Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, trong kinh doanh sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp. Và trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì yếu tố chất lượng của sản phẩm lại càng cần phải đặt lên hàng đầu. Chất lượng tốt giúp cho doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh với đối thủ, có thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng thân thiết. Vậy chất lượng sản phẩm là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này!
Chất lượng sản phẩm là gì?
Sản phẩm là gì? Chất lượng là gì?
Trước khi chúng ta tiến hành tìm hiểu “chất lượng sản phẩm là gì?” Đầu tiên, hãy tập trung vào định nghĩa của chất lượng và sản phẩm:
Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho những nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm là bất cứ cái gì đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận.
Còn về chất lượng, trên thế giới có rất nhiều quan điểm cá nhân về khái niệm chất lượng dựa trên các tiêu chí và môi trường khác nhau. Một cách đơn giản, chất lượng đề cập đến mức độ tốt của hàng hóa hoặc dịch vụ so sánh với bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào khác cùng loại.
Vậy chất lượng sản phẩm là gì?
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mang ý nghĩa về kinh tế - xã hội mang tính trừu tượng. Dưới mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau, ta có quan niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau:
- Theo Giáo sư Juran “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
- Theo Giáo sư Crosby “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
- Theo Giáo sư Ishikawa “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo quan điểm của nhà sản xuất thì: Những sản phẩm được tạo ra đảm bảo chất lượng khi thỏa mãn một tập hợp những tiêu chí, thước đo, tiêu chuẩn, quy cách được đặt ra từ tước. Dưới góc độ của thị trường thì chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng. Còn theo cách tiếp cận của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là sự phụ hợp của sản phẩm với mục đích của người tiêu dùng hay nói cách khác là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) định nghĩa trong ISO 9000: “Chất lượng là tập hợp các tính năng của sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng cho khách bằng cách cải tiến sản phẩm (hàng hóa) và làm cho chúng không có bất kỳ khiếm khuyết hoặc khiếm khuyết nào.”
Khái niệm chất lượng là gì?
Có thể bạn quan tâm:
→ List Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh [Update 2020]
Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm là gì?
Mỗi sản phẩm được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi thuộc tính thể hiện một giá trị phản ánh chất lượng của sản phẩm đó:
- Sự phù hợp: Nhà sản xuất cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm dự trên sự đồng nhất với các thông số kỹ thuật.
- Tuổi thọ hay độ bền của sản phẩm: Thể hiện tính năng hoạt động bình thường, đáp ứng các tiêu chí về tính năng và tác dụng của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng theo quy định.
- Các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng: Sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Độ tin cậy của sản phẩm: Là yếu tố đặc trưng cho khả năng duy trì đúng tính năng hoạt động và chất lượng như đã cam kết trong một khoảng thời gian nhất định.
- Độ an toàn của sản phẩm: Đáp ứng các tiêu chí về an toàn sản phẩm được nhà nước quy định như: An toàn trong sử dụng và vận hành, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với môi trường.
- Tính tiện dụng phản ánh những đòi hỏi: Là thuộc tính thể hiện tính sẵn có, sự thuận tiện trong vận chuyển, bảo quản và dễ dàng sử dụng của sản phẩm.
- Tính kinh tế của sản phẩm: Yếu tố thể hiện sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu của sản phẩm trong quá trình sử dụng. Sự tiết kiệm trong tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
- Ngoài ra còn có những yếu tố vô hình phản ánh chất lượng sản phẩm như: Dịch vụ đi kèm, giá trị đạo đức của sản phẩm, nhãn hiệu; danh tiếng; uy tín của nhà sản xuất.
Phân loại chất lượng sản phẩm
Tóm tắt phân loại chất lượng sản phẩm
1. Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được:
- Chất lượng thiết kế: Giá trị của sản phẩm được hình thành từ quá trình nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh,...
- Chất lượng tuân thủ thiết kế: Đây là mức chất lượng sản phẩm đạt được so với tiêu chí đề ra.
2. Căn cứ vào quy định hiện có:
- Chất lượng chuẩn: Là chất lượng đặt ra sau khi thiết kế
- Chất lượng cho phép: Là mức độ cho phép về biên độ lệch giữa chất lượng thực tế và chất lượng chuẩn
- Chất lượng thực tế: Là mức chất lượng của sản phẩm sau khi đã hoàn thiện
3. Căn cứ vào giá trị hướng tới:
- Chất lượng tuyệt hảo: Là chất lượng tốt nhất có thể đạt được với trình độ khoa học - kỹ thuật tại thời điểm đó
- Chất lượng tối ưu: Là chất lượng mà sản phẩm có thể đạt được khi bị chi phối bởi yếu tố chất lượng và mức giá mà khách hàng chấp nhận
4. Căn cứ vào thành phần cấu thành trong sản phẩm:
- Chất lượng tổng hợp: Bao hàm chất lượng các thuộc tính và giá cả, dịch vụ đi kèm
- Chất lượng các thuộc tính: Tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các thông số kỹ thuật
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Trong quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố tùy vào tính năng, công dụng của từng sản phẩm. Những nhìn chung có thể chia các yếu tố đó thành: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
Yếu tố môi trường bên ngoài
- Đầu tiên phải kể đến chính là nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng, do sự phát triển của nền kinh tế càng ngày người tiêu cùng càng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm.
- Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, các tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng được vận dụng vào trong công nghiệp sản xuất. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp buộc phải cải tiến sản phẩm ngày càng tốt để thu hút khách hàng, nếu chất lượng sản phẩm không tốt đây chính là một bất lợi lớn của doanh nghiệp với các đối thủ và sẽ bị mất thị phần.
- Cơ chế quản lý kinh tế cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Việt Nam định hướng phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh chính là nền tảng và chất lượng sản phẩm sẽ phản ánh cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm cũng chính là nhân tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh trong thị trường hội nhập quốc tế hiện nay.
- Vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mô quyết định đến các quy định về chất lượng sản phẩm, các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh. Quản lý vĩ mô đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định về chất lượng sản phẩm và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Yếu tố môi trường bên trong
- Nhân tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm chính là lực lượng lao động. Lực lượng lao động có ý tay nghề tốt và trình độ chuyên môn cao sẽ tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng tốt.
- Nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến sự cấu thành và chất lượng và tính chất của sản phẩm. Vì vậy, ngàng càng có những nghiên cứu tìm ra những vật liệu có tính tối ưu hơn để tăng chất lượng sản phẩm và tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Kỹ thuật công nghiệp mà doanh nghiệp có cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật tốt sẽ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và ngược lại.
Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm?
Chất lượng sản phẩm có những đặc điểm gì?
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng:
Sản phẩm dù có tiên tiến và sử dụng trình độ công nghệ cao đến đâu nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì vẫn sẽ bị đánh giá là kém chất lượng
- Chất lượng mang tính tương đối và biến động theo không gian và thời gian:
Chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn và thời kỳ sẽ khác nhau do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và nhu cầu của khách hàng ngày một nhiều. Vì vậy, chất lượng sản phẩm chỉ được đánh giá theo từng thời điểm. Đây là một đặc điểm mà các nhà quản trị lưu ý để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
- Mỗi thị trường có một quan điểm về chất lượng khác nhau:
Tiêu chí đánh giá chất lượng còn tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của mỗi thị trường, quốc gia và vùng địa lý. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường và thực hiện những thay đổi về sản phẩm để phù hợp với thị trường trước khi thực hiện thâm nhập thị trường.
- Chất lượng sản phẩm vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể:
Tính trừu tượng của sản phẩm thể hiện qua sự phù hợp và nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Nâng cao tiêu chí này sẽ tăng sức hút của sản phẩm đối với khách hàng, nhờ đó mà tăng doanh thu sản phẩm.
Vai trò của chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng
Đối với doanh nghiệp
Sản phẩm chính là linh hồn của của các doanh nghiệp. Vì thế, chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ của bộ phận Quản trị chất lượng sản phẩm, Quản trị bán hàng... Cụ thể là bộ phận kiểm tra chất lượng (QC) sẽ đảm đương công tác kiểm tra chất lượng. Chất lượng sản phẩm tạo ra sự thu hút đối với người mua. Tùy vào sản phẩm sẽ có những thuộc tính chất lượng khác nhau, nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt thì đây chính là một điểm mạnh để trở thành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Ngược lại, sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, hình ảnh và doanh số bán hàng của công ty. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn là một yếu tố giúp tăng năng suất lao động xã hội. Do giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế của các nguồn đầu vào tăng lên tác động làm tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất. Chất lượng sản phẩm tốt còn tác động tích cực đền tình hình chung của xã hội, làm tăng chất lượng đời sống của người dân. Người dân được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư. Yếu tố này còn giúp bảo vệ môi trường do nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, giảm tỷ lệ rác thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng
Chất lượng sản phẩm cũng rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng đổi lại, họ mong đợi những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nếu họ không hài lòng với chất lượng sản phẩm của công ty, họ sẽ mua của đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, các sản phẩm quốc tế chất lượng rất tốt đã có mặt trên thị trường trong nước. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp trong nước không nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, họ sẽ khó tồn tại trên thị trường.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn về chất lượng sản phẩm là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên liên hệ ngay với DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN, LUẬN VĂN của Luận Văn 2S khi bạn cần đến sự hỗ trợ nhé!
Từ khóa » Chú Trọng Chất Lượng Sản Phẩm Tiếng Anh Là Gì
-
Chúng Tôi Chú Trọng đến Chất Lượng Của Sản Phẩm - Tr-ex
-
CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Chú Trọng Chất Lượng Sản Phẩm Tiếng Anh Là Gì | Thủ-tục-du-họ
-
'chú Trọng' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Chú Trọng Chất Lượng Sản Phẩm Tiếng Anh Là Gì - Bình Dương
-
Tra Từ Chú Trọng - Từ điển Việt Anh (Vietnamese English Dictionary)
-
Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Tiếng Anh Là Gì?
-
Chú Trọng Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Kinh Nghiệm Quốc Tế Trong Quảng Bá đặc Sản địa Phương Ra Nước ...
-
[PDF] NHÃN HIỆU – MỘT CÔNG CỤ NHẬN DIỆN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
-
Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu
-
Sản Phẩm Là Gì? Cấp độ Các Yếu Tố Cấu Thành Sản Phẩm
-
Công Bố Chất Lượng Sản Phẩm - Công Ty Luật Việt An
-
Nền Kinh Tế Mở Thay đổi Hình Thức, Phân Phối, Chất Lượng Việc Làm ...