Các Nhóm Nợ Xấu Ngân Hàng Là Gì? - Kienbank
Có thể bạn quan tâm
Nếu như tại các bài viết trước, KIENBANK đã thông tin đến cho khách hàng các kiến thức về nợ xấu là gì, Cách đăng ký tạo tài khoản CIC để làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không? Thì hôm nay, chúng tôi chia sẻ thêm một số kiến thức hữu ích về Các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì? Các cấp độ nợ xấu là gì?
- Dư nợ xấu khác là gì?
- Làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không?
- Nợ cần chú ý vay được ngân hàng nào?
Mục Lục
- Các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì?
- Nợ xấu có ảnh hưởng gì?
- Các cấp độ nợ xấu của khoản vay doanh nghiệp, hoặc các khoản cấp bảo lãnh
Các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì?
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước: Đối với khoản vay vốn của các cá nhân thì cơ sở để xác định các nhóm nợ xấu ngân hàng căn cứ các điểm như sau :
1/ Căn cứ theo ngày thanh toán nợ thực tế của khách hàng so với ngày thanh toán trong hạn theo lịch tại hợp đồng tín dụng mà các Ngân hàng phân thành các nhóm nợ như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn: Còn gọi là nợ nhóm 1
- Nợ thanh toán đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngày thanh toán nợ đúng hạn.
- Nợ thanh toán đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngày thanh toán nợ có thể quá hạn nhưng số ngày quá hạn phải dưới 10 ngày.
Nợ cần chú ý hay còn gọi là nợ nhóm 2: Có số ngày thanh toán nợ quá hạn từ trên 10 ngày đến dưới 90 ngày.
Nhóm nợ xấu: Là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trở lên, và có số ngày thanh toán quá hạn (chậm trả nợ) trên 90 ngày.
=> Như vậy: Các nhóm nợ xấu ngân hàng là nợ từ nhóm 3 trở lên.
Nếu bạn đóng nợ ngân hàng quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, thì bạn yên tâm, nhóm nợ của bạn vẫn là nhóm 1, bạn vẫn chưa bị phân vào các nhóm nợ xấu, lúc này bạn chỉ đóng lãi phạt của ngân hàng do quá hạn ngày thanh toán nợ.
Nếu bạn bị phân vào nợ nhóm 2: Bạn cần thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn trở lại để tránh phát sinh việc bị nhảy nhóm nợ sang các nhóm nợ xấu.
Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý
2/ Ngoài việc xác định các nhóm nợ nêu trên theo lịch trả nợ thông thường mà khách hàng ký tại hợp đồng tín dụng, thì tại thông tư này còn nêu rõ:
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, của khách hàng sẽ bị phân loại nhóm nợ thấp hơn nhóm nợ hiện tại 1 bậc, thường sẽ bị phân vào nhóm 2 trở lên.
VD: Chị Vân đang nợ nhóm 1 tại NAMABANK, ngày trả nợ tại hợp đồng tín dụng định kỳ là ngày 15 hàng tháng. Chị muốn điều chỉnh ngày trả nợ thành ngày 25 hàng tháng để tiện khi lương về thì có tiền trả nợ ngân hàng
Ngân hàng đồng ý điều chỉnh kỳ trả nợ theo yêu cầu của chị (kỳ điều chỉnh trả nợ sau là ngày 25 kéo dài hơn 10 ngày so với ngày 15). Như vậy sau khi điều chỉnh ngày trả nợ chị đã bị chuyển nhóm nợ từ nhóm 1 thành nhóm 2 (do thay đổi kỳ trả nợ).
=> Bạn cần nắm thật rõ kiến thức về phân loại nhóm nợ nêu trên, để tránh cho mình bị phân vào nhóm nợ xấu khi đã vay vốn tại Ngân hàng.
Như vậy thì việc phân loại khách hàng theo nhóm nợ xấu có ảnh hưởng gì? Và thiếu nợ tiền ngân hàng không trả có sao không? Mời các bạn tham khảo thêm
Tìm hiểu nợ xấu là gì và nợ xấu có ảnh hưởng người thân hay không?
Nợ xấu có ảnh hưởng gì?
Nếu bạn bị nợ chỉ ở mức quá hạn, chậm thanh toán dưới 10 ngày, thì dư nợ của bạn vẫn là nhóm 1, không đáng lo ngại.
Nhưng nếu thời gian chậm trả trên 10 ngày đến dưới 90 ngày, thì là nợ nhóm 2: Tình trạng nợ đang báo động. Phân loại nợ lúc này là “Nhóm nợ cần chú ý”
=> Bạn cần thanh toán gấp toàn bộ số nợ để tránh bị nhảy nhóm nợ xấu, ảnh hưởng đến vay vốn ngân hàng.
Một khi bạn đã bị liệt vào nhóm nợ xấu (thiếu nợ tiền ngân hàng từ 90 ngày trở lên): Thì tình hình có vẻ rất nghiêm trọng, và
Tùy vào tình trạng nợ nhóm của bạn mà mức ảnh hưởng cũng khác nhau. Nhóm nợ càng cao càng hết thuốc chữa.
Bạn nên biết mình đang bị liệt vào nợ xấu nhóm mấy: Cụ thể là nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, hay là nhóm 5 ?
=> Bạn nên tự tra cứu thông tin CIC của chính mình bằng cách đăng ký tạo tài khoản CIC để biết chính xác về tình trạng nhóm nợ của mình, cũng như làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không?
Các cấp độ nợ xấu của khoản vay doanh nghiệp, hoặc các khoản cấp bảo lãnh
Đối với các khoản cấp tín dụng của doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh, ngoài việc phát sinh dư nợ theo khoản vay thông thường thì còn có các khoản cam kết ngoại bảng như: Phát hành bảo lãnh, mở L/C,..thì việc phân loại nhóm nợ sẽ được thực hiện như sau:
=> Ngày chuyển nhóm nợ (ngày quá hạn) được tính từ ngày mà Ngân hàng đã thực hiện trả thay cho các khoản cam kết ngoại bảng đó (tại thư bảo lãnh, L/C,…).
Cụ thể:
- Sẽ phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày, tức ngay ngày đầu tiên mà Ngân hàng thực hiện trả thay theo cam kết cũng sẽ bị phân vào nhóm 3.
- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:
- Nợ xấu nhóm 5 là gì. Nợ xấu nhóm 5 có vay được không?
- Ngân hàng nào cho vay nợ xấu năm 2023
- Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân Online và thông tin CIC Người Vay
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các nhóm nợ xấu ngân hàng, khi bạn cần thêm những thông tin liên quan đến vay vốn, bạn có thể gọi cho KIENBANK tư vấn, để có thêm nhiều kiến thức hữu ích và kinh nghiệm.
Từ khóa » Các Cấp độ Nợ Xấu
-
Nợ Xấu Ngân Hàng Là Gì? - Báo Lao Động
-
Nợ Xấu Là Gì? 5 Cấp độ Nợ Xấu Và ảnh Hưởng Ra Sao?
-
Phân Loại Nợ Xấu, Các Thức Kiểm Tra Nợ Xấu Như Thế Nào ?
-
Nợ Xấu Là Gì? Phân Loại Nợ Xấu Và Cách Xóa Nợ Xấu Ngân Hàng
-
Nợ Xấu Là Gì? Nợ Xấu Có Những Cấp độ Nào?
-
Nợ Xấu Là Gì? Phân Loại Các Nhóm Nợ Xấu Và Cách Khắc Phục - BSC
-
Nợ Xấu Có Những Cấp độ Nào
-
CIC Là Gì? Rơi Vào Nợ Xấu Ngân Hàng Có Vay Vốn được Không?
-
Nợ Xấu Là Gì? Cách Xóa Nợ Xấu Ngân Hàng Mới Nhất 2022
-
Mất Bao Lâu để được Xóa Lịch Sử Nợ Xấu Trên Hệ Thống CIC?
-
Nợ Xấu Là Gì? Phát Sinh Nợ Xấu Có ảnh Hưởng Thế Nào? - LuatVietnam
-
Phân Loại Các Nhóm Nợ Và Rủi Ro Tại Ngân Hàng - Luật Thiên Minh
-
Nợ Xấu Là Gì Và Phân Loại Nợ Xấu Trên Hệ Thống CIC