Cách Nuôi Chó Con Từ A - Z Từ Lúc Về Nhà Mới Tới Trưởng Thành

Cách nuôi chó con khi đón cún về nhà mới được xem là băn khoăn của rất nhiều các bạn nuôi chó. Thực chất chỉ cần nắm vững 5 nguyên tắc dưới đây.

Những chú chó con khi tách đàn thường rất yếu ớt, hệ tiêu hóa của chúng còn non vì vậy khi tới một môi trường mới xa đàn sẽ gặp nhiều vấn đề. Vì vậy việc nuôi cún con không hề đơn giản. Để giúp các bạn hiểu thêm về phương pháp nuôi chó con đơn giản, Blog yêu chó mèo sẽ cung cấp tới các bạn một số nguyên tắc cơ bản dưới đây.

Cần chuẩn bị những gì khi nuôi chó con

Trước khi đón cún về nhà mới, bạn cần chuẩn bị các vật dụng, không gian sống để có thể cho cún làm quen một cách nhanh chóng.

Không gian sống

Ngôi nhà của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đón cún về nhà. Bằng cách loại bỏ các chướng ngại vật, đồ dùng dễ vỡ ra khỏi khu vực nuôi nhốt. Treo cao các hóa chất hoặc cất vào tủ, bạn có thể quây riêng một khu vực rộng trong nhà để chó có thể hoạt động

giá chó Bull Terrier tại Việt Nam
Không gian sống . Ảnh Internet

Với mình, khi đón bé về nhà, mình để ổ tại phòng tắm khô nha. Ở đây giúp bạn dễ dọn dẹp và tránh ảnh hưởng tới các phòng khác. Mình quây lại và hướng dẫn cún đi tiểu tại vị trí quy định sẵn.

Đồ dùng cơ bản cho cún

Đồ dùng cần thiết cho cún gồm bát thức ăn và bát nước. Tốt nhất bạn nên mua bát bằng inox không gỉ. Hoặc bằng nhựa cứng có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng đồ cho chó nào

Chuẩn bị ổ, cũi được lót mềm mại và khô ráo. Thay thường xuyên nếu bị ướt nhé. Đồ chơi bạn có thể mua luôn cho cún để tránh chúng gặm hỏng đồ đạc trong nhà.

Dây đeo, vòng cổ để đưa cún ra ngoài.

Đồ ăn cho chó

Mình chỉ lưu ý rằng: Khi đón cún về nhà mới, bạn cần nắm được thức ăn mà chủ trước đây cho ăn và duy trì sau đó mới dần dần thay đổi sang thức ăn mới nha. Vì hệ tiêu hóa của cún còn khá non nớt nên cần phải thay đổi một cách chậm rãi để chúng có thể hấp thu dễ dàng.

Sắp xếp khẩu phần ăn cho chó con
Sắp xếp khẩu phần ăn cho chó con.

Ngoài ra cần chuẩn bị sữa tắm cho chó loại chuyên dụng, lược chải lông rối, rụng… với các dòng chó lông dài.

Cách nuôi chó con

Chó con khi vừa sinh ra phải thích nghi với rất nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng để tiếp tục phát triển. Đây chính là giai đoạn thể trạng của cún yếu nhất. Cụ thể

  • Chó mới sinh có thân nhiệt thấp vì vậy thắp đèn sưởi là giải pháp giữ ấm cho tới khi chúng thích nghi với điều kiện nhiệt độ bên ngoài. Bạn có thể sử dụng đèn sưởi công nghệ cao có thể điều chỉnh được nhiệt độ hoặc đơn giản là thắp bóng đèn dây tóc để sưởi ấm.

Bằng việc quan sát các hành động của cún trong ổ có thể giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ phù hợp dễ dàng. Quá nóng, chúng sẽ khó chịu tản ra, ngọ nguậy nhiều hơn, quá lạnh chúng sẽ co cụm vào nhau. Vừa đủ chúng sẽ tản ra và ngủ rất ngon lành. Các bạn nhớ nhé.

Thức ăn cho chó con
Thức ăn cho chó con
  • Chó con lúc này cần rất nhiều dưỡng chất từ nguồn sữa mẹ. Đây cũng chính là thức ăn chính của cún trong giai đoạn này. Đừng quá quan tâm tới cún con mà quên không chăm sóc chó mẹ nhé.
  • Về vấn đề vệ sinh cơ thể, trong giai đoạn này, chó mẹ thực hiện việc liếm sạch các cơ quan sinh dục cũng như cơ thể của chó con vì vậy bạn cứ để chó mẹ chăm con trong giai đoạn đầu tiên khi sinh.
  • Cún mới sinh không nghe thấy và chưa mở mắt. Mọi hoạt động của chúng phụ thuộc vào chó mẹ.

Chó con trong quá trình trưởng thành

  • 2  tuần tuổi

Cún con sử dụng khứu giác và xúc giác để có thể tìm ổ của mình. Mùi chúng đánh hơi chính là sữa mẹ. Cũng giống với con người, lượng sữa non của chó mẹ đầu tiên cho con bú là cực kỳ quý giá, giàu dinh dưỡng.

Sau khi đạt 2 tuần tuổi, cún con có nhiệm vụ duy nhất là ngủ và bú sữa mẹ. Đây là cách chúng tăng kích thước và cân nặng cơ thể của mình. Chúng chưa thể đứng lên mà chỉ trườn để tới chỗ chó mẹ. Dần dần chó con sẽ đi lại được và đứng vững.

  • 2 – 6 tuần tuổi

Giai đoạn này cún đã có thể mở mắt và bắt đầu nghe được xung quanh. Chúng bắt đầu nghe ngóng mọi thứ xung quanh và phát ra tiếng kêu với anh chị em của mình. Tiếng sủa, tiếng rên còn nhỏ chưa lớn.

3 tuần tuổi cún sẽ phát triển và độc lập hơn. Bắt đầu nô nghịch với anh chị em của mình, chúng tò mò tìm hiểu về các đồ vật và mọi thứ xung quanh.

Cách nuôi chó con từ lúc mới sinh

5 -6 tuần tuổi, răng bắt đầu nhú và muốn gặm hết cả thế giới. Chúng bắt đầu thử đồ ăn trong bát ăn của chó mẹ đồng thời ý thức được việc bài tiết và đi vệ sinh của mình.

  • 6-12 tuần tuổi

Giai đoạn tăng nhanh về kích thước và cân nặng của chó. Chúng sẽ nhận thức mọi thứ xung quanh và ghi nhớ. Đây cũng chính là giai đoạn mà bạn nên rèn luyện khẩu lệnh cho chó để chúng nghe lời khi trưởng thành. Tại sao lại phải huấn luyện chó trong giai đoạn này bởi chúng ghi nhớ và học rất nhanh. Mọi thứ chúng học được sẽ trở thành một kiến thức khó quên khi lớn lên.

Từ 6 tuần tuổi, chó đã có thể ăn thức ăn khô và giảm thiểu lượng sữa mẹ. Khi được 8-12 tuần tuổi, chúng đã có thể về nhà mới. Các bạn chú ý tới việc lựa chọn thức ăn cho cún khi về nhà mới để tránh chúng bị ốm nhé.

Hãy nhớ huấn luyện chó tốt trong giai đoạn này để có thể khiến cún ngoan ngoãn và nghe lời khi trường thành

Cách lựa chọn thức ăn cho chó con khi về nhà mới các bạn có thể tham khảo bài viết đã được mình chia sẻ trước đây  > > > XEM CHI TIẾT

Chăm sóc sức khỏe khi nuôi chó con

Khi được 6 tuần tuổi, bạn bắt đầu tiêm phòng cho chó con, hiện nay có nhiều loại vắc xin 7 trong 1 phòng bệnh. Bạn có thể mua về tự tiêm nếu có chuyên môn hoặc đưa cún ra các cơ sở khám chữa thú y để được các bác sĩ tiêm phòng. Tiêm nhắc lại 3 lần trong giai đoạn đầu tiên và nhắc lại một mũi sau 1 năm.

Tẩy giun cho chó định kỳ đặc biệt là chó con sẽ giúp cún khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn. Bạn sẽ thấy sốc khi tẩy giun cho bọn cún con lần đầu đấy nhé. 😀

Lịch tiêm phòng cho chó con
Lịch tiêm phòng cho chó con. Ảnh Internet

Vệ sinh nơi ở của cún hàng ngày để không bị mùi và giảm thiểu khả năng mắc bệnh của chó.

Thực hiện các chế độ vận động hợp lý hàng ngày, phù hợp với từng giống chó sẽ khiến chó khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn.

Tắm cho chó

Cần tắm cho chó sau khi chó được 2 tháng tuổi. Khi mới sinh, nhiệm vụ này là của chó mẹ, chúng làm sạch cho con.

Khi tắm, cần lựa chọn sữa tắm cho chó phù hợp với lông, da của cún. Việc sử dụng sữa tắm của người có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chó.

Các bước tắm cho chó và sấy, vệ sinh như thế nào? Các bạn có thể tham khảo bài viết

  • Cách tắm cho chó Poodle tại nhà dễ thực hiện

Chải lông cho chó

Chải lông thường xuyên cực kỳ quan trọng với các giống chó đặc biệt là chó lông dài, chúng sẽ khỏe mạnh hơn, loại bỏ lông yếu và tăng cường sự lưu thông máu của da. Bạn nên chuẩn bị các dụng cụ chải lông phù hợp nữa nhé

Huấn luyện chó con các mệnh lệnh đơn giản

Bạn có thể tham khảo bài viết:

Hi vọng bài viết cách nuôi chó con trên đây đã phần nào giúp bạn nhiều trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các Boss của mình ở nhà.

Chúc các bạn thành công

Tham khảo: https://www.thesprucepets.com

Từ khóa » Cách Bắt Chó Về Nhà