà - KiKi Puppey
-
Chó Con Mới Về Nhà Kêu Khóc - Sủa Liên Tục | Dog Training - YouTube
-
Cách Dạy Chó Con Làm Quen Khi Về Nhà Mới - PHUONGNAM24H.COM
-
Cách Làm Cho Chó Con Quen Chủ Và Nhà Mới Như Thế Nào?
-
CÁCH DẠY CHÓ CON LÀM QUEN KHI VỀ NHÀ MỚI - Mega Pet Store
-
Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Và Cách Nuôi Chó Con Mới Về Nhà - VuiPet
-
Cách Huấn Luyện Chó Cỏ, Chó Ta Nghe Lời đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Nuôi Chó Cơ Bản Cho 'con Sen' Mới Bắt đầu - Bách Hóa XANH
-
Liệu Bắt Chó đầu Tháng Có Xui Xẻo Không? - Xem Ngày