Đại Số Quan Hệ Và Ví Dụ | Facebook

Để trải nghiệm phiên bản Facebook mới nhất, hãy chuyển sang trình duyệt được hỗ trợ.FacebookTham gia hoặc đăng nhập Facebook   Email hoặc điện thoạiMật khẩuBạn quên tài khoản ư?Đăng nhậpBạn có muốn tham gia Facebook không?Đăng kýĐăng kýĐại số quan hệ và ví dụNguyễn Hồng Phúc·Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019·Nhóm công khaiĐại số quan hệ là ngôn ngữ truy vấn thủ tục được sử dụng rộng rãi (nói chung cái nào mình viết cũng được dùng rộng rãi cả 📷 📷, nói luôn bài sau khỏi nhắc lại 📷 📷 ). Nó sẽ lấy các quan hệ đầu vào, rồi làm gì đó để đưa kết quả đầu ra cho ta như mong muốn. Kết quả này cũng là 1 quan hệ mà có liên quan quan hệ đầu vào.Vậy làm gì đó là làm gì?I. Thực hiện phép chọn (đơn):Phép chọn được sử dụng để lấy ra tập con các bộ (thỏa mãn điểu kiện nào đó) từ tất cả các bộ đang có trong 1 quan hệ (~Bảng). Ví dụ giảng viên cung cấp cho bạn danh sách lớp và yêu cầu gửi lại thầy những bạn có tháng sinh là tháng 10 để tổ chức sinh nhật. Thế là bạn lập tức về nhà và lần mò từng dòng những bạn (dòng dữ liệu) phù hợp và gửi lại thầy (dù bạn có Ctrl+F thì nó cũng hoạt động tìm tuần tự thế thôi, không thoát đi đâu được). Công việc bạn vừa làm chính là chọn lựa như phép chọn mà chúng ta đang tìm hiểu. Trong ĐSQH phép chọn sẽ được biểu diễn theo 1 quy tắc như ảnh dưới đây.
Chọn ra sinh viên sinh tháng 10
  • Sigma: ký hiệu của phép chọn.
  • p: Mệnh đề logic (là điều kiện của phép chọn có thể điều kiện là đơn hoặc kết hợp nhiều cái bằng phép toán and, or,…).
  • R: viết tắt của relation, tương đương với tên của 1 bảng.
II. Phép chiếu (đơn):Phép chiếu giúp ta loại bỏ bớt những thuộc tính không cần thiết để có 1 quan hệ kết quả gọn nhẹ hơn. Kết quả này sẽ có các bộ giống với quan hệ ban đầu (khác mỗi là số thuộc tính có thể ít hơn). Nghĩa là tập thuộc tính mới là tập con của tập thuộc tính ban đầu. Để dễ hiểu thì mở student.uit.edu.vn lên, xem mục thông báo chung bạn sẽ thấy danh sách các thông báo chỉ bao gồm tiêu đề và thời gian đăng (thực tế trong CSDL sẽ có nhiều thuộc tính hơn). Như vậy để lấy kết quả này chúng ta đã loại bỏ bớt những thuộc tính không cần thiết cho nó gọn nhẹ. Giả sử bạn cần viết phép toán ĐSQH để làm việc này, hình thù cú pháp sẽ như sau:
Lấy title và time của các record để đẩy lên thông báo
  • Pi: Ký hiệu của phép chiếu.
  • A1,A2,… (viết tắt của attribute): là tập các thuộc tính cần lấy ra (chiếu).
  • R: Relation.
III. Chọn kết hợp chiếu:Thực tế thì đa phần để lấy được kết quả mong muốn ta sẽ phải vừa chọn vừa chiếu như ví dụ sau: Bạn cần tìm kiếm linh kiện điện tử có giá từ 1 triệu đến 10 triệu, khi đó phép toán DSQH sẽ phải lấy ra các bộ thỏa mãn mức giá trên (chọn), sau đó chỉ lấy tên, giá, số nhận xét (chiếu) và đẩy ra kết quả. Cụ thể nó sẽ có dạng như ảnh minh họa.
Kết hợp chọn và chiếu
Bản chất bài toán trên là thực hiện phép chiếu trên 1 quan hệ ( quan hệ này được tạo ra từ phép chọn).IV. Phép Hợp:Phép hợp eo chang hy phép hợp trong toán chúng ta thường học. Kết quả phép hợp giữa bảng A và Bảng B là quan hệ (R) chứa tập các bộ mà các bộ này có trong A hoặc B. Đồng thời loại bỏ các bộ dữ liệu trùng lặp.
Ví dụ về hợp của bảng A và B
Có vài lưu ý đối với phép hợp cần nhớ:
  • A và B cần có cùng số thuộc tính
  • Miền giá trị các thuộc tính phải tương thích ( bên này kiểu int thì bên kia cũng phải thế)
  • Các dòng duplicate sẽ bị xóa.
V. Phép trừ:A- B ta được quan hệ mới là R chứa các bộ mà có trong A và không có trong B.VI. Phép giao:Tương tự.VII. Phép nhân (Tích descartes)Phép nhân là việc tạo ra quan hệ mới từ 2 quan hệ A,B bằng cách lấy mỗi record của A kết hợp với tất cả record của B để thành những record trong R. Như vậy nếu A có n record, B có m record thì quan hệ kết quả R có m*n record.
Nhân 2 quan hệ
Trong quá trình sử dụng ta ít khi dùng riêng mỗi tích descartes mà nó là phần cơ bản đề mở rộng cho phép join.VIII. Phép kết:Phép kết sử dụng sản phẩm của phép nhân và sàng lọc những dữ liệu “dư thừa” để tạo thành quan hệ mới hữu ích hơn (trong những trường hợp cần thiết) bằng cách thêm vào các điều kiện (thường là điều kiện chứa thuộc tính giữa 2 quan hệ, mà hay sử dụng nhất chính là khóa ngoại).Có nhiều loại kết khác nhau nhưng cơ bản thì chia thành 2 ông lớn: Kết trong và kết ngoài:
  • Kết trong: Lấy ra từ tích descartes và chọn những dòng dữ liệu thỏa mãn điều kiện P.
Các thể loại kết trong
  • Kết ngoài:
- Kết trái: Giống kết trong, sau đó thêm các bộ (record) của quan hệ bên trái chưa có trong quan hệ kết quả, phần dữ liệu còn lại sẽ được để null (lưu ý dữ liệu không được để trống nhé, khi không có dữ liệu đẩy vào ta gọi giá trị lưu là null).
ví dụ về kết trái
- Kết phải: Giống kết trái (đổi lại là thêm vào quan hệ kết quả các bộ của quan hệ bên phải)
Ví dụ kết phải
- Kết toàn phần: Thực hiện kết trái, sau đó làm bước tiếp theo của kết phải (thêm dữ liệu của quan hệ bên phải chưa có trong quan hệ kết quả vào…)
kết toàn phần
- Ngoài ra, trong quá trình làm việc chúng ta sẽ tương tác với các phép toán như: Giao, Trừ, chia. Các hàm tính toán: Gom nhóm (group by), lấy giá trị max (max), đếm số lượng (count), trung bình (avg),…Nhưng về cơ bản thì nắm chắc các phép toán mình nêu trên sẽ giúp bạn có thể giải quyết các bài toán thường gặp cũng như có thể tự đọc thêm về các phép toán còn lại.
Chúc các bạn học tốt.
  • Tiếng Việt
  • English (UK)
  • 中文(台灣)
  • 한국어
  • 日本語
  • Français (France)
  • ภาษาไทย
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Video
  • Địa điểm
  • Trò chơi
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Cửa hàng trên Meta
  • Meta Quest
  • Ray-Ban Meta
  • Meta AI
  • Instagram
  • Threads
  • Chiến dịch gây quỹ
  • Dịch vụ
  • Trung tâm thông tin bỏ phiếu
  • Chính sách quyền riêng tư
  • Trung tâm quyền riêng tư
  • Nhóm
  • Giới thiệu
  • Tạo quảng cáo
  • Tạo Trang
  • Nhà phát triển
  • Tuyển dụng
  • Cookie
  • Lựa chọn quảng cáo
  • Điều khoản
  • Trợ giúp
  • Tải thông tin liên hệ lên & đối tượng không phải người dùng
  • Cài đặt
  • Nhật ký hoạt động
Meta © 2024

Từ khóa » Ví Dụ Phép Chia Trong đại Số Quan Hệ