Các Nguyên Tắc Lãnh đạo Của Một Project Manager - PMA

Cập nhật lần cuối vào 23/12/2021 bởi Phạm Mạnh Cường

nguyên tắc của một project manager

Đóng vai trò là một quản lý dự án, tất nhiên PM là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo thành công của dự án: đạt được mục tiêu dự án, đúng tiến độ, thời gian, không vượt quá ngân sách, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng… Tất nhiên những thành công đó không phải từ trên trời rơi xuống, đó là kết quả sự nỗ lực làm việc của PM, team members và cả các stakeholders. Nhưng quan trọng hơn hết chính là PM và những kĩ năng lãnh đạo khéo léo để đưa dự án đến thành công. Lãnh đạo được coi là một kĩ năng mềm của PM, tuy nhiên không phải người quản lý nào sinh ra đã tự có kĩ năng lãnh đạo. Tất cả là nhờ sự rèn luyện, trau dồi và kinh nghiệm đúc kết mà ra. Sự đúc kết đó phải được xây dựng trên những nguyên tắc khoa học. Dưới đây là 5 nguyên tắc rèn luyện kĩ năng lãnh đạo cho một PM:

Nội dung
  1. 1. Xây dựng tầm nhìn chiến lược cho dự án (Build vision)
  2. 2. Thúc đẩy sự hợp tác của Team members (Nurture collaboration)
  3. 3. Nâng cao hiệu suất làm việc (Promote performance)
  4. 4. Thoi thúc tinh thần học hỏi của team (Cultivate learning)
  5. 5. Đảm bảo thành công của dự án (Ensure results)

1. Xây dựng tầm nhìn chiến lược cho dự án (Build vision)

Đây chính là yếu tố đầu tiên giúp một PM xác định phương pháp lãnh đạo để dự án tiến triển đúng hướng, trong đó phải chú trọng tới những mục tiêu của dự án. Việc xây dựng tầm nhìn và mục tiêu dự án giúp PM định hình được hướng đi của dự án và có những điều chỉnh kịp thời nếu dự án “out of the track”. Nguyên tắc trong việc xây dựng tầm nhìn chiến lược dự án là mọi người phải liên kết nó với các hoạt động thường ngày của mình. Đó là việc trước nhất phải làm để xác định được vai trò,vị trí của dự án sắp được tiến hành, đồng thời tiến hành tìm hiểu, phân tích thị trường, xác định tiềm năng của dự án và những khó khăn, hạn chế để tìm cách khắc phục.

2. Thúc đẩy sự hợp tác của Team members (Nurture collaboration)

Điều này là không thể thiếu đối với một PM khi triển khai dự án, bởi thành công của dự án không phải thành quả của riêng một người. Và PM phải là người hiểu điều này rõ hơn ai hết. Sự hợp tác, gắn kết của teams là cần thiết để đạt được mục tiêu, tầm nhìn chiến lược của dự án. Đây là điều cốt lõi trong mỗi dự án.

3. Nâng cao hiệu suất làm việc (Promote performance)

Việc xây dựng mục tiêu và thúc đẩy hợp tác trong công việc đều nhằm dẫn đến thành công của dự án, thế nhưng ta sẽ không thể đạt được điều đó nếu PM không vận dụng vào trong công việc thường ngày của team để nâng cao hiệu quả lao động. Để làm được điều đó, PM cần phải:

  • Làm một tấm gương cho cả team về tinh thần và trách nhiệm làm việc
  • Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động, ít áp lực
  • Trao quyền cho team
  • Định hướng cách tiếp cận giải quyết vấn đề: giải pháp – kết quả
  • Tạo môi trường làm việc có cống hiến và cạnh tranh lành mạnh
  • Có khen thưởng và kỷ luật

4. Thoi thúc tinh thần học hỏi của team (Cultivate learning)

Là người trần mắt thịt, mắc lỗi hay sai sót là điều hiển nhiên. Nhưng một PM giỏi phải biết khích lệ các team member của mình rút ra kinh nghiệm từ những lần mắc lỗi đó. Tạo môi trường làm việc mang tính học hỏi cao và tạo kì vọng cho team member để đạt được kết quả như mong muốn thì phải không ngừng học hỏi.

5. Đảm bảo thành công của dự án (Ensure results)

Huy động sức mạnh của cả project team cùng làm việc để đảm bảo thành công của từng deliverables, milestones và cuối cùng là thành công của dự án. Nguyên tắc thứ 5 này cũng là bước cuối cùng trong Mô hình Quản lý Kim tự tháp (Project Leadership Pyramid), đây là sự tích hợp từ những thành công của 4 khâu bên trên, trong đó không có nguyên tắc quản lý nào là quan trọng nhất. Việc áp dụng đồng thời 5 nguyên tắc này vào công việc hàng ngày đòi hỏi PM phải có sự luyện tập liên tục để đạt đến sự nhuần nhuyễn, biến tất cả những lý thuyết, bài vở thành kĩ năng quản lý trong lòng bàn tay.

Từ khóa » Nguyên Tắc Pma