Các Phép Báp-têm - Tinlanh.Ru
Có thể bạn quan tâm
Hê-bơ-rơ 6:1-2 1 Ấy vậy, chúng ta phải bỏ qua các điều sơ-học về Tin-lành của Đấng Christ, mà tấn-tớisự trọn-lành, chớ nên lập lại nền nữa, tức là: từ-bỏ các việc chết, tin Đức Chúa Trời, 2 sự dạy về phép báp-têm, phép đặt tay, sự kẻ chết sống lại, sự phán-xét đời đời.
Chúng ta đã chia sẻ về hai khái niệm nền tảng, về sự ăn năn là từ bỏ tội lỗi và các việc chết, và thế nào là tin Đức Chúa Trời tin nhận Chúa Jê-sus là đức tin CƠ-đỐC chân thật mà nhờ đó con người có thể nhận được sự cứu rỗi.
Tiếp theo, Lời Chúa chỉ dạy cợ-đốc nhân chúng ta cần lập nền cho đức tin mình bằng nhận thức (hiểu biết) rõ ràng giáo lý về các phép báp-têm. Xin lưu ý trong bản dịch Kinh thành tiếng Việt có cách nói đơn giản, nhưng trong Kinh thành bản gốc thì từ báp-têm ở đây là số nhiều, nghĩa là Lời Chúa không chỉ nói về một phép báp-têm mà thôi. Và thực tế, chúng ta cũng thấy trong Kinh thành có nói đến các phép báp-têm khác nhau dành cho người tin Chúa.
Chúng ta đã chịu lễ báp-têm nước, để tuyên xưng đức tin mình, chôn con người cũ của mình và bắt đầu đời sống mới với Chúa Jê-sus, trong giao ước với Đức Chúa Trời. Nhiều người trong chúng ta cũng đã được báp-têm ,O,ng Đức Thánh Linh, để được quyền phép.
Đầu tiên, chúng ta cần tì hiểu, bản thân từ báp-têm có nghĩa là gì?
Trong tiếng Hy-lạp bản gốc Kinh thành Tân Ước, từ gốc “baptiso” trong các tác phẩm văn học và triết học Hy-lạp thời đó có một nghĩa chính phố biển là “nhúng chìm". Và dùng trong Kinh thành cũng vậy.
Thí dụ, khi dịch Cựu Ước từ bản gốc tiếng Hê-bơ-rơ ra tiếng Hy-lạp, những người dịch đã dùng từ này để mô tả Nê-man xuống sông Giỏ-đanh và “tắm mình" bảy lần theo lời tiên tri của Chúa (2 Các Vua 5:14), để được sach hoàn toàn khỏi bệnh bùi. Còn trong Tân Ước, từ cùng gốc được dùng khi Chúa Jê-sus lấy miếng bành mà nhúng và trao cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt,. để làm dấu cho các môn đồ biết kẻ nào sẽ phản bội Ngài [Giăng 13:26).
Trong các trường hợp baptizo được dùng, người hoặc vật ở trạng thái được nhúng ngập chìm trong chất lỏng, sẽ chịu sự biến đối hoàn toàn, khác hẳn trước. Khi chịu báp-têm, chịu nhúng chim, con người như đi qua một cánh cửa để bước vào một trạng thái hoàn toàn mới đối với mình.
Cho nên, báp-têm không phải là rửa tội, cũng không nên làm cách vẩy nước. Chúa Jê-sus muốn chúng ta khi chịu báp têm có cảm nhận đầy đủ với cả con người mình. Cách chúng ta chịu bảp-têm nước là xuống nước (chịu chết cho tội lỗi), để người ta nhận chìm mình (được chôn) và được đỡ dậy [sống lại trong đời mới).
Hiểu được điều này, chúng ta sẽ chịu báp-têm bằng nước cho đúng cách, với đầy đủ cảm nhận và ý thức của một người tin nhận Chúa Jê-sus, chấm dứt quá khứ là nô lệ cho tội lỗi, để bắt đầu một cuộc đời mới với dấu ấn quyền năng sự sống của Đức Thánh Linh.
Không chỉ có một loại báp-têm, mà Kinh thành có nói đến bốn loại báp-têm khác nhau. Thứ nhất, đó là phép báp-têm của tiên tri Giăng Báp-tít [ông có tên gọi này là nhờ việc sứ mạng chính của Chúa giao cho mình]. Ông chính là tiếng kêu gọi trong đồng vắng với dân sự đã để lòng xa khỏi Đức Chúa Trời. “
Mác 1:4 Giăng đã tới,“trong đồng vẳng vừa làm vừa giảng phép báp-têm ăn-năn, cho được tha tội.
Đó là phép báp-têm giảng cho người Do-thái ăn năn, cho được tha tội và sẵn lòng để đón Đấng Christ.
Lu-ca 1:17 chính người lại sẽ lấy tâm-thần quyền-phép Ể-Ii mà đi trước mặt Chúa, để đem lòng cha trở về concái, kẻ loạn-nghịch đến sự khôn-ngoan của người công-bình, đặng sửa-soạn cho Chúa một dân sẵn lòng.
Dù cùng một hình thức [nhúng chìm trong nước), nhưng đây chưa phải là phép báp-têm nước mà cơ-đốc nhân chúng ta bây giờ chịu lễ nhân danh Chúa ]ê-sus. Giăng nói rằng ông nhúng chìm người dân vào sự ăn năn, giống như ông đưa dẫn dân sự cả nước Y-sơ-ra-ên đến tâm trạng chung là ăn năn xưng tội, và trông đợi CHÚA đến.
Ma-thi-ơ 3:11 11 Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-têm cho các ngươi ăn-năn; song Đấng đến sau ta có quyền-phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báptêm cho các ngươi bằng Đức Thánh-Linh và bằng lửa.
Phép báp-têm của Giăng chỉ dành cho người Do-thái trong giai đoạn đó, chưa phải là phép báp-têm nhân danh Chúa ]ê-sus mà chúng ta chịu bây giờ.
Phao-lô đã gặp ở thành Ê-phê-sô những người môn-đồ của Giăng, bề ngoài giống như là người tin Chúa Jêsus, có lẽ bởi lòng sốt sắng của họ cho công việc Chúa. Vì họ đều đã ý thức và ăn năn xưng tôi thật lòng, để quay trở lại hầu việc Đức Chúa Trời. Nhưng họ mới chỉ chịu phép báp-têm của Giăng báptêm của sự ăn năn của Giăng mà thôi, cho nên việc họ cần phải làm tiếp theo, đó là tin nhận Chúa ]ê-sus và chịu báp têm nhân danh Ngài, rồi sau đó được các sứ-đồ cầu nguyện cho nhận báptêm Đức Thánh Linh cũng ngày hôm đó! (xem Công vụ 19:1-5)
Cũng giống như vậy, chúng ta không ngăn trở những người đã chịu báp-têm (rửa tối) khi không có ý thức, khi thật sự tin nhận Chúa ]ê-sus đã bày tỏ lòng mong muốn được chịu báp-têm với đức tin chân thật nhân danh Chúa ]ê-sus.
Phép báp-têm thứ hai, đó là báp-têm mà Chúa Jê-sus đã chịu, đó có thể gọi là phép báp-têm (nhúng chim) cả thân mình cho sự hy sinh đau đớn.
Lu-ca 12:50 Có một phép báp-têm mà ta phải chịu, ta đau-đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy được hoàn-thành!
Đây là Chúa Jê-sus nói về nỗi đau đớn bao trùm cả tâm linh, tâm hồn, thân thể, mà Ngài sẽ nếm chịu đầy đủ để gánh thay tội lỗi của nhân loại trên thập tự giá. Như điều Chúa Jê-sus đã phản bảo trước cho các môn đồ của mình (Mác 10:38-39), và một số người trong số họ cũng đã chịu phép báp-têm tương tự, đó là đầu phục trọn vẹn cả linh, hồn, thân của mình làm công cụ cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thậm chí dù có phải hy sinh để truyền rao Tin lành cứu rồi đến nhiêu người khác nữa. Phép báp-têm thứ ba, là báp-têm nước mà cơ-đôc nhân đêu đã nếm trái trong những bước dâu của đời sống mình tin và theo Chúa Jê-sus. Đó cũng chính là mạng lệnh của Chúa Jê-sus truyền cho những ai tin Ngài.
Ma-thi-ơ 28:19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ.
Mác 16:16 Ai tin và chịu báp têm sẽ được rỗi nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.
Đức tin cứu rỗi phải có trước thì việc bạn chịu báp-têm mới có ý nghĩa, và nếu bạn ĐÃ thật sự tin Chúa, bạn NHẤT ĐỊNH sẽ chịu báp-têm.
Có thể gọi phép báp-têm nước là một trong những biểu tượng lớn của đức tin cơ-đốc, của giao ước mới trong danh Chúa ]ê-sus, là nghi lễ quy định CHÚA đã ' lập, để qua đó một người tin Chúa công khai xác quyết đức tin mình nơi Chúa Cứu thế Jê-sus. Suốt lịch sử Hội thánh, dù có những giai đoạn mà việc trở thành người tin Chúa đồng nghĩa với sẽ phải chịu bắt bớ và ruồng bỏ, các môn đồ đã nghiêm túc tuân thủ mạng lệnh này. Các tín đồ mới chỉ được chính thức tiếp nhận vào làm thành viên Hội thánh sau khi họ đã chịu phép báp-têm nước, công khai bày tỏ đức tin mình.
Báp-têm nước là công khai tuyên xưng đức tin mình, kết ước với Đức Chúa Trời. Và còn có ý nghĩa nữa, đó là bạn tin và hòa nhập làm một với sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus
" Anh chị em chẳng biết rằng chúng ta hết thảy đều đã chịu phép báp têm trong Đức Chúa Jesus Christ, tức là chịu phép báp têm trong sự chết của Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp tem trong sự chết của Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thế nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thế ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài . thì chúng ta cung sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau." ( Rô-ma 6:3-6)
người tin Chúa chịu bápẮtêm nước, lấy đức tin công bố mình thuộc về Đức Chúa Trời trong Giao Ước mới, và chính thức hòa nhập với Hội thánh thân thể Ngài trên đất (2):
“Vì chưng chúng ta hoặc người Giuđa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh đểhiệp làm một thân…” [1 Cô-rinh-tô 12:13]
Chịu báp-têm nước, con người còn nhận được ân điển Chúa tha tội, lương tâm trở nên thanh sạch.
Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúajêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. (Công vụ 2:38]
Con người có ý thức mình được tha thứ và thanh tẩy sẽ thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (chết cho tội lỗi), mà sống cho Đức Chúa Trời.
“Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa jêsus Christ.” (Rôma 6:11]
Phép báp-têm nước là bệ phóng để con người bắt đầu sống cuộc đời mới mạnh mẽ trong quyền phép sự sống lại vì vinh hiển Đức Chúa Trời, hầu việc Chúa, giữ mối liên lạc lương tâm tốt với Ngài. (1 Phi-e-rơ 3:21)
Chịu báp-têm nước, biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, tin cậy Chúa Jê-sus, gắn bó với Hội thánh Chúa, chúng ta sẽ sống đắc thắng tội lỗi, không ích ký, mà có ý thức sống bởi đức tin hầu việc Chúa, góp sức xây dựng Hội thánh, làm sáng đanh Đức Chúa Trời.
Phép báp-têm thứ tư, đó là báp-têm Đức Thánh Linh
Công vụ 1:4-5 4 Lúc ở với các sứ-đồ, Ngài dặn rằng đứng ra khỏi thành Giê-ru-sa-Iem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói. 5 Vì chưng Giăng đã làm phép báp-têm bằng nước, nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp-têm bằng Đức Thánh-Linh.
Điều Cha đã hứa đó là quyền phép = Đức Chúa Trời trang bị cho mỗi người tin nhận Chúa Jê-sus.
Lu-ca 24:47-49 47 và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao-giảng cho dân các nước sự ăn-năn đếđược tha tội, bắt đầu từ thành Giê-rusa-Iem. 48 Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây, sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa, 49 còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền-phép từ trên cao.
Thánh Linh đến với các môn đồ, khi tin nhận Chúa Jê-sus, đó là Thánh Linh làm cho sống. Điều này đã xảy ra khi Chúa Jê-sus hiện đến cho các môn đồ ngay sau khi Ngài sống lại. Các môn đồ được chứng kiến đầu đã tin Chúa Jêsus thật đã sống lại từ cõi chết, và xưng nhận Ngài là Chúa của mình. Họ đều đủ điều kiện để nhận sự cứu rỗi.
Giăng 20:22 Khi Ngài phán điều đó rồi, thì hà hơi trên môn-đồ mà rằng: Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh.
Còn Đức Thánh Linh giáng xuống trên các môn đồ trong ngày Lễ Ngũ tuân, đó là quyền phép lớn của Đức Chúa Trời.
Công vụ 1:8 Nhưng khi Đức ThánhLinh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền-phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-Iem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.
Đó là lời hứa của Đức Chúa Trời dành ’ cho mọi người tin nhận Chúa Jê-sus.
Công vụ 2:38-3 9 38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hổi-cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa ]êsus chịu phép báp-têm, để đươc tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban-cho Đức Thánh-Linh. 39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con-cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là phao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi.
Sắp tới nhân dịp Lễ Ngũ tuần, chúng ta sẽ có dịp học hỏi kỹ hơn về báp-têm Đức Thánh Linh, sự trang bị quyền phép siêu nhiên của Chúa cho con cái Ngài.
Chịu báp-têm, đó là chịu sự biến đổi lớn cho chính con người mình nhờ quyền năng Đức Chúa Trời. Bạn bước qua ngưỡng cửa mới, bởi đức tin, tiến bước trên con đường cùng đi với Chúa. Học cách tuân phục và đi theo lời Chúa, bạn sẽ ngày càng tiến xa hơn. Từ đức tin lại đến đức tin, từ vinh hiển lại đến vinh hiển lớn hơn nữa.
Amen MS Quốc Hùng
Từ khóa » Chịu Phép Báp Têm Ngay
-
Chịu Phép Báptêm Ngay [Hội Thánh Của Đức Chúa Trời Hiệp Hội ...
-
LẼ THẬT VỀ PHÉP BÁP-TÊM
-
Chương 10: Chúa Giê Su Chịu Phép Báp Têm
-
Top 15 Chịu Phép Báp Têm Ngay
-
Phép Báp-têm Bằng Nước. - Giảng Giải Thánh Kinh
-
Chúa Giê-xu Chịu Báp-têm - 17/7/2020 - Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
-
Có Phải Kinh Thánh Dạy Về Phép Báp-têm Của Người Tin Chúa/tín ...
-
Báp-têm Là Gì? | Câu Hỏi Kinh Thánh - JW.ORG
-
Chương 11 BÁP TÊM BẰNG NƯỚC
-
Công-vụ 1:5 VIE1925
-
Thánh-linh Làm Báp-tem Cho Hội-thánh - VietChristian Reader
-
Lễ Báp-têm
-
Join - Facebook
-
Chúng Ta Cần Nhân Danh Ai Khi Cử Hành Phép Báp-têm?