Thứ năm, 26/12/2024, 05:18 Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 2017-12-09T11:47:20+07:002017-12-09T11:47:20+07:00Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX./themes/cafe/images/no_image.gifBài Kiểm Trahttps://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.pngThứ bảy - 09/12/2017 11:47
In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻCâu hỏi. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Cuộc chiến tranh Trung - Anh nổ ra tháng 6-1840 (Chiến tranh thuốc phiện) kết thúc với sự thất bại của Trung Quốc vào năm 1842, đã mở đầu cho quá trình xâm lược của các đế quốc tư bản đối với Trung Quốc, biến nước này từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi Anh khuất phục được triều đình Mãn Thanh, các đế quốc khác cũng lần lượt uy hiếp, buộc nhà Thanh phải kí các hiệp ước bất bình đẳng. Câu hỏi. Tại sao gọi là “Chiến tranh thuốc phiện”? Các nước phương Tây đã nhòm ngó Trung Quốc từ lâu nhưng vấp phải chính sách “đóng cửa” của triều đình Mãn Thanh. Thuốc phiện là món hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho thương nhân người Anh. Thuốc phiện được nhập lậu vào Trung Quốc, gây nên những hậu quả tai hại về kinh tế và xã hội cho nước này. Lân Tắc Từ ra lệnh tịch thu và tiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện. Điều đó khiến người Anh căm tức. Dựa vào cớ bị thiệt hại, Anh gây chiến tranh với Trung Quốc. Thực chất đây là chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cưỡng đoạt và nô dịch Trung Quốc của thực dân Anh. Câu hỏi. Sau cuộc chiến tranh này tình hình Trung Quốc như thế nào? Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu hỏi. Thế nào là nước thuộc địa? Thế nào là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến? Thuộc địa: nước bị thực dân xâm lược và thống trị, mất hoàn toàn quyền độc lập. Thuộc địa, nửa phong kiến: thực chất là nước thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến được duy trì để làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân. Câu hỏi. Sự kiện nào chứng tỏ sự đầu hàng đầu tiên của nhà Thanh trước cuộc xâm lược của thực dân Anh ? Hiệp ước Nam Kinh 1842. Câu hỏi. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nam Kinh là gì? - Trung Quốc mở 5 cửa biển cho tự do thông thương là Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải. - Cắt thương cảng cho Anh. - Bồi thường cho Anh 21.000.000 bảng. - Thuế nhập khẩu, xuất khâu của Anh phải do hai bên bàn bạc. - Anh được hưởng quyền lãnh sự đàm phán ở Trung Quốc Câu hỏi. Bức tranh (Hình 42. SGK Tr. 59) các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc nói lên điều gì? Bức tranh biếm hoạ phản ánh việc Trung Quốc dần biến thành thị trường béo bở và nơi tranh giành của các nước đế quốc. Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên khoáng sản được ví như một “cái bánh ngọt khổng lồ” mà không một đế quốc nào có thể nuốt trôi được. Cái bánh bị cắt thành 6 phần, trên có ghi dòng chữ: Trung Quốc, Mãn Châu, Triều Tiên. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa nhọn hoắt trong tay. Kể từ trái qua phải đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và thủ tướng Anh đương thời. Trung Quốc như một chiếc bánh ngọt ngon lành mà các nước đế quốc đều có tham vọng xâu xé. Câu hỏi. Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản. Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mân Thanh mực nát, suy yếu. Câu hỏi. Kết quả và ý nghĩa của phong trào Duy tân (năm 1898) ở Trung Quốc?Kết quả: Thất bại. Ý nghĩa: Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc. Câu hỏi. Hãy nêu những nét chính của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn? Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hoà Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh tới Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh. Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa. Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt. III. Cách mạng Tân Hợi (1911)Câu hỏi. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập khi nào? Do ai thành lập? Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập vào tháng 8-1905, do Tôn Trung Sơn thành lập. Câu hỏi. Học thuyết của Tôn Trung Sơn là gì? Là học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Câu hỏi. Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội là gì? “Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”. Câu hỏi. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào? Đây là chính đảng thực sự đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc. Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng, nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Trí thức và tiểu tư sản cách mạng tỏ ra tích cực trong việc xây dựng phong trào. Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ Cách mạng Tân Hợi? Sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi là việc chống lệnh “Quốc hữu hóa” đường xe lửa của chính quyền Mãn Thanh (lệnh này được phát ra do việc các nước đế quốc muốn nắm quyền đầu tư, khai thác đường xe lửa của Trung Quốc và không cho phép giai cấp tư sản Trung Quốc tham gia). Giai cấp tư sản Trung Quốc bèn phát động phong trào “giữ đường”, được nhân dân đồng tình ủng hộ . Câu hỏi. Hãy nêu những nét chính về diễn biến Cách mạng Tân Hợi? - Ngày 10-10-191 1, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. - Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng. Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng- Quần cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh. Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tháng 2-1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nên quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống- Cách mạng coi như kết thúc. Câu hỏi. Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi? Cách mạng đã lật đố chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc; thiết lập một nhà nước cộng hòa - Trung Hoa dân quốc. Câu hỏi Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911)? Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quản chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Câu hỏi Tại sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Đây là cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc., mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Song cuộc cách mạng này không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu hỏi Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 đến 1911 theo mẫu sau:
Thời gian
Phong trào đấu tranh
Mục đích
Địa điểm
Lãnh tụ
Kết quả
1. 1840-1842
Kháng chiến chống Anh xâm lược
Chống thực dân Anh
Quảng Tây
Lâm Tắc Từ (phong kiến)
Thất bại
2. 1851-1864
Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc
Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc
Miền Nam
Hồng Tú Toàn (nông dân)
Thất bại
3. 1398
Cải cách Duy tân
Cải cách chính trị
Cả nước
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Nho sĩ)
Thất bại
4. Cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Chống đế quốc, phong kiến
Bắc Kinh
Phong trào của nông dân
Thất bại
5. 1911
Cách mạng Tân Hợi (khởi nghĩa ở Vũ Xương)
Chống phong kiến
Cả nước
Tôn Trung Sơn (tư sản)
Thành lập Nhà nước cộng hòa- Trung Hoa dân quốc
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích