Các Nước đế Quốc Xâu Xé “cái Bánh Ngọt” Trung Quốc

Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc

-Nội dụng:

Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng mắt thèm thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc.Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt TQ

Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế giới và số dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện vô cùng thuận lợi về nhân công, tài nguyên… để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “cái bánh ngọt ” mà tất cả các nước để quốc đều thèm muốn. Vậy vì sao các nước để quốc không  tìm cách độc chiếm “cái bánh ngọt” này mà lại phải chia ra? Về vấn đề này, trong tác phẩm “Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc dù nội bộ Trung Quốc  bị chia rẽ, nhưng dù sao, con số 11139000km2 của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được. Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489500000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt Trung Quốc ra. Cách này chậm hơn nhưng khôn hơn”.

Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năm 1840-1842. Với hiệp ước Nam Kinh tháng 8 – 1842, Trung Quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh.

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh xâm chiếm xong vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nga và Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc…

Sự phân chia lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong bức tranh đồng thời thái độ các nước đế quốc cũng được bộc lộ rõ. Cái bánh ngọt mang tên “China”  được chia thành nhiều miếng. Hình ảnh sáu vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bánh với sáu chiếc dĩa nhọn hoắc trong tay. Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời.

(Nguồn: Nguyễn Thị Cội – Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử (2006) – NXB Giáo dục)

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Hình 42 Lịch Sử 8