Nợ Xấu Là Gì? Phân Loại Nợ Xấu Và Cách Xóa Nợ Xấu Ngân Hàng

Nợ xấu – cụm từ đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở thời buổi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như lúc này. Vậy nợ xấu là gìvà được chia làm những cấp độ nào? Những ảnh hưởng tiêu cực mà nợ xấu gây ra là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!

nợ xấu là gì
Nợ xấu là gì?

1. Nợ xấu là gì?

Mặc dù có thể rất nhiều người đã nghe về nợ xấu nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu nợ xấu là gì? Đây là một thuật ngữ được dùng trong ngành tài chính ngân hàng mục đích để chỉ các khoản nợ khó đòi mà khi tới hạn thanh toán nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng người vay không có khả năng trả nợ.

khái niệm nợ xấu
Hiểu rõ nợ xấu là gì và các cấp độ nợ xấu

Hay hiểu đơn giản hơn là đã qua thời hạn thanh toán trên hợp đồng tín dụng 90 ngày nhưng người vay chưa trả nợ. Khoản nợ đó sẽ được xếp vào nợ xấu ngân hàng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể được xếp vào các nhóm nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, khi cá nhân đã được xếp vào danh sách nợ xấu theo phân loại trên CIC – Trung tâm thông tin Tín dụng quốc gia thì sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

2. Phân loại nhóm nợ xấu trên hệ thống CIC

Ngoài việc hiểu rõ khái niệm nợ xấu là gì thì bạn cũng nên nắm được các nhóm nợ xấu được phân loại như thế nào.

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNH thì các nhóm nợ xấu sẽ được chia thành 5 nhóm như sau theo mức độ rủi ro: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).

nợ xấu ngân hàng
5 nhóm nợ xấu ngân hàng

2.1 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
  • Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

2.2 Nhóm 2: Nợ cần lưu ý

  • Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  • Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

2.3 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Nợ gia hạn nợ lần đầu;
  • Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.

2.4 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
  • Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi vốn đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

2.5 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
  • Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
  • Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân Hàng Nhà Nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
nợ xấu là nợ nhóm mấy
Nợ xấu nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

Những trường hợp khách hàng bị xếp vào nhóm nợ 3, 4 và 5 những lần vay sau cực kỳ khó để được ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cho vay. Các thông tin về lịch sử tín dụng của người vay sẽ được lưu trữ từ 3 – 5 năm trên hệ thống dữ liệu tín dụng kể từ thời điểm người vay thanh toán đầy đủ gốc và lãi. Như vậy chắc bạn đã biết nợ xấu là nợ nhóm mấy rồi. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn tới nợ xấu?

>>> Xem thêm: Dịch vụ  cầm đồ giá cao, lãi thấp tại tp HCM

3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Có khá nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách hàng có thể khiến người vay rơi vào tình trạng nợ xấu. Cụ thể:

  • Do sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các giao dịch, mua sắm nhưng không kiểm soát được chi tiêu nên dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán, không đủ năng lực tài chính để trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã quy định
  • Do mua hàng hóa theo hình thức trả góp nhưng đến kỳ hạn không thanh toán được đầy đủ tiền theo như cam kết khi vay
  • Do chính bản thân người vay chây lì, không chịu thanh toán cho ngân hàng, tổ chức tài chính khoản vay của mình đầy đủ, đúng hạn nên bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu ngân hàng
  • Liên tục vài tháng chậm thanh toán
  • Các khoản vay có tài sản thế chấp do không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán nên tài sản bị gán nợ
  • Phát sinh khoản nợ với các cá nhân, doanh nghiệp khác nên bị kiện ra tòa
  • Người vay vô tình hoặc cố tình quên thanh toán các khoản phí phạt vì nguyên nhân thanh toán quá hạn, khiến cho các khoản phí phạt không thanh toán chuyển thành nợ quá hạn

4. Tác hại khi rơi vào danh sách nợ xấu và cách tránh

Khi bị rơi vào nhóm nợ xấu bạn có thể gặp phải khá nhiều vấn đề khó khăn, nhất là khi có nhu cầu vay vốn những lần sau. Hiện nay, ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có chính sách kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ. Do đó, những đối tượng đã bị rơi vào nhóm nợ xấu thì không bao giờ có cơ hội được xét duyệt cho vay vốn dù theo hình thức nào, có tài sản bảo đảm hay không.

thế nào là nợ xấu
Khi bị nợ xấu cực kỳ khó xin vay tiền tiếp

Không chỉ có chính cá nhân nằm trong danh sách nợ xấu gặp ảnh hưởng mà ngay cả những người có chung sổ hộ khẩu, chung địa chỉ với cá nhân thuộc nhóm nợ xấu cũng sẽ gặp khó khăn khi vay vốn. Lấy ví dụ, vợ chồng bạn đang muốn mua nhà và có nhu cầu vay vốn, thế nhưng trước đó người chồng đã rơi vào nợ xấu nhóm 3. Thế nên, việc vay vốn để mua nhà của hai vợ chồng sẽ trở nên cực kỳ khó khăn, thậm chí là không thể vay được vốn từ các ngân hàng.

Vì vậy, khi vay vốn, bạn cần chú ý để tránh đưa bản thân rơi vào các nhóm nợ xấu của ngân hàng, đánh mất đi các cơ hội vay vốn về sau.

Vậy làm sao để có thể tránh được nguy cơ rơi vào nhóm nợ xấu? Khi đã hiểu rõ nợ xấu ngân hàng là gì thì việc tìm ra cách phòng tránh không hề khó. Hãy nhớ rằng:

  • Trước khi quyết định vay cần phải tự đánh giá năng lực trả nợ của bản thân như thế nào và lên kế hoạch trả nợ cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những biến cố, rủi ro trong quá trình vay để không rơi vào nhóm nợ xấu
  • Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, hợp lý để tạo ra nguồn lợi nhuận giúp bạn có đủ khả năng để thanh toán cả gốc lẫn lãi khoản vay
  • Khi vay nợ phải có ý thức về thời gian thanh toán, không nên chủ quan rằng chậm trễ trả nợ một vài ngày cũng không sao. Nên nhớ rằng, hiện nay, chỉ cần bạn trả nợ trễ 1 ngày là hệ thống ngân hàng đã xếp khoản vay của bạn vào nhóm nợ quá hạn
  • Cần luôn chú ý tới ngày thanh toán khoản vay được ghi trong hợp đồng để có thể thanh toán đúng hạn
  • Lươn giữ liên hệ với ngân hàng để được tư vấn, hỗ trợ cần thiết, tránh để ngân hàng nghi ngờ bạn trốn nợ

5. Thông tin nợ xấu được cập nhập ở đâu?

Các thông tin nợ xấu ngân hàng là gì? Đó là các thông tin về:

  • Họa tiên người vay vốn
  • Khoản nợ trong quá khứ
  • Khoản nợ ở thời điểm hiện tại
  • Thời gian nợ quá hạn
  • Nơi vay vốn

Những thông tin này sẽ được lưu trữ, cập nhật tại 2 trung tâm tín dụng sau:

  • CIC – Trung tâm Tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều hành
  • PCB – Trung tâm Tín dụng do công ty trung tâm tín dụng tư nhân chịu trách nhiệm điều hành
kiểm tra nợ xấu
Thông tin nợ xấu được cập nhật tại CIC

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng trước đây chỉ sử dụng CIC để tra cứu thông tin nợ xấu. Thế nhưng, giờ đây họ có thể sử dụng cả CIC lẫn PCB để tra cứu phục vụ cho công tác kiểm tra nợ xấu của khách hàng.

6. Cách dùng hệ thống CIC để kiểm tra nợ xấu

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra nợ xấu phổ biến nhất, đó là kiểm tra trên hệ thống CIC. các bước kiểm tra như sau:

Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ trên CIC

Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý CIC là Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Chính bởi thế, cách thức quản lý rất nghiêm ngặt, chặt chẽ và thông tin được bảo mật tuyệt đối. Nếu như không phải là nhân viên ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì không thể tra cứu các thông tin trên hệ thống này. Tuy nhiên, hệ thống CIC vẫn cho phép cá nhân được kiểm tra nợ xấu của bản thân bằng cách sử dụng CMND đến địa chỉ:

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia

  • Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bước 2: Thanh toán khoản nợ

Thanh toán cho ngân hàng toàn bộ khoản vay, bao gồm cả nợ gốc và lãi. Các giấy tờ, chứng từ có ghi rõ thời gian thanh toán cần lưu trữ lại.

kiểm tra nợ xấu ngân hàng
Đăng ký và kiểm tra nợ xấu trên CIC

Bước 3: Tra cứu lại thông tin nợ xấu

  • Sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán toàn bộ khoản vay bạn kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC thêm một lần
  • Các thông tin tín dụng của nhóm đối tượng nợ xấu nhóm 3, 4 và 5 sẽ được lưu giữ lại trong vòng 5 năm gần nhất, kể từ thời điểm bạn tra cứu thông tin
  • Riêng trường hợp nợ xấu nhóm 2, hệ thống CIC sẽ lưu trữ thông tin lại trong vòng 12 tháng, kể từ thời điểm bạn tra cứu thông tin

Xem thêm: Dịch vụ cầm sổ đỏ ngân hàng và điều kiện, thủ tục cầm sổ đỏ

7. Giải đáp: nợ xấu khi nào được xóa?

Bên cạnh thông tin thế nào là nợ xấu rất nhiều người còn quan tâm tới thời điểm bao lâu nợ xấu sẽ được xóa. Điều này còn phụ thuộc vào giá trị khoản vay của bạn. Cụ thể:

  • Đối với khoản vay dưới 10 triệu đồng: Nếu bạn đang vay nợ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khoản vay dưới 10 triệu đồng và bị quá hạn thì hãy nhanh chóng thu xếp và thanh toán khoản vay dứt điểm ngay lập tức. Nguyên nhân là bởi, bắt đầu từ ngày 01/12/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn đã tất toán dưới 10 triệu đồng (theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Như vậy có nghĩa là, bắt đầu từ ngày 01/12/2014, những khoản vay dưới 10 triệu đồng nếu đã tất toán thì sẽ không bị ghi nợ xấu
  • Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng: Trong trường hợp này tốt nhất là bạn nên cố gắng thanh toán toàn bộ khoản vay, bao gồm cả gốc và lãi tính tới thời điểm thanh toán. Việc làm này có thể giúp cho bạn giải quyết nợ xấu ngân hàng triệt để. Sau khi thanh toán xong thì cần thông báo cho nhân viên tín dụng quản lý khoản vay của bạn ngay để thực hiện xác minh thanh toán. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề nghị ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cấp cho bạn văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ quá hạn. Trong văn bản có ghi rõ lý do phát sinh nợ xấu là khách quan
thanh toán nợ xấu của ngân hàng
Nên thanh toán khoản vay trên 10 triệu càng sớm càng tốt

Định kỳ mỗi tháng các thông tin về lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC và PCB sẽ được cập nhật lại. Những khoản nợ xấu sau khi được thanh toán hết thì sau 12 tháng lịch sử tín dụng của người vay sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, hiện nay, vẫn có không ít các ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng có lịch sử nợ xấu do nguyên nhân khách quan và tình hình tài chính của người vay ở thời điểm vay vẫn tốt.

Những trường hợp thuộc định nghĩa nợ xấu nhóm 3 thì khó mà được ngân hàng, tổ chức tài chính tiếp tục cho vay vốn. Họ sẽ phải chờ tới 5 năm sau mới được xóa lịch sử nợ xấu.

Xem thêm: Cửa hàng cầm đồ thanh lý xe máy uy tín, giá tốt tại TPHCM

8. Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn

  • Thanh toán khoản vay đúng hạn nhưng nên hiểu rõ rằng, ngày thanh toán đúng hạn là ngày mà công ty tài chính hoặc ngân hàng nhận được khoản vay chứ không phải là ngày mà bạn chuyển tiền trả nợ
  • Chỉ vay đúng khoản tiền mà mình thực sự cần, có mục đích, kế hoạch sử dụng hợp lý, không nên vay chỉ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu, mua sắm xa hoa
  • Trường hợp không may mất đi nguồn thu nhập, không thể trả nợ đúng hạn thì cần liên hệ ngay với ngân hàng để được tư vấn, tìm ra giải pháp phù hợp. Tuyệt đối không vì trốn nợ mà chấm dứt liên hệ vì rất có thể bạn sẽ bị ngân hàng kiện ra tòa
không trả nổi nợ xấu ngân hàng
Gặp nhân viên ngân hàng để trao đổi khi không có khả năng trả nợ đúng hạn

Như vậy, qua những thông tin trên có thể thấy rằng nếu lờ là, chủ quan thì rất dễ khiến bạn lâm vào tình trạng nợ xấu. Và khi mắc nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc vay vốn trong những lần sau. Điều đó có thể khiến bạn bỏ qua các cơ hội kinh doanh, phát triển. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý tới các khoản nợ của bản thân để không bị rơi vào nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không may mắc nợ xấu nhưng cần vay vốn thì phải làm sao?

Trường hợp các bạn đang thuộc nhóm nợ xấu nhưng lại có nhu cầu vay vốn thì có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ cầm đồ thay vì xin vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Khi bị nợ xấu, gần như không hề có bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tín dụng uy tín nào chấp nhận cho bạn vay vốn tiếp, kể cả bạn có tài sản thế chấp hay người bảo lãnh. Thế nhưng, với dịch vụ cầm đồ của Vietmoney thì khác. Bạn chỉ cần có các tài sản giá trị như: Đồng hồ, túi hiệu, ô tô, laptop – máy tính, xe máy, máy ảnh, điện thoại, trang sức, đồ gia dụng là có thể đăng ký vay tiền.

định nghĩa nợ xấu
Khi bị nợ xấu có thể vay tiền bằng cách cầm đồ tại VietMoney

Khi đến với VietMoney các bạn dù mắc nợ xấu vẫn có thể vay tiền với số tiền vay lên tới 90% giá trị tài sản, trong khi lãi suất chỉ từ 1,65%. Thời gian vay và trả linh hoạt, miễn phí phạt trả trước hạn.

Tài sản cầm cố của khách hàng sẽ được niêm phong, bảo quản theo quy trình chuyên nghiệp, cam kết bồi hoàn nếu xảy ra thất lạc, cháy nổ. Dịch vụ cầm đồ Vietmoney có đầy đủ biên lai, biên nhận, hợp đồng với điều khoản rõ ràng. Sau khi ký hợp đồng cầm cố, tiền vay sẽ được giải ngân chỉ sau 30 phút, đảm bảo không làm bạn bị vướng nợ xấu.

Trên đây là giải đáp nợ xấu là gì và một số thông tin liên quan tới nợ xấu. Hãy cố gắng để bản thân không bị rơi vào nợ xấu. Nhưng nếu có vô tình bị nợ xấu bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy đến với Vietmoney để sử dụng dịch vụ cầm đồ uy tín, chuyên nghiệp để giải quyết khó khăn tài chính bản thân.

>>> Xem thêm: Dịch vụ cầm ô tô giá cao, lãi suất thấp

Thông tin liên hệ:

– Hotline: 1900 8009

– Email: [email protected]

– Website: www.vietmoney.vn

– Địa chỉ: Tòa nhà Etown – 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, Hồ Chí Minh.

Từ khóa » Các Cấp độ Nợ Xấu