Phần 5: THÁI ĐỘ

Thái độ được định nghĩa là thói quen suy nghĩ, hành động và tình cảm, thể hiện khuynh hướng, quan điểm và niềm tin của bạn về cuộc sống. Ba yếu tố cơ bản tạo ra thái độ là thói quen, suy nghĩ và niềm tin. Thái độ được định nghĩa là thói quen suy nghĩ, hành động và tình cảm, thể hiện khuynh hướng, quan điểm và niềm tin của bạn về cuộc sống. Ba yếu tố cơ bản tạo ra thái độ là thói quen, suy nghĩ và niềm tin. Chúng ta biết rằng bạn sẽ làm việc mà bạn luôn nghĩ đến. Thái độ là đặc điểm thể hiện rõ nhất suy nghĩ của bạn. Tính cách, con người bạn thể hiện, thực chất chỉ là biểu hiện của thái độ và cảm xúc bên trong. Thói quen kết hợp với thái độ tạo thành hành động. Thái độ là chiếc gương phản ánh với thế giới bên ngoài toàn bộ niềm tin và suy nghĩ của bạn.

Nghiên cứu thêm về nguyên nhân giúp con người ta thành công đã cho thấy nhân tố cốt yếu trong mọi trường hợp là - thái độ tích cực. Cùng với các nhân tố khác mà chúng ta sẽ thảo luận sau này, thái độ tích cực là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được cho hành trang cuộc đời. Clement Stone, tác giả của một số cuốn sách tự học kinh điển gọi thái độ tích cực là "PMA" (Positive Mental Attitude) và khẳng định "PMA là chất xúc tác kết hợp các nguyên lý thành công hoạt động cùng nhau tạo ra kết quả xứng đáng".

Một cán bộ tuyển dụng cao cấp của trường đại học Harvard đã đưa ra một kết quả điều tra là 85% những gì một cá nhân đạt được trên phương diện kinh tế tài chính, sự giàu có, địa vị xã hội và công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp đại học phụ thuộc vào thái độ, 15% còn lại phụ thuộc vào khả năng và năng khiếu. Một cuộc điều tra tương tự cho thấy không có sự tương quan nào giữa bằng cấp và khả năng kiếm tiền.

Nếu như ta thấy tất cả những dẫn chứng cho việc cần thiết phải có thái độ tích cực như vậy, tại sao rất nhiều người trong số chúng ta lại thiếu nó. Tất nhiên là chúng ta có đủ thông minh để hiểu những điều tốt đẹp một khi ta thấy nó? Liệu tri thức trên đã đủ làm cho tathay đổi thái độ chưa? Hiển nhiên là chưa.

Chúng ta đều biết thái độ là một phần mềm của niềm tin - là niềm tin cơ bản của bản thân, về khả năng và thế giới quan của mỗi người. Chúng ta cũng biết là niềm tin quyết định hy vọng vào kết quả đạt được, vào tương lai. Nếu có thái độ lạc quan, bạn mong muốn những điều tốt đẹp, những gì bạn yêu thích sẽ đến, ngược lại với thái độ thiếu lạc quan bạn chỉ luôn nghĩ đến những gì không tốt đẹp xảy ra. Xin dẫn ra đây lời của Denis Waitlay trong cuốn sách " Tâm lý để chiến thắng" (Psychology of Winning), ông cho là những người thành công thường có thói quen tự tạo ra thái độ tích cực cho mình trước khi sự việc diễn ra. Họ tạo ra lòng tự tin vào bản thân mặc dù không chắc là sự việc sẽ diễn ra đúng như ý muốn của họ. Thái độ lạc quan dẫn đến hy vọng tích cực, lòng nhiệt tình và những yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến việc đem lại kết quả tốt đẹp. Thái độ tích cực là sức mạnh vô cùng to lớn giúp ta tự tạo ta cuộc sống theo ý mình.

Samuel Johnson đã có nhận xét về thái độ như sau "Một người không có hiểu biết gì về bản chất con người cứ muốn đi tìm hạnh phúc bằng cách cố gắng thay đổi mọi thứ trừ thiên hướng của chính mình sẽ lãng phí thời gian vô ích mà không đem lại kết quả gì ngoài việc làm tăng thêm nỗi buồn mà anh ta muốn loại bỏ đi".

Hãy tự đánh giá tác động của thái độ trong cuộc phỏng vấn sau đây. Đọc lời đối thoại và so sánh thái độ người được đi xin việc thể hiện với người phỏng vấn với thực tế và đánh giá xem cái gì quan trọng hơn.

Hỏi - Người phỏng vấn: Xin chào! Anh có khoẻ không?

Đáp - Người xin việc: Cũng giống như hôm qua, không tốt hơn, không xấu hơn. Tôi vẫn tồn tại.

Hỏi: Anh có thể cho biết vài thông tin về bản thân được không? Trước hết xin anh cho biết tên.

Đáp: Shelley Clarke. Nhưng xin đừng đổ lỗi tôi vì cái tên đó. Cha mẹ tôi ước mơmọi việc tốt đẹp. Thử tưởng tượng mà xem! Shelley Clarke. Biết tìm lối thoát nào trong cuộc sống đây.

Hỏi: Anh sống ở đâu?

Đáp: Số 12, đường Backwater. Gần đống rác của bang, ở đó có rất nhiều ruồi nhất là vào buổi tối.

Hỏi: Anh đã từng học ở những trường nào, Shelley?

Đáp: Toàn là trường loại D (Consistent D's), cơ sở vật chất tồi tàn, giáo dục chất lượng kém. Ông không hy vọng có ai đó làm được trò trống gì khi mà chẳng có ai quan tâm. Giá mà tôi được học ở cái trường mới trong thành phố ...

Hỏi: Anh có thể cho biết vì sao anh muốn làm việc cho ABC không?

Đáp: Ồ, bởi vì các anh tuyển người, tôi nghĩ thế. Hơn nữa tôi nghe nói các anh có chế độ trợ cấp y tế cao và có nhiều quyền lợi khi nghƉ hưu. Tôi thường hay bị ốm và muốn nghỉ hưu sớm.

Hỏi: Tôi hiểu rồi. Vậy trình độ kỹ thuật của anh thế nào? Anh có thể làm được những việc gì cho công ty của chúng tôi?

Đáp: Kỹ thuật ư? Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến nó cả. Tôi không thích công việc giấy tờ, không thích người khác can thiệp vào công việc của tôi. Họ toàn bắt tôi làm những việc tôi không thích.

Hỏi: Trước đây anh đã có những kinh nghiệm gì ở vị trí này rồi Shelley?

Đáp: Chẳng ai cho tôi cơ hội để có kinh nghiệm cả. Tôi đợi chờ sự thay đổi đó đã bao lâu rồi. Anh biết đấy, không phải bất cứ việc nào tôi cũng làm.

Hỏi: Shelley, anh có tin chắc là mình muốn làm việc cho Công ty ABC không?

Đáp: Bố mẹ tôi bảo là đã đến lúc tôi không nên bám vào họ nữa mà phải dựa vào ai đó để thay đổi.

Hỏi: Được rồi Shelley, mơ ước của anh trong cuộc sống là gì? Anh muốn sinh sống ở đâu trong vòng 5. 10 năm tới?

Đáp: Chắc chắn là tôi muốn đi xa khỏi nơi đây. Chẳng có tương lai gì cho tôi ở cái thành phố này cả. Và cái tên của tôi nữa. Ai có thể hy vọng được cái gì tốt đẹp với cái tên Shelley Clarke. Tôi có cảm giác mình đang ở trong một cái guồng quay đang tăng tốc, chẳng đi đâu mà vội cả.

Từ những nhận xét của Shelley, bạn thấy gì trong suy nghĩ của anh ta? Chúng có tích cực không? Có phản ánh đúng thực tế đang tồn tại không hay là anh ta tự tạo ra một thực tế đầy bi quan mà anh ta tự chọn? Liệu anh ta có thể dễ dàng thay đổi quan điểm một cách tích cực hơn không? Rất nhiều người khác với những cái tên như George Bush, Paul Newman và Steve Jobs đã cố gắng làm việc tốt cho bản thân mình đấy thôi.

Rõ ràng là thái độ quan trọng hơn thực tế. Bạn có thể làm chủ được thái độ trong khi đó phần lớn sự thực như tên gọi, nơi sinh ... không phụ thuộc phạm vi điều khiển của bạn. Cách phản ứng của bạn đối với từng hoàn cảnh cụ thể mới thực sự là yếu tố quan trọng nhất.

Nguồn: Hãy nghĩ như người thành đạt

Từ khóa » Nguyên Tắc Pma