Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Kinh tế
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 100 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHNGUYỄN NGỌC MINH THƯCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAMChuyên ngành: Tài chính -Ngân hàngMã số: 60340201LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. Trần Thị Mộng TuyếtTp. Hồ Chí Minh - Năm 2017LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng củacác Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sốliệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiêncứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.Học viênNguyễn Ngọc Minh ThưMỤC LỤCTRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ....................................... 11.1Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................ 11.2Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 21.3Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 21.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 31.5Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 31.6Kết cấu của nghiên cứu: ......................................................................................... 31.7Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu................................................................................ 4TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 4CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNRỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM .......................................................................... 52.1Định nghĩa rủi ro tín dụng ...................................................................................... 52.2Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ....................................................................... 52.2.1Nguyên nhân khách quan ................................................................................ 52.2.2Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 62.3Hậu quả của rủi ro tín dụng.................................................................................... 72.4Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng ...................................................................... 92.4.1Kết cấu dư nợ tín dụng: ................................................................................... 92.4.2Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập/Tổng dư nợ tín dụng ....................... 92.4.3Tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ tín dụng: ....................................................................... 102.4.4Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/Dư nợ quá hạn: ................................ 102.5Đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel II.................................................................. 112.6Nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................................... 122.7Khung phân tích ................................................................................................... 182.8Mô hình kinh tế lượng.......................................................................................... 192.9Các biến độc lập thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ................. 192.9.1Tỷ lệ tăng trưởng GDP: ................................................................................. 192.9.2Tỷ lệ thất nghiệp:........................................................................................... 202.9.3Lãi suất thực hiệu chỉnh: ............................................................................... 202.9.4Tỷ lệ lạm phát:............................................................................................... 202.9.5Tỷ giá hối đoái: ............................................................................................. 212.9.6Hiệu quả chi phí hoạt động: .......................................................................... 212.9.7Dự phòng rủi ro tín dụng:.............................................................................. 212.9.8Đòn bẩy: ........................................................................................................ 222.9.9Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ......................................................... 222.9.10 Thu nhập ngoài lãi: ........................................................................................ 222.9.11 Quy mô ngân hàng: ....................................................................................... 22TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 23CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍNDỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2016: ............... 243.1Thực trạng rủi ro tín dụng giai đoạn 2008 – 2016: .............................................. 243.1.1Tốc độ tăng trưởng tín dụng .......................................................................... 243.1.2Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................... 283.2Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Namgiai đoạn 2008 – 2016 ........................................................................................................313.2.1Các yếu tố vĩ mô............................................................................................ 313.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP: .......................................................................... 313.2.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................................ 343.2.1.3 Lãi suất ....................................................................................................... 363.2.1.4 Tỷ lệ lạm phát ............................................................................................ 383.2.1.5 Tỷ giá hối đoái ........................................................................................... 403.2.2Các yếu tố vi mô............................................................................................ 423.2.2.1 Hiệu quả chi phí hoạt động ........................................................................ 423.2.2.2 Dự phòng rủi ro tín dụng ........................................................................... 433.2.2.3 Đòn bẩy ...................................................................................................... 443.2.2.4 ROE ........................................................................................................... 453.2.2.5 Thu nhập ngoài lãi ..................................................................................... 463.2.2.6 Quy mô ngân hàng ..................................................................................... 473.3Những kết quả đạt được và hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM ViệtNam trong giai đoạn 2008 – 2016 .................................................................................. 48TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 50CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............... 514.1Đề xuất mô hình nghiên cứu: ............................................................................... 514.2Nguồn dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 524.3Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 534.3.1Thống kê mô tả .............................................................................................. 534.3.2Ma trận hệ số tương quan: ............................................................................. 554.3.3Kết quả hồi quy theo mô hình Ordinary Least Square (OLS) ...................... 574.3.4Kết quả hồi quy theo mô hình Fixed Effect (FEM) ...................................... 584.3.5Kết quả hồi quy theo mô hình Random Effect (REM) ................................. 594.3.6Kết quả hồi quy theo mô hình Generalized Method of Moments (GMM) ... 594.3.7Phân tích kết quả mô hình: ............................................................................ 61TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 65CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI ROTÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM................................................................. 675.1Giải pháp từ phía NHTM ..................................................................................... 675.1.1Giải pháp dựa trên kết quả mô hình .............................................................. 675.1.2Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng hợp lý ............................................. 685.1.3Kiểm soát tình hình tăng trưởng tín dụng ..................................................... 685.1.4Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................... 695.1.5Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và hệ thống kiểm soát nội bộ............ 705.1.6Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viênngân hàng .................................................................................................................... 715.1.75.2Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ............ 71Giải pháp từ hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng ViệtNam (VAMC) ................................................................................................................ 725.3Giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN............................................................... 735.3.1Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô .................................................................... 735.3.2Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng ....................... 745.3.3Ban hành quy định thống nhất về phân loại nợ, trích lập dự phòng ............. 755.3.4Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc tếBasel II 755.4Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 765.4.1Hạn chế .......................................................................................................... 765.4.2Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 77TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 77KẾT LUẬN .................................................................................................................... 78TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTFDIĐầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)FEMMô hình tác động cố định (Fixed Effects Model)GDPTổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)GMMPhương pháp ước lượng moment tổng quát (GeneralizedMethod of Moments)NHNNNgân hàng Nhà nướcNHTMNgân hàng thương mạiNPLNợ xấu (Non-performing Loan)OLSPhương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square)REMMô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)ROELợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)VAMCCông ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam(Vietnam Asset Management Company)DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 2.1: Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây ........................................... 16Bảng 3.1: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam 2008 – 2016 ................ 24Bảng 3.2: Kết cấu dư nợ tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ....................... 26Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ......................... 31Bảng 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ..................................... 34Bảng 3.5: Lãi suất thực tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ........................................... 36Bảng 3.6: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ......................................... 38Bảng 3.7: Tỷ giá USD/VND từ năm 2008 – 2016 ......................................................... 40Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 53Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................................ 55Bảng 4.3: Hệ số VIF....................................................................................................... 56Bảng 4.4: Hệ số VIF sau khi loại bỏ biến INF ............................................................... 56Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo mô hình OLS ............................................................... 57Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM .............................................................. 58Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình GMM ............................................................ 60DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 ........... 24Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 . 28Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam từ 2008 – 2016 .. 32Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ........ 34Biểu đồ 3.5: Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 ........... 36Biểu đồ 3.6: Diễn biến lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 ..... 38Biểu đồ 3.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 – 2016 ......... 40Biểu đồ 3.8: Hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt Nam 2008-2016........................................................................................................................................ 42Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ2008-2016....................................................................................................................... 43Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016 ....... 44Biểu đồ 3.11: ROE và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 2008-2016...................... 45Biểu đồ 3.12: Tỷ số thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam từ 20082016 ................................................................................................................................ 46Biểu đồ 3.13: Quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 2008-2016 .......... 471CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ1.1Lý do thực hiện đề tàiTrong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngân hàng đã trở thành một yếu tốkhông thể thiếu với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Hệ thống ngânhàng hiện nay đã và đang ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, đápứng về nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngay từ những ngày đầu tiênngành ngân hàng ra đời và phát triển, hoạt động tín dụng đã trở thành một chức năngđặc trưng, tiêu biểu và là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng.Tuy hiện nay các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triểnnhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng.Song song với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng, hoạt động tíndụng cũng ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và hình thức với rất nhiều loạihình cho vay đa dạng. Tuy nhiên, mang lại lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc rủiro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng là rất lớn và thường để lại những hậu quả nặng nềcho ngân hàng. Không dừng lại ở đó, rủi ro từ hoạt động tín dụng còn có thể dẫn đếnsự đổ vỡ của một ngân hàng và gây những tác động tiêu cực cho cả hệ thống NHTM vànền kinh tế nói chung. Chính vì thế, trước sự phát triển của thời đại, sự bùng nổ khoahọc kĩ thuật và công nghệ thông tin như hiện nay, quản lý rủi ro tín dụng nhằm pháthiện kịp thời và ngăn chặn những hậu quả từ rủi ro tín dụng gây ra đã trở thành mộtvấn đề cấp thiết và mang tính sống còn đối với hoạt động của NHTM.Thực tế tại Việt Nam, trong thời gian qua, tình hình nợ xấu của các ngân hàng đãvà đang trở thành một vấn đề bức thiết khi các con số về nợ xấu lần lượt được công bố.Theo thông tin NHNN đưa ra tại cuộc họp báo thông báo kết quả điều hành chính sáchtiền tệ năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra vào ngày 04/01/2017, tỷ lệnợ xấu đến cuối năm 2016 là khoảng 2.8%. Cũng trong năm 2016, theo số liệu của Ủyban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng295,000 tỷ đồng nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo vàbán cho VAMC. Dù tỷ lệ nợ xấu có giảm nhẹ và đã xử lý được một lượng lớn như trên,nhưng theo Ủy ban Giám sát đánh giá, nợ xấu đang chờ xử lý và nợ xấu tiềm ẩn trongtái cơ cấu vẫn lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224,000 tỷ đồng.Thực tế tại Việt Nam, dư nợ cho vay của các NHTM liên tục tăng kể cả trong giaiđoạn suy thoái kinh tế từ năm 2008 - 2012. Cũng theo báo cáo của NHNN, tính đếnngày 29/12/2016, dư nợ cho vay tăng 18.25% so với cuối năm 2015. Việc cho vay chạytheo doanh số và không xem trọng công tác thẩm định chất lượng khoản vay đã dẫnđến tình trạng nợ xấu ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.Trước những tác động nặng nề mà rủi ro tín dụng có thể gây ra, việc tìm hiểu và nghiêncứu những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại các NHTM nhằm đưa ranhững nhận định tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng là hành động cần thiết và manggiá trị thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả quyết địnhchọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam” đểtiến hành phân tích và đánh giá.1.2Mục tiêu nghiên cứu:Luận văn tập trung làm rõ ba mục tiêu như sau:-Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.-Tiến hành thực hiện mô hình và tìm hiểu mức độ tác động của từng nhân tố đếnrủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.-Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp ngân hàng kiểm soát và nâng cao chấtlượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, hỗ trợ các nhà làm chính sách trongviệc cải thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.1.3-Câu hỏi nghiên cứuNhững nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng củaNHTM?3-Dựa trên kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu sẽ đưa ra chính sách kiểm soátrủi ro tín dụng phù hợp với hoạt động của các NHTM Việt Nam trong tương lainhư thế nào?1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (đại diện làtỷ lệ nợ xấu) tại các NHTM Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu: luận văn sử dụng dữ liệu chủ yếu từ Báo cáo tài chính của28 NHTM cổ phần, 2 NHTM Nhà nước và các số liệu từ trang web Ngân hàng Nhànước, Tổng cục thống kê, World Bank… trong giai đọan từ năm 2008 – 2016 để kiểmtra những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.1.5-Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thu thập và xử lý các số liệutừ báo cáo tài chính của 28 NHTM cổ phần và 2 NHTM Nhà nước tại Việt Nam tronggiai đoạn 2008 – 2016.-Sau đó, luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là môhình hồi quy bội và kiểm định lần lượt theo các phương pháp: bình phương bé nhất(Ordinary Least Square - OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM),mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và cuối cùng là mô hìnhGeneralized Method of Moments (GMM) nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh vànhững khuyết tật (nếu có) của ba mô hình trên, từ đó tìm ra mức độ tác động của từngnhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố nội tại ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động chovay của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2016.1.6Kết cấu của nghiên cứu:Chương 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tếChương 2: Lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại cácNHTM4Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTMViệt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016Chương 4: Mô hình thực nghiệm và kết quả nghiên cứuChương 5: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của cácNHTM Việt Nam1.7Ý nghĩa của đề tài nghiên cứuĐề tài đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng(đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu của NHTM) và các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhân tốnội tại của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp hệ thống NHTM chủ độngđối phó với các tình huống kinh tế vĩ mô diễn biến bất lợi và có những điều chỉnh trongchính sách phù hợp trước những biến động này; các nhà quản lý ngân hàng có thể nhậndiện sớm rủi ro tín dụng thông qua tác động của các yếu tố nội tại trong ngân hàng vàđưa ra những giải pháp thiết thực trong hoạt động kinh doanh của mình.TÓM TẮT CHƯƠNG 1Rủi ro tín dụng, đại diện là nợ xấu trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một vấnđề bức thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của nền kinh tế, đòi hỏi các cơquan quản lý và các NHTM phải có những giải pháp hữu hiệu để đối phó cũng nhưphòng ngừa ngay từ ban đầu. Trước khi đi vào tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng và cácnhân tố ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ tiến hành lược khảocác lý thuyết cơ bản cũng như những nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trênthế giới về vấn đề rủi ro tín dụng nhằm tìm hiểu các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủiro tín dụng của các NHTM.5CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNRỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM2.1Định nghĩa rủi ro tín dụngTheo Castro (2013), rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro của một khoản vaymà không được hoàn trả (một phần hay toàn bộ) cho người cho vay.Theo Yuldakul (2014), rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng gặp phải chính là rủi rotín dụng. Rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng tổn thất của một ngân hàng khi ngườiđi vay không đủ khả năng hoàn trả đúng thời hạn hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theohợp đồng mà họ đã ký với ngân hàng.Theo Manab, Theng và Md-Rus (2015), rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguycơ mất mát hoặc tổn thất các tài sản có giá trị xảy ra do đối tác không có đủ khả năngđể đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.Vậy, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo cam kết.Rủi ro tín dụng, bên cạnh việc làm giảm lợi nhuận, khả năng thanh toán và uytín của ngân hàng, nó còn là nguy cơ dẫn đến việc ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, vấnđề quản trị rủi ro tín dụng là không hề đơn giản, vì rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiềuhình thức và biểu hiện khác nhau, nên rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, việc tìm hiểu,đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng là rất cần thiết trong hoạt động của NHTM nhằmgiảm thiểu tổn thất và thiệt hại, nâng cao uy tín ngân hàng.2.2Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng2.2.1-Nguyên nhân khách quanMôi trường kinh tế: khi kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh thuận lợi và có nguồn thu nhập ổn định, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.Tuy nhiên, khi kinh tế rơi vào suy thoái hoặc có những diễn biến bất lợi cho ngân hàng6và các doanh nghiệp, sản xuất đình trệ, giảm khả năng cạnh tranh, giảm sức mua…dẫnđến sự suy giảm trong thu nhập và khả năng trả nợ, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng.-Môi trường pháp lý: đặc thù của hoạt động ngân hàng đó là kinh doanh tiền tệvà có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, cần có một khungpháp lý chặt chẽ đối với hoạt động của ngành ngân hàng (đặc biệt là hoạt động tíndụng) nhằm hạn chế những kẽ hở dẫn đến tình trạng lừa đảo, gây thiệt hại và ảnhhưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.2.2.2-Nguyên nhân chủ quanTừ phía ngân hàng:Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng là yếu tố then chốt trong quản lýrủi ro tín dụng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý và có sự phối hợp đồng bộ giữacác phòng ban sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro.Ngược lại, khi quy trình tín dụng lỏng lẻo, thiếu đồng bộ và không phù hợp với tìnhhình thực tế, cùng với những yếu kém trong việc phân tích khả năng trả nợ và khôngkiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, sẽ dẫn đến đưa ra quyếtđịnh cho vay sai lầm và gia tăng tỷ lệ nợ xấu.-Từ phía khách hàng:Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất luôn ởtrong tình trạng môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý cũng như cập nhật và áp dụng những tiếnbộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nếu kháchhàng của ngân hàng thiếu năng lực quản trị, yếu kém trong quản lý sẽ dẫn đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, phá sản và mất khả năngtrả nợ cho ngân hàng.7Bên cạnh đó, đạo đức của người đi vay cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngânhàng. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro không thu hồi được lãi và nợ gốc đúng hạn, thậm chí cóthể mất cả vốn gốc khi khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình sử dụng vốn vaykhông đúng mục đích và lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng.2.3-Hậu quả của rủi ro tín dụngTác động đến hoạt động của NHTMRủi ro tín dụng gây nên nhiều tác động tiêu cực mà nợ xấu là hậu quả tiêu biểucho điều này. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các NHTM mà đặcbiệt là hoạt động tín dụng, kéo theo lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm và lượng vốncho vay lấy ra từ tiền gửi không được hoàn trả. Điều đó kéo theo việc NHTM khôngđảm bảo đủ tiền để chi trả cho các khoản tiền gửi và lãi tiền gửi có liên quan cho kháchhàng gửi tiền. Khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn NHTM sẽ dễ rơi vào tình trạngthiếu thanh khoản. Từ đó, có thể gây nên khủng hoảng trong hệ thống NHTM.Nợ xấu còn kéo hệ số an toàn vốn của bản thân NHTM bị sụt giảm. Khi rủi ro tíndụng tăng, các khoản tín dụng sẽ được nhân với hệ số rủi ro cao hơn dẫn đến hệ số antoàn vốn sẽ sụt giảm so với trước khi xảy ra nợ xấu. Khi hệ số an toàn vốn của nhiềuNHTM bị sụt giảm sẽ kéo theo uy tín của hệ thống NHTM bị ảnh hưởng tiêu cực.Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh củaNHTM. Khi không thể thu hồi được nợ gốc và lãi, bản thân NHTM đã mất đi mộtnguồn thu trong doanh thu của mình. Hiện tại, đối với nhiều NHTM mà hoạt động tíndụng chiếm tỷ trọng lớn thì nguồn thu chủ yếu đến từ lãi cho vay và các khoản phí tíndụng. Không những vậy, NHTM phải trích lập thêm các khoản dự phòng cho nợ xấu,xử lí nợ xấu làm gia tăng thêm chi phí, giảm lợi nhuận. Trong dài hạn, nếu như tácđộng của rủi ro tín dụng quá lớn, NHTM phải hạn chế tăng trưởng và mở rộng hoạtđộng tín dụng, và lớn hơn có thể thay đổi chiến lược kinh doanh. Điều này sẽ gây tác8động tiêu cực đến chính NHTM khi phải thay đổi nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất,công nghệ thông tin… gây tốn kém về chi phí và thời gian.Những hậu quả kể trên có thể làm cho tạo cho khách hàng tâm lý tiêu cực về hìnhảnh NHTM, dễ dẫn đến phá sản, tạo phản ứng dây chuyền trong hệ thống NHTM, ảnhhưởng lớn đến hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.-Tác động đến hoạt động của nền kinh tếLượng vốn chu chuyển trong nền kinh tế bị tắc nghẽn. Lượng vốn vay bị các chủthể vay vốn chiếm dụng làm cho NHTM không hoàn trả lại đúng hạn cho các chủ thểcung cấp vốn và không đủ vốn để đáp ứng cho các chủ thể khác đang có nhu cầu. Dẫnđến, một số ngành, lĩnh vực không có cơ hội phát triển vì thiếu vốn. Nợ xấu làm choquá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn bị chậm trễ, kéo theo các chi phí của xã hộicũng gia tăng theo.Khi một số NHTM gặp phải rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkinh doanh và không thể mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởngtín dụng của cả hệ thống NHTM bị sụt giảm. Trong khi đó, nền kinh tế đang phát triểnvới tốc độ cao cần lượng vốn đủ để đáp ứng, nhưng hoạt động tín dụng của NHTMkhông thể theo kịp sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, gây tác động xấuđến nâng cao hiệu quả sản xuất của quốc gia, giảm hiệu quả nâng cao mức sống củangười dân.Sức mạnh của hệ thống tài chính bị suy giảm. Khi hệ thống NHTM gặp phải vấnđề về rủi ro tín dụng sẽ làm cho các chủ thể kinh tế tìm đến thị trường chứng khoán đểgiải quyết nhu cầu về vốn. Khi tỷ trọng chủ thể kinh tế thực hiện giao dịch trên thịtrường tài chính quá lớn sẽ làm mất cân đối giữa thị trường tài chính và thị trường tiềntệ (mà hệ thống NHTM đóng vai trò quan trong thị trường này). Đối với các quốc giamà hệ thống NHTM chiếm vai trò quan trọng, khi xảy ra rủi ro sẽ làm cho thị trường9chứng khoán thay đổi theo. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, trình độ của thịtrường chứng khoán chưa phát triển và tâm lý của các nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng.Rủi ro tín dụng sẽ là rào cản cho NHTM khi muốn hội nhập với thế giới. Trongquá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM toàn cầu, Ủy ban Basel đã banhành các văn bản Basel I, II và III để hướng dẫn. Khi năng lực quản trị rủi ro mà đặcbiệt là quản trị rủi ro tín dụng của mỗi NHTM chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu từ phíaỦy ban Basel sẽ khó để quản trị tốt được rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngược lại,khi các NHTM có thể tuân thủ theo đúng các nội dụng được đưa ra sẽ tích lũy thêmđược nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có thể học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý rủi rotừ các ngân hàng nước khác.2.4Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụngCó thể đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên một số chỉ tiêu:2.4.1Kết cấu dư nợ tín dụng:Nếu ngân hàng có kết cấu dư nợ tín dụng quá tập trung vào một số doanhnghiệp sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi ro lớndo mức độ tập trung vốn cao.2.4.2Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập/Tổng dư nợ tín dụngTheo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (theo Thông tư 09/2014/TTNHNN thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN): “dựphòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy rado khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.”Trên bảng cân đối kế toán, Dự phòng rủi ro tín dụng nằm ở mục tài sản và làmgiảm giá trị tài sản Có, phản ánh sự suy giảm giá trị tài sản của ngân hàng khi có tổnthất xảy ra. Do đó, tỷ lệ trích lập dự phòng này càng lớn cho thấy ngân hàng có danhmục cho vay càng rủi ro.102.4.3Tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ tín dụng:Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mô các khoản vay có vấn đề của ngân hàng.Cũng theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (theo Thông tư 09/2014/TTNHNN thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN): “Nợxấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờvà nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chấtlượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Do đó, nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ chất lượngtín dụng của ngân hàng kém và ngân hàng cần đánh giá lại quy trình tín dụng, khả năngxét duyệt các khoản vay cũng như chất lượng của nhân viên tín dụng.2.4.4Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/Dư nợ quá hạn:Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng, cho thấy trongmột đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất.Tuy nhiên, theo Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2012), việc đo lường dựatrên các chỉ tiêu nợ xấu có một số hạn chế. Cụ thể là các chỉ tiêu này chỉ thể hiện đượcmức thời điểm trong tương lai, cũng không thể tính toán được rủi ro của khoản vaytrước khi cấp tín dụng nên không giúp được ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cócho vay hay không. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cáchgia tăng dư nợ tín dụng để làm đẹp các chỉ số tài chính, nhưng thực tế mức độ rủi ro lạinghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, hai tác giả đề cập đến Hiệp ước Basel II, trong đókhuyến khích các ngân hàng sử dụng cách tiếp cận và mô hình đo lường rủi ro tín dụngnhằm lượng hóa giá trị tổn thất tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk).Asqhith, Gertner và Scharfstein (1994) cho rằng các ngân hàng xử lý các khoảnnợ xấu bằng cách thực hiện tái cơ cấu nợ ngân hàng, tái cơ cấu nợ công và bán tài sản.Tính trung bình, các định chế tài chính dính đến nợ xấu sẽ cần phải bán 12% tài sảncủa họ để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu. Honohan (1996) nhấn mạnh rằng khi một ngânhàng phá sản sẽ phải đền bù thiệt hại cho người gửi tiền, chính phủ, các chủ nợ khác11của ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng. Hơn nữa, sự phá sản này có thể dẫn đếnkhủng hoảng cho toàn hệ thống ngân hàng và gây ra một hiệu ứng domino trong ngànhngân hàng. Rõ ràng là các ngân hàng sẽ phải trả một khoản bồi thường khổng lồ choviệc xử lý sai lầm của họ về rủi ro tín dụng. Vì vậy, điều quan trọng là cần phát triểnmột mô hình phức tạp hơn để đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng theo các nhân tố vĩmô và các nhân tố nội tại trong NHTM.2.5Đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel IIBasel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel với mục tiêu chuẩn hoá cácquy định về an toàn vốn trong lĩnh vực ngân hàng, được ban hành vào tháng 06/2004.Để nâng cao chất lượng, sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế cũng như tạo lậpmột sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng, Basel II sử dụng khái niệm ba trụ cột:-Trụ cột 1: yêu cầu vốn tối thiểu. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8%của tổng tài sản có rủi ro, không thay đổi so với Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tínhtoán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hànhvà rủi ro thị trường.-Trụ cột 2: rà soát giám sát. Basel II nhấn mạnh việc phát triển quy trình đánh giávốn nội bộ theo danh mục rủi ro và chiến lược nhằm duy trì mức vốn đó. Giám sát viênchịu trách nhiệm rà soát và đánh giá việc thực hiện quy định về vốn nội bộ này cũngnhư tỷ lệ vốn tối thiểu. Giám sát viên có thể can thiệp khi cần thiết nhằm đảm bảo mứcvốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định.-Trụ cột 3: nguyên tắc thị trường. Basel II hướng đến mục đích tăng cường kỷluật thị trường thông qua việc công khai thông tin của ngân hàng trong một số lĩnh vựcnhư: cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn và những thông tin liên quan đến mức độ nhạycảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trìnhđánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.12Bên cạnh đó, Basel II cho phép các ngân hàng lựa chọn giữa hai phương phápđể tính toán yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng, bao gồm cách tiếp cận chuẩn hoá vàtiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ IRB.-Cách tiếp cận chuẩn hoá: trong cách tiếp cận này, các tài sản sẽ được phân loạithành từng nhóm riêng biệt được chuẩn hoá, và mỗi nhóm tài sản sẽ có một trọng số rủiro khác nhau, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. Khi xác định các trọngsố rủi ro theo cách tiếp cận chuẩn hoá, các ngân hàng có thể sử dụng các đánh giá củacác tổ chức đánh giá tín dụng độc lập được các cơ quan chủ quản quốc gia thừa nhận làđủ tư cách theo mục đích quản lý vốn như Standard & Poor’s (S&P), Moody’s …vớicác mức xếp hạng tín dụng như AAA, AA-, BBB+…đến mức dưới B-. Mỗi mức xếphạng tín dụng sẽ có trọng số rủi ro tương ứng (150%, 100%, 50%,…).-Cách tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB): dựa vào các ước lượng nội bộ vềcác thành tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu cho một giá trị chịu rủi ro dư nợ tíndụng nhất định. Các yếu tố cấu thành rủi ro gồm: giá trị đo lường xác suất không trảđược nợ (PD), tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (LGD), dư nợ của kháchhàng tại thời điểm không trả được nợ (EAD), và kỳ hạn hiệu lực của khoản tín dụng(M). Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính (EL) được tính toán dựa trêncông thức sau:EL = PD x EAD x LGDViệc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từngtrạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay bán lẻ, cho vay thếchấp bất động sản... Tuy nhiên, việc tính toán ba chỉ tiêu PD, LGD và EAD rất phứctạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học vớinhững chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòihỏi các NHTM phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ vàđặc biệt phải có lộ trình khoa học.2.6Nghiên cứu thực nghiệm13Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều tập trung phân tích tác động của nhữngyếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng.Berge và Boye (2007) thấy rằng các khoản vay có vấn đề rất nhạy cảm với lãisuất thực và tỷ lệ thất nghiệp đối với hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 19932005. Jakubík (2007), trong nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng ở Cộng hòa Séc cũngchỉ ra tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất là các yếu tố kinh tế vĩ mô chính ảnh hưởngđến rủi ro tín dụng.Aver (2008) cho thấy rằng rủi ro tín dụng của các danh mục đầu tư vay vốnngân hàng ở Slovenia phụ thuộc đặc biệt vào môi trường kinh tế (việc làm và thấtnghiệp), lãi suất dài hạn và giá trị của các chỉ số chứng khoán. Fainstein và Novikov(2011) cũng đạt được kết luận tương tự trong nghiên cứu cho hệ thống ngân hàng banước Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania). Kết quả của họ làm nổi bật tầm quan trọngcủa tốc độ tăng trưởng và lợi ích kinh tế đối với sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.Trong phân tích dữ liệu bảng cho chín ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 20032009, Louzis, Vouldis và Metaxas (2011) thấy rằng không chỉ có tốc độ tăng trưởngGDP thực tế, mà tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay cũng có tác động mạnh tới mứcđộ các khoản nợ xấu.Castro (2013) phân tích mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế vĩ mô và rủi ro tíndụng ngân hàng trong một nhóm quốc gia cụ thể bao gồm: Hy Lạp, Ireland, Bồ ĐàoNha, Tây Ban Nha và Ý (GIPSY) bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế và tài chínhkhông thuận lợi. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng tiếp cận với năm quốc gia trên quacác thời kì từ quý I/1997 đến quý III/2011, tác giả kết luận rằng rủi ro tín dụng ngânhàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường vĩ mô: rủi ro tín dụng gia tăng khi tăngtrưởng GDP, các chỉ số cổ phiếu và giá nhà ở giảm, và rủi ro tín dụng tăng rất cao khitỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng gia tăng; ngoài ra rủi ro tín dụng cũng bịảnh hưởng một cách tích cực bởi sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực tế.14Bên cạnh đó, Yurdakul (2014) tìm hiểu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng ngânhàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng một tập hợp các biến bao gồm tỷ lệlạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100 (chỉ số chứng khoán của Thổ Nhĩ Kỳ), tỷ giá, tốc độtăng trưởng, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp, và rủi ro tín dụng được đại diện bởi tỷ lệnợ xấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1998 cho đến tháng 7/2012.Kết quả cho thấy sự gia tăng trong chỉ số ISE-100 và tốc độ tăng trưởng dẫn đến giảmrủi ro tín dụng của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng cung tiền, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp,tỷ lệ lạm phát, lãi suất làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Kết quả của các môhình cụ thể cũng chứng minh rằng rủi ro tín dụng trong giai đoạn trước cũng có tácđộng đáng kể đến rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện tại. Việc tăng lãi suất và tỷ lệ thấtnghiệp trong giai đoạn trước đó dẫn đến sự gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng(Yurdakul, 2014).Có rất ít các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng.Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản vay hiệu quả vàmột số vấn đề trong nội bộ ngân hàng, thậm chí ở các ngân hàng hoạt động tốt nhưKwan và Eisenbeis (1996). Ngân hàng dù sử dụng vốn hiệu quả cũng thể gặp vấn đềvề hiệu suất cho vay vì một số lý do khác. Ví dụ, các ngân hàng với năng lực quản lýcấp cao yếu kém có thể có rủi ro trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn và kháchhàng vay tiền của họ, tổn thất về vốn được tạo ra bởi những vấn đề này có khả năngdẫn đến phá sản.Trong nghiên cứu của mình, Berger và DeYoung (1997) sử dụng kỹ thuật nhânquả Granger để kiểm tra bốn giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng cho vay, tiếtkiệm chi phí, và vốn ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề hiệu quả sửdụng vốn. Các kết quả phân tích cho thấy nợ xấu sẽ có xu hướng tăng khi hiệu quả sửdụng vốn ngày càng giảm, ngoài ra năng lực quản lý kém và việc giảm tỷ lệ vốn trongngân hàng cũng dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ xấu, đặc biệt là đối với các ngânhàng có tỷ lệ vốn thấp.15Palubinskas và Stough (1999) thấy rằng các khoản nợ xấu, việc thiếu kỹ năngtrong quản lý ngân hàng, thiếu các quy định về bảo hiểm tiền gửi và tham nhũng lànhững yếu tố gây ra thất bại của ngân hàng. Ahmad và Ariff (2007) xem xét tác độngcủa rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng dữ liệu vi mô trong các ngân hàng thương mạicủa một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Họ nhấn mạnh rằng khả năng điềutiết vốn và quản lý chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với rủi ro tín dụng.Nghiên cứu của Podpiera và Weill (2007) tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứuvà kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các khoản nợ xấu đối với cácngân hàng ở Cộng hoà Séc. Họ tiến hành mở rộng mô hình nhân quả Granger đượcphát triển bởi Berger và DeYoung (1997) bằng cách áp dụng phương pháp GMMthống kê ước lượng dựa trên dữ liệu của ngân hàng Cộng hòa Séc trong giai đoạn1994-2005. Nghiên cứu của họ cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm xác nhận rằnghiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm do nợ xấu.Zribi và Boujelbène (2011) cũng xem xét các biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khảnăng kiểm soát rủi ro tín dụng. Họ phân tích các ngân hàng ở Tunisia, ước lượng mộtmô hình bảng điều khiển bao gồm mười NHTM trong giai đoạn 1995-2008. Họ kếtluận rằng các yếu tố quyết định chính của rủi ro tín dụng ngân hàng ở Tunisia là cơ cấusở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn và lợi nhuận của ngân hàng, và các chỉ sốkinh tế vĩ mô (như tăng trưởng GDP nhanh chóng, lạm phát, tỷ giá và lãi suất).Bên cạnh những nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô, Louzis và cộng sự(2011) cũng tiến hành nghiên cứu sự tác động của các biến vi mô đến rủi ro tín dụngnhư ROE, quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ đòn bẩy tài chính…Chaibi và Ftiti (2015) sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng để kiểm tra các yếu tốquyết định tác động đến tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM của một nền kinh tế dựatrên thị trường (đại diện là Pháp với 147 ngân hàng), so sánh với một nền kinh tế dựatrên ngân hàng (đại diện là Đức với 133 ngân hàng), trong khoảng thời gian từ 2005 –2011. Kết quả mô hình của họ cho thấy các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP,16lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái có tác động mạnh lên cả hai nền kinh tế.Tuy nhiên cả hai hệ thống ngân hàng tại Pháp và Đức đều có chung hai yếu tố nội tạingân hàng quyết định rủi ro tín dụng là quy mô và lợi nhuận. Ngoài những yếu tố tácđộng chung, việc ra quyết định cho vay không hiệu quả còn phụ thuộc vào những yếutố khác như: rủi ro của các ngân hàng tại Pháp được quyết định bởi chính sách tín dụngvà việc sử dụng vốn kém hiệu quả, trong khi đó yếu tố quyết định rủi ro tín dụng củanhững ngân hàng tại Đức phụ thuộc vào yếu tố đòn bẩy của mỗi ngân hàng. Do đó,phân tích này nhấn mạnh rằng rủi ro tín dụng trong nền kinh tế thị trường cao hơntrong nền kinh tế dựa trên ngân hàng.Như vậy, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng các biến vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỉ lệtăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái…, các biến nội tại ngânhàng như hiệu quả sử dụng vốn, dự phòng rủi ro tín dụng, đòn bẩy, chỉ số khả năngthanh toán, ROE, thu nhập ngoài lãi và quy mô ngân hàng để xác định ảnh hưởng củachính các biến đó với rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Về kết quả tác động củatừng biến có thể cho ảnh hưởng khác nhau ở các quốc gia do sự khác biệt về kinh tế,chính trị, xã hội… Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụngtrong hệ thống NHTM đã đưa đến một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về hoạt độngtín dụng cũng như tầm quan trọng chiến lược trong việc quản trị rủi ro tín dụng.Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước đâyTác giảMẫu nghiên cứuKết quả nghiên cứuKwan và254 công ty chủ quản ngân hàng Hiệu quả sử dụng vốn tốt cũng cóEisenbeis(bank holding company) từ năm thể có nợ xấu do năng lực quản lý(1996)1986 đến 1991.BergerDeYoung(1997)yếu kém và một số lý do khác.và Các ngân hàng Mỹ từ năm 1985 Nợ xấu tăng khi hiệu quả sử dụngđến 1994.vốn giảm.
Tài liệu liên quan
- Tiểu luận:Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- 7
- 1
- 16
- thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
- 73
- 966
- 5
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Định
- 119
- 1
- 10
- PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.PDF
- 132
- 888
- 10
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh thành phố cần thơ
- 4
- 895
- 17
- phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng là hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lấp vò
- 77
- 646
- 1
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế
- 84
- 1
- 11
- phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương vn – cn kiên giang
- 123
- 933
- 13
- LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG đầu tư PHÁT TRIỂN tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VĨNH LONG
- 102
- 754
- 4
- Khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hàng hải
- 91
- 544
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.45 MB - 100 trang) - Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng
-
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN ...
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng ...
-
Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng Của Hệ Thống Ngân Hàng ...
-
Các Yếu Tố Vi Mô ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng
-
(PDF) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ ...
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương ...
-
Những Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Hệ ...
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Rủi Ro Tín Dụng ... - UEH Digital Repository
-
Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai đoạn ...
-
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
-
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ...
-
Các Yếu Tố Tác động đến Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
-
Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Tín Dụng Với Ngân Hàng?