CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU
Có thể bạn quan tâm
Dược liệu
Tiểu luận dược liệu
- Home
- Sitemap
- Home
- Bào chế
- Dược liệu học
- Dược liệu
- Kiểm nghiệm dược liệu
- Kĩ thuật chiết xuất dược liệu
- Hình ảnh tư liệu
- Cây thuốc, vị thuốc
- Dược liệu
- Vần A
- Vần B
- Vần C
- Vần G
- Vần K
- Vần L
- Vần M
- Vần N
- Vần R
- Vần S
- Vần T
- Vần V
- Vần X
- Thực hành dược liệu
- Tin tức y dược
Đăng bởi Thai Nguyen on Saturday, July 14, 2012 | 9:19 AM
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU
Đánh giá một dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đúng tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh giá thì dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong Dược điển hoặc tiêu chuẩn ngành. Tiêu chuẩn của một dược liệu quy định: Đặc chất, độ tro, độ ẩm. Những tiêu chuẩn đó được đề ra để đảm bảo chất lượng của thuốc và có căn cứ để giao dịch trên thị trường. Có thể sắp xếp các phương pháp đánh giá như sau:1. Cảm quan:
Phương pháp cảm quan nghĩa là dùng các giác quan của chúng ta để đánh giá như nhìn bên ngoài về hình dáng, kích thước, màu sắc; đối với một vài dược liệu thì cần phải bẻ ra để quan sát bên trong. Mùi là đặc điểm của nhiều dược liệu chứa tinh dầu, nhựa. Vị có thể ngọt như cam thảo, cỏ ngọt; chua đối với dược liệu chứa acid hữu cơ; đắng như đối với các dược liệu chứa alkaloid, glycosid; cay như ớt, gừng…2. Sử dụng kính hiển vi:
Phương pháp đánh giá dựa vào kính hiển vi bao gồm soi vi phẩu và soi bột. Đây là phương pháp hay dùng nhất để kiểm nghiệm dược liệu. Trong một vài trường hợp phương pháp này lại có ưu thế hơn phương pháp hóa học Ví dụ để phân biệt các loại tinh bột người ta không thể dựa vào phương pháp hóa học mà phải nhờ vào kính hiển vi. Một vài mảnh lá trúc đào trong dạ dày tử thi được xác định dễ dàng bằng soi vi phẫu hơn là làm phản ứng tìm oleandrosid. Dùng kính hiển vi không chỉ để xác định sự giả mạo mà còn có thể ước lượng tỷ lệ chất giả mạo căn cứ vào số lượng một đặc điểm nào đó của mẫu kiểm nghiệm so sánh với mẫu đối chứng.3. Phương pháp hóa học:
Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định. Các hoạt chất này có thể cho các phản ứng màu đặc trưng, người ta dựa vào đó để định tính và định lượng. Ví dụ các anthranoid thì dựa vào phản ứng Borntraeger, các glycoside tim thì dựa vào các phản ứng của các dẫn chất nitro thơm. Đối với alkaloid thì dựa vào tính kiềm định lượng bằng phương pháp acid - kiềm. Đôi khi người ta lại dựa vào thành phần hóa học không phải là hoạt chất nhưng lại đặc trưng cho dược liệu đó để đánh giá. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong các chương về sau.4. Phương pháp vật lý:
Trong nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới ánh đèn phân tích tử ngoại. Có khi trước khi soi người ta nhỏ thêm trên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid…). Một số cao dược liệu cũng cho màu sắc khác nhau, các hoạt chất cũng vậy, ví dụ aconitin (lơ sáng), berberin (vàng), emetin (đỏ cam). Quinin cho màu xanh lơ trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh đèn tử ngoại.Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh dầu, dầu béo và các hoạt chất:Độ hòa tan: (thường biểu thị như sau: 1g tan trong …ml nước, …ml cồn ethylic, glycerin…)Tỷ trọng: (đặc biệt đối với tinh dầu và dầu béo), ví dụ: tỷ trọng tinh dầu bạc hà ở 200C: 0,890-0,922. Tỷ trọng mật ong ở 200C không dưới 1,38.Góc quay cực riêng: Đối với chất lỏng như tinh dầu, dầu béo thì [α]D25=α/l.d Đối với hoạt chất rắn thì [α]D25= α.100/l.c α: Góc quay cực đo được. l: bề dày lớp chất tính bằng decimet. d: tỷ trọng chất. c: nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch. Đo góc quay cực và tỉ trọng ở cùng một nhiệt độ, ví dụ ở đây là 250C.Chỉ số khúc xạ: (Đặc biệt đối với tinh dầu và dầu béo) Ví dụ: chỉ số khúc xạ của tinh dầu hương nhu trắng ở 200C: 1,510 – 1,528.Nhiệt độ đông đặc: (Đối với tinh dầu và dầu béo) ví dụ: nhiệt độ đông đặc của tinh dầu hồi phải trên +150C.Nhiệt độ nóng chảy: (Đối với sáp ong hoặc các hoạt chất alcaloid, glycosid…) ví dụ nhiệt độ nóng chảy của sáp ong vàng: 62-660C.5. Xác định độ ẩm:
Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định ví dụ Dược điển II tập 3 quy định độ ẩm của lá thanh cao hoa vàng: không quá 13%, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Song song với việc định lượng hoạt chất thì cũng cần phải xác định độ ẩm để qui hàm lượng so với dược liệu khô tuyệt đối.Có thể xác định độ ẩm bằng những cách sau đây:- Sấy trong tủ sấy ở áp suất bình thường.- Sấy trong tủ sấy ở áp suất giảm (có máy hút chân không).- Làm khô trong bình hút ẩm với những chất hút nước mạnh như acid sulfuric đậm đặc, phosphorpentoxid và ở áp suất giảm (có máy hút chân không).Hai cách sau thường được áp dụng với những dược liệu quý dễ bị hỏng bởi nhiệt độ và ta cần thu hồi ví dụ sữa ong chúa, nọc rắn…Đối với dược liệu chứa tinh dầu thì xác định độ ẩm bằng phương pháp cất lôi cuốn đẳng phí, nghĩa là lôi cuốn nước bằng cách cất với một dung môi hữu cơ không trộn lẫn được với nước nhưng lại cho với nước một hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sôi ổn định. Sauk hi ngưng tụ và để nguội, nước được tách ra và đọc thể tích. Dung môi có thể dùng là xylem, toluene.6. Định lượng tro
Tro toàn phần: Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược liệu. Để có thể so sánh được kết quả, cần phải tiến hành trong những điều kiện nhất định. Ví dụ, trong chén nung bằng sứ, đường kinh 35mm, sơ bộ đã đem nung đỏ, để nguội và cân bì, đặt mẫu dược liệu đã cắt hoặc tán nhỏ (1-5gram) đã được cân chính xác. Lúc đầu đốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ để dược liệu cháy hết. Cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ để tránh than không bị thoát ra khỏi miệng chén. Đốt xong cho chén vào lò nung ở nhiệt độ 5000C cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Để tránh các dược liệu hóa gỗ tạo ra than khó đốt cháy, có thể ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại. Sauk hi tro không còn màu đen, người ta để nguội trong bình hút ẩm và đem cân.Tro không tan trong acid hydrochloric: Thêm vào tro toàn phần 5ml HCl 10%. Đậy chén nung bằng một mặt kính đồng hồ và đun cách thủy trong 10 phút. Dùng 5ml nước cất nóng để rửa mặt kính đồng hồ và dùng nước rửa này để pha loãng dung dịch còn lại trong chén. Lọc dung dịch qua giấy lọc không tro, rửa cắn và giấy lọc bằng nước cất nóng cho đến khi nước rửa không còn phản ứng của ion chlorid nữa. Chuyển giấy lọc có cắn vào chén nung ở trên, sấy khô, đốt rồi nung ở nhiệt độ 5000C cho đến khối lượng không đổi. Trừ trường hợp đặc biệt như mộc tặc, tro biểu thị chủ yếu là cát cấu tạo bởi silic oxyd do dược liệu không làm sạch kỹ.Tro sulfat: Tro sulfat là tro còn lại sau khi nhỏ aicd sulfuric lên dược liệu và đem nung. Phương pháp này cho kết quả ổn định hơn phương pháp tro toàn phần vì các carbonat và oxyd được chuyển thành sulfat.7. Phương pháp sắc ký:
Đây là phương pháp rất hữu hiệu áp dụng để định tính, định lượng và chiết tách các thành phần hóa học của dược liệu. Về cơ sở lý thuyết sắc ký, sinh viên đã được học ở môn phân tích. Ở đây chỉ nhắc lại một số loại sắc ký hay áp dụng cho dược liệu: sắc ký cột, sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí.Sắc ký cột: Sắc ký cột bao gồm sắc ký cột cổ điển và sắc ký cột hiện đại hay còn gọi là sắc ký lỏng hiệu năng cao hay sắc ký lỏng cao áp.Trong sắc ký cột cổ điển người ta thường dùng các cột thủy tinh đường kính 1-5cm dài 30-100cm. Hạt nhồi cột đường kính từ 150-300μm. Sauk hi các chất được tách trên pha tĩnh ta có thể lấy từng phần của pha tĩnh có mang chất đem ra chiết lấy từng chất. Nếu các dược chất được tách ra ngoài pha tĩnh thì ta hứng lấy các phân đoạn dịch rửa có hòa tan các chất nhờ một bộ phận góp tự động.Trang bị cho sắc ký cột cổ điển rất đơn giản, không tốn kém nên hiện nay vẫn là phương tiện chủ yếu để tách các thành phần hóa học của dược liệu.Trong sắc ký lỏng cao áp, chất nhồi cột có cỡ hạt 3-10μm. Vì hạt rất nhỏ, dung môi chảy khó nên phải dùng bơm để nén. Sắc ký lỏng cao áp có khả năng tách các chất rất tốt.Dung môi (pha di động) để rửa phải rất tinh khiết. Cần lọc loại vẩn và đuổi hết khí hòa tan bằng siêu âm hoặc đun nóng, khuấy hút hoặc sục khí trơ. Bơm nén phải tạo được áp suất cao 200-500atm. Cột bằng thép không rỉ có đường kính trong 4-10mm, dài 10-30cm. Có loại nhỏ chiều dài 3-10cm, đường kính 1-4mm. Cột thủy tinh chỉ dùng ở áp suất dưới 50atm. Khi dung môi hòa tan chất ra khỏi cột thì đi qua detectơ rồi được ghi trên bộ phận ghi tự động. Có nhiều loại detectơ nhưng loại detectơ hay được dùng là detectơ quang phổ tử ngoại và khả biến.Tùy theo bản chất hiện tượng sắc ký người ta chia ra sắc ký hấp phụ, sắc ký phân bố, sắc ký trao đổi ion, sắc ký trên gel.Trong sắc ký hấp phụ, nhôm oxyd, silicagel hay được sử dụng. Trong qua trình khai triển hoặc rửa giải thì các chất càng phân cực càng bị lưu giữ mạnh. Về pha động ta có thể sử dụng các dung môi với độ phân cực tăng dần:Dung môi | εo |
Ether dầu | 0,01 |
Hexan | 0,01 |
Heptan | 0,01 |
Cyclo | 0,04 |
Carbon tetrachlorid | 0,18 |
Ether isopropylic | 0,28 |
Toluen | 0,29 |
Benzen | 0,32 |
Ether ethylic | 0,38 |
Chloroform | 0,40 |
Methylen chlorid | 0,42 |
Dichlor ethan | 0,49 |
Aceton | 0,56 |
Dioxan | 0,56 |
Butanol | 0,56 |
Ethyl acetat | 0,58 |
Acetonitril | 0,65 |
Pyridin | 0,71 |
Dimethylsulfoxid | 0,75 |
Alcol isopropylic | 0,82 |
Alcol ethylic | 0,88 |
Alcol methylic | 0,95 |
Bài viết cùng chuyên mục
Nếu bạn thấy vài viết này có ích đăng ký, để nhận tin mới từ chúng tôi.
Đọc tin RSS
Chuyên mục: ĐẠI CƯƠNG, DƯỢC LIỆU HỌC0 nhận xét:
Post a Comment
« Trang trước Trang sau » HomeBài viết ngẫu nhiên
Support : Hotline: 0972.874.772 | Dược liệu | Free logos design| Free Vectors Copyright © 2013. Dược liệu - All Rights Reserved Thiết kế bởiTNT Chia sẻ Thái Nguyễn Nền tảng phát triển BloggerTừ khóa » Cách Tính độ ẩm Của Dược Liệu
-
5. Xác định độ ẩm Trong Dược Liệu
-
Các Cách đo độ ẩm Cho Dược Liệu
-
Xác định độ ẩm Trong Duợc Liệu - Hội Bác Sỹ
-
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU, NHẬN THỨC BỘT ... - Issuu
-
XÁC ĐINH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU - 123doc
-
XÁC ĐINH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU - Tài Liệu Text - 123doc
-
Xác định độ ẩm Trong Dược Phẩm - Pacific LAB
-
Độ ẩm An Toàn Của Dược Liệu - Hướng Dẫn Bảo Quản ... - Top Pack
-
Bài Giảng Kỹ Thuật Thu Hái, Chế Biến, Phơi Sấy Và Bảo Quản Dược Liệu
-
Xác định Tiêu Chuẩn Của Dược Liệu
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Về Độ ẩm Và Hàm Lượng Nước - Mettler Toledo
-
Các Kỹ Thuật Xác định độ ẩm, Hàm Lượng Nước Và Mất Khối Lượng Do ...
-
Độ ẩm An Toàn Của Dược Liệu - Yêu Tố ảnh Hưởng đến Quá Trình Bảo ...
-
Đánh Giá Dược Liệu Bằng Phương Pháp Hóa Học, Vật Lý , Xác định độ ...