Các Phép Toán đại Số Quan Hệ - .vn

Phép chọn (SELECT)

Phép chọn được sử dụng để chọn một tập hợp các bộ thoả mãn điều kiện chọn từ một quan hệ. Ta có thể xem phép chọn như một bộ lọc, nó chỉ giữ lại các bộ thoả mãn điều kiện đặt ra.

Phép chọn được ký hiệu là

σ< điều kiện chọn>( R)

trong đó ký hiệu σ được dùng để ký hiêu phép chọn, còn điều kiện chọn là một biểu thức lôgic được chỉ ra trên các thuộc tính của R. Chú ý rằng R nói chung là một biểu thức đại số quan hệ. Kết quả của một biểu thức đại số quan hệ là một quan hệ. Biểu thức đơn giản nhất chính là tên của một quan hệ của một cơ sở dữ liệu. Quan hệ kết quả của phép chọn có cùng thuộc tính như R. Ví dụ, để chọn các bộ NHÂNVIÊN thuộc về đơn vị có mã số là 4 hoặc các bộ NHÂNVIÊN có lương lớn hơn 3000 ta có thể viết một cách riêng rẽ như sau:

σ< Mãsố = 4>( NHÂNVIÊN)

σ< Lương > 3000>( NHÂNVIÊN)

Biểu thức logic chỉ ra trong <điều kiện chọn> được tạo nên từ một số hạng mục có dạng :

<tên thuộc tính> <phép so sánh> <giá trị hằng>

hoặc <tên thuộc tính> <phép so sánh> <tên thuộc tính>

trong đó <tên thuộc tính> là tên của một thuộc tính trong R, <phép so sánh> là một trong các phép toán so sánh {<, <=, =, >=, >, ≠} còn <giá trị hằng> là một giá trị hằng từ miền giá trị của thuộc tính. Các hạng mục có thể được nối với nhau bằng các phép toán lô gic AND, OR, NOT để tạo ra một điều kiện chọn chung. Ví dụ, để chọn ra các nhân viên làm việc ở đơn vị có mã số là 4 và có lương lớn hơn 3000 hoặc các nhân viên làm việc ở đơn vị có mã số là 5 và có lương lớn hơn 4000 ta có thể viết phép chọn như sau:

σ< MãsốĐV = 4>AND <lương>3000>OR< MãsốĐV = 5>AND <lương>3500>( NHÂNVIÊN)

Kết quả chỉ ra ở hình dưới

Kết quả phép chọn

Chú ý rằng các phép toán so sánh trong tập hợp {<, <=, =, >=, >, ≠} áp dụng cho các thuộc tính có miền giá trị là các giá trị có thứ tự như là miền giá trị số. Miền giá trị các dãy ký tự được xem như có thứ tự dựa trên việc so sánh các dãy ký tự. Nếu miền giá trị của một thuộc tính là một tập hợp các giá trị không có thứ tự thì chỉ có các phép so sánh trong tập hợp { =, ≠ } là có thể áp dụng được. Ngoài ra, có thể còn các phép so sánh bổ sung, chẳng hạn như “ là một dãy con của…” hoặc “trong khoảng từ… đến…”.

Kết quả một phép chọn được xác định như sau: <Điều kiện chọn> được áp dụng cho mỗi bộ t trong R một cách độc lập. Điều đó được thực hiện bằng cách thay thế mỗi thuộc tính Ai trong điều kiện chon bằng giá trị t[Ai] của nó trong bộ. Nếu điều kiện chọn cho giá trị đúng thì bộ t sẽ được chọn. Tất cả các bộ được chọn xuất hiện trong kết quả của phép chọn. Các phép toán logic AND, OR, NOT được thực hiện theo quy tắc bình thường của chúng.

Phép chọn là phép toán một ngôi, nghĩa là nó được áp dụng cho một quan hệ. Hơn nữa, phép chọn được áp dụng cho từng bộ một cách độc lập, vì vậy, các điều kiện chọn không thể liên quan đến nhiều bộ. Quan hệ kết quả của phép chọn có cấp giống như cấp của R. Số các bộ trong quan hệ kết quả luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng số các bộ trong R.

Phép chọn là một phép toán có tính chất giao hoán, nghĩa là

σ < Điều kiện 1> (σ< Điều kiện 2>( R)) = σ< Điều kiện 2> (σ< Điều kiện 1>( R))

Hơn nữa ta có thể kết hợp một loạt các phép chọn thành một phép chọn đơn giản bằng cách sử dụng phép toán AND. Ví dụ:

σ< Điều kiện 1> (σ< Điều kiện 2>( R)) = σ< Điều kiện 2>AND< Điều kiện 1>( R)

Từ khóa » Ví Dụ Phép Chia Trong đại Số Quan Hệ